Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 11 cánh diều
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Nhật Bản nằm ở khu vực nào?
A. Đông Bắc Á. B. Tây Nam Á. C. Đông Nam Á. D. Bắc Á.
Câu 2: Năm 2020, số dân của Nhật Bản là:
A. 126,1 triệu người. B. 126, 2 triệu người.
C. 126, 3 triệu người. D. 126, 4 triệu người.
Câu 3: Rừng lá kim của Nhật Bản chủ yếu phân bố ở đảo nào?
A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su.
C. Kiu-xiu. D. Xi-cô-cư.
Câu 4: Từ sau năm 1968, kinh tế Nhật Bản:
A. bị suy sụp nghiêm trọng.
B. vươn lên đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ
C. tăng trưởng và phát triển chậm
D. được đầu tư phát triển mạnh.
Câu 5: Tại sao công nghiệp của Nhật Bản nằm dọc bờ biển hoặc gần các vịnh lớn?
A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.
B. Tiện cho việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm tới các nước.
C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.
D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.
Câu 6: Ngành chăn nuôi bò, đặc biệt là bò sữa chủ yếu tập trung ở đâu?
A. Hôn-su. B. Kiu-xiu. C. Xi-cô-cư. D. Hô-cai-đô.
Câu 7: Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?
A. Đông Bắc Á. B. Tây Nam Á. C. Đông Á. D. Đông Nam Á.
Câu 8: Nhận định nào dưới đây không đúng về đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc?
A. Địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa màu mỡ.
B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
C. Là nơi bắt nguồn của các sông lớn.
D. Khoáng sản kim loại màu là chủ yếu.
Câu 9: Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?
A. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.
B. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.
C. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.
D. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a.
Câu 10: Biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác định có chiều dài là:
A. 128l km. B. 1376 km. C. 1500 km. D. 1700 km.
Câu 11: Trung Quốc là nền kinh tế có quy mô:
A. Lớn nhất thế giới. B. Lớn thứ hai thế giới.
C. Lớn thứ ba thế giới. D. Nhỏ nhất thế giới.
Câu 12: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của:
A. Công cuộc đại nhảy vọt.
B. Cách mạng văn hóa và các kế hoạch 5 năm.
C. Công cuộc hiện đại hóa.
D. Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.
Câu 13: Ngành trồng trọt Trung Quốc phát triển mạnh ở:
A. vùng núi. B. đồng bằng. C. thảo nguyên. D. hoang mạc.
Câu 14: Cộng Hòa Nam Phi là vùng đất cuối cùng ở phía nào châu Phi?
A. Phía Bắc. B. Phía Nam. C. Phía Tây. D. Phía Đông.
Câu 15: Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn tập trung chủ yếu ở vùng nào của Cộng hòa Nam Phi?
A. Vùng biển.
B. Vùng cao nguyên.
C. Vùng hoang mạc và bán hoang mạc.
D. Vùng duyên hải đông nam.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Vị trí địa lý của Cộng hòa Nam Phi mang lại nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế. Nằm ở cực nam châu Phi, quốc gia này có đường bờ biển dài, thuận lợi cho giao thương hàng hải và phát triển các cảng biển lớn. Ngoài ra, Nam Phi nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, giúp thúc đẩy thương mại và kết nối với nhiều thị trường trên thế giới. Vị trí địa lý cũng tạo điều kiện cho ngành khai khoáng phát triển mạnh nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, góp phần quan trọng vào nền kinh tế quốc gia.
a) Nằm ở “đầu mũi châu Phi”, thuận lợi cho việc giao thương quốc tế.
b) Tiếp giáp với nhiều quốc gia ở châu Phi, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế, văn hóa.
c) Có đường bờ biển dài, tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí.
d) Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Câu 2: Nam Phi là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Phi (sau Ni-giê-ri-a và Ai Cập). Các ngành kinh tế chủ đạo gồm khai khoáng, vận tải, du lịch, nông nghiệp. Khi thảo luận về tình hình phát triển kinh tế của Nam Phi, các bạn học sinh đưa ra một số ý kiến như sau:
a) Cộng hoà Nam Phi tiến hành công nghiệp hóa khá muộn (từ những năm 80 của thế kỉ XX).
b) Tốc độ tăng trưởng GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2005 - 2020.
c) Là một trong các nền kinh tế lớn ở châu Phi, GDP của Cộng hoà Nam Phi đạt 336,4 tỉ USD (2020).
d) Trong nhiều thập niên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................