Đáp án Địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 2: Đặc điểm địa hình
File đáp án Địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 2: Đặc điểm địa hình.Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án địa lí 8 chân trời sáng tạo
BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNHMỞ ĐẦU
Địa hình Việt Nam có sự đa dạng từ đồi núi đến đồng bằng với nhiều sự khác biệt về hình thái, tạo nên những khu vực địa hình khác nhau. Hãy nêu một số dạng địa hình chính của nước ta.
Trả lời:
Một số dạng địa hình của nước ta: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng,...
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH
CH: Dựa vào các hình 2.1, 2.2, 2.3 và thông tin trong bài, em hãy trình bày một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.
Trả lời:
Địa hình Việt Nam chiếm phần lớn là đồi núi:
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ: đồi núi thấp có độ cao dưới 1 000 m chiếm 85% diện tích; các miền núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước. Ở nhiều vùng, núi lấn ra sát biển hoặc bị nước biển nhấn chìm tạo thành các đảo ven bờ.
- Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền, bao gồm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
- a) Địa hình đồi núi
CH: Dựa vào hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm của các khu vực địa hình đồi núi.
Trả lời:
Địa hình đồi núi nước ta chia thành 4 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
- Khu vực Đông Bắc: Nằm ở tả ngạn sông Hồng, chủ yếu là đổi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo.
- Khu vực Tây Bắc: Từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả, địa hình cao nhất nước ta, với các dãy núi lớn có hướng tây bắc — đông nam như Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Định, Pu Sam Sao.
- Khu vực Trường Sơn Bắc: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, là vùng núi thấp, hướng tây bác - đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹpvà dốc hơn so với sườn phía tây.
- Khu vực Trường Sơn Nam: từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ, gồm các dãy núi nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng.
- b) Địa hình đồng bằng
CH: Xác định vị trí các khu vực địa hình đồng bằng.
Trả lời:
CH: Trình bày đặc điểm của các khu vực địa hình đồng bằng.
Trả lời:
Địa hình đồng bằng ở nước ta được chia thành hai loại là đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
- Đồng bằng châu thổ: điển hình nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng
sông Cửu Long.
- Đồng bằng sông Hồng: rộng khoảng 15 000 km3, do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Ở phía bắc của đồng bằng còn nhiều đồi, núi sót và ở phía nam có nhiều ô trũng.
- Đồng bằng sông Cửu Long: có diện tích khoảng 40 000 km3, do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp. Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều.
- Đồng bằng ven biển miền Trung: có tổng diện tích khoảng 15 000 km2, được hình thành từ phù sa sông hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển. Dải đồng bằng này kéo dài từ Thanh Hoá đến Bình Thuận với nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp.
- c) Địa hình bờ biển và thềm lục địa
CH: Dựa vào hình 2.2, hình 2.5 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm địa hình bờ biển và thêm lục địa của nước ta.
Trả lời:
Địa hình bờ biển ở nước ta khá đa dạng:
- Các đồng bằng châu thổ, các bãi triểu; một số nơi đổi núi lan ra sát biển làm cho đường bờ biển khúc khuỷu với các mũi đá, bán đảo, vũng vịnh sâu,...
- Ven biển Trung Bộ xuất hiện kiểu địa hình cồn cát, đầm, phá nhiều bãi biển đẹp.
- Thềm lục địa: mở rộng ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển phía nam và tây nam, thu hẹp ở miền Trung.
LUYỆN TẬP
CH: Hãy hoàn thành bảng thông tin về các khu vực địa hình đồi núi theo bảng gợi ý dưới đây:
Khu vực | Phạm vi | Đặc điểm hình thái |
Tây Bắc | ||
Đông Bắc | ||
Trường Sơn Bắc | ||
Trường Sơn Nam |
Trả lời:
Khu vực | Phạm vi | Đặc điểm hình thái |
Tây Bắc | Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả | Hướng núi: Tây Bắc – Đông Nam như Hoàng Liên Sơn, Phu Đen Định, Pu Sam Sao. Có độ cao đồ sộ nhất Việt Nam |
Đông Bắc | Tả ngạn sông Hồng | Chủ yếu là đổi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo. |
Trường Sơn Bắc | Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã | Là vùng núi thấp, hướng tây bác - đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹpvà dốc hơn so với sườn phía tây. |
Trường Sơn Nam | Từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ | Gồm các dãy núi nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng. |
CH: So sánh đặc điểm địa hình của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời:
- Giống nhau: Đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. đất đai màu mỡ.
- Khác nhau:
- Đồng bằng sông Hồng: Cao rìa phía Tây – Tây Bắc, thấp dần phía Đông, bị chia cắt thành nhiều ô. Có diện tích 15.000km2.
- Đồng bằng sông Cửu Long: Thấp, bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Có diện tích hơn 40.000 km2.
VẬN DỤNG
CH: Hãy thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Viết một báo cáo ngắn để mô tả những đặc điểm chủ yếu của địa hình nơi em sinh sống.
Nhiệm vụ 2: Thu thập thông tin và hình ảnh về tác động của con người đã làm thay đổi địa hình ở địa phương em.
Trả lời:
Nhiệm vụ 1: Đồng bằng sông Cửu Long (thuộc khu vực Tây Nam Bộ) là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hàng năm bởi hệ thống sông Mê Kông.
Vùng cực nam của Việt Nam là một đồng bằng trải dài về phía đông nam đến đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn. Hầu như toàn bộ khu vực nằm gần mực nước biển, nhưng có các mỏm đá vôi nổi lên trong và xung quanh Hà Tiên, gần biên giới với Campuchia và các đảo đá vôi gần bờ biển. Xa hơn trong Vịnh Thái Lan, Phú Quốc là một hòn đảo đá granit lớn với một khu vực rừng núi ở phía bắc.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích rộng lớn hơn, khoảng 40 nghìn km, địa hình cũng thấp và bằng phẳng hơn. Ở khu vực đồng bằng này không có đê nhưng lại có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy và các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; vào mùa lũ, dòng nước ngập trên diện tích rộng, còn vào mùa cạn, nước triều lấn rất mạnh. Với gần 2/3 diện tích của đồng bằng là đất mặn, đất phèn nên đồng bằng hình thành các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên…. là những nơi chưa được bồi đắp xong.
Nhiệm vụ 2:
- Con người đào kênh mương, đắp đê làm địa hình đồng bằng thay đổi.
- Khai thác đất sét, đá vôi, than đá và các loại khoáng sản khác làm mất các ngọn núi, quả đồi ⟹ địa hình bị san bằng (ví dụ các núi đá vôi ở Thanh Hóa, Ninh Bình, Quảng Ninh bị khai thác sản xuất xi măng)
- Lấn biển làm mất địa hình bờ biển tự nhiên (Ven biển Hạ Long - Quảng Ninh).
- Việc phá rừng làm cho quá trình bóc mòn ở đồi núi tăng.
=> Giáo án Địa lí 8 chân trời bài 2: Đặc điểm địa hình