Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 11 cánh diều
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Nhật Bản giáp với đại dương nào ở phía đông và phía nam?
A. Đại Tây Dương. B. Bắc Băng Dương.
C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.
Câu 2: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của đa số các sống ở Nhật Bản?
A. Ngắn. B. Dốc.
C. Lưu lượng nước nhỏ. D. Tốc độ chảy lớn.
Câu 3: Quốc gia nào sau đây không gần Nhật Bản trong lục địa?
A. Liên bang Nga. B. Trung Quốc.
C. Hàn Quốc. D. Thổ Nhĩ Kỳ.
Câu 4: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ phát triển mạnh loại hình giao thông vận tải nào?
A. Đường ống. B. Đường sắt.
C. Đường ô tô. D. Đường biển.
Câu 5: Ngành nào có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của Nhật Bản?
A. Dịch vụ. B. Nông nghiệp.
C. Công nghiệp. D. Lâm nghiệp.
Câu 6: Ngành dịch vụ thu hút bao nhiêu % lực lượng lao động của Nhật Bản vào năm 2020?
A. 72,3% B. 72,5% C. 72,7% D. 72,9%
Câu 7: Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Nhật Bản?
A. Chiếm tỉ trọng GDP lớn.
B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.
C. Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới về thương mại.
D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.
Câu 8: Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?
A. Việt Nam. B. Lào. C. Mi-an-ma. D. Thái Lan.
Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do:
A. Tiến hành chính sách dân số rất triệt để (Chính sách Một con).
B. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.
C. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế.
D. Tâm lý không muốn sinh nhiều con của người dân.
Câu 10: Tỉ lệ dân thành thị ở Trung Quốc là bao nhiêu vào năm 2020?
A. 60%. B. 61%. C. 62%. D. 63%.
Câu 11: Cây trồng nào chiếm vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt ở Trung Quốc?
A. Cây công nghiệp. B. Cây lương thực.
C. Cây ăn quả. D. Cây thực phẩm.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc?
A. Cây lương thực có sản lượng đứng đầu thế giới.
B. Ngành trồng trọt chiếm ưu thế.
C. Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam có thế mạnh về lúa mì, ngô, chè.
D. Cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng.
Câu 13: Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc là:
A. Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu, Thiên Tân
B. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương.
C. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Nam Kinh, Phúc Châu.
D. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Lan Châu, Thành Đô.
Câu 14: Cộng Hòa Nam Phi là vùng đất cuối cùng ở phía nào châu Phi?
A. Phía Bắc. B. Phía Nam. C. Phía Tây. D. Phía Đông.
Câu 15: Cộng Hòa Nam Phi có mấy thủ đô?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa và nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Từ năm 1945-1950, nước Nhật bước vào thời kỳ phục hồi kinh tế, nền kinh tế phát triển chậm chạp và phụ thuộc vào kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, chỉ từ những năm 70 trở đi, kinh tế nước này phát triển mạnh mẽ. Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới.
Dưới đây là một số yếu tố chính góp phần vào sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản sau Thế chiến II:
a) Sự hỗ trợ tài chính từ Hoa Kỳ thông qua Kế hoạch Marshall.
b) Sự đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục và công nghệ cao.
c) Xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng sang các nước châu Á.
d) Việc giảm thuế cho các công ty xuất khẩu.
Câu 2: “Kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam (1992), Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam. Tính từ năm 1992 đến nay, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt 1.542 tỷ Yên (gần 17 tỷ USD), chiếm khoảng 30% tổng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết với Việt Nam. Tính lũy kế đến năm 2015, Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 2.600 tỷ Yên, chiếm trên 40% tổng nguồn vốn ODA của Việt Nam. Các chương trình viện trợ của Nhật Bản nhằm vào 5 lĩnh vực chính: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường.”
(Nguồn: Tạp chí Công thương)
a) ODA của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp nặng và quốc phòng.
b) Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam từ năm 1992, với tổng viện trợ khoảng 2.600 tỷ Yên vào năm 2015.
c) Nhật Bản chỉ mới trở thành nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam sau năm 2015, khi tăng cường các chương trình hợp tác song phương.
d) ODA của Nhật Bản tập trung vào 5 lĩnh vực chính, gồm hạ tầng, nông nghiệp, giáo dục, y tế và môi trường.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................