Đáp án Địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 1: Đặc điểm địa lý và phạm vi lãnh thổ
File đáp án Địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 1: Đặc điểm địa lý và phạm vi lãnh thổ.Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án địa lí 8 chân trời sáng tạo
BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔMỞ ĐẦU
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Việt Nam có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành các đặc điểm địa lí tự nhiên của nước ta. Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí và ảnh hưởng đối với sự hình thành các đặc điểm tự nhiên Việt Nam.
Trả lời:
Ví dụ:
- Lãnh thổ nước ta trải dài, hẹp ngang => Khí hậu có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam
- Địa hình chiếm 3/4 là đồi núi => Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao
- Vị trí giáp biển khiến thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
- a) Phạm vi lãnh thổ
CH: Dựa vào hình 1.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết những đặc điểm nổi bật về phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Trả lời:
- Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất: có diện tích 331 212 km2, bao gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo; Biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia; Đường bờ biển dài khoảng 3 260 km, từ thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đến thành phố Hà Tiên (Kiên Giang).
- Vùng biển của nước ta ở Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, gồm 5 bộ phận: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Vùng trời: khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta. Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo.
- b) Vị trí địa lí
CH: Dựa vào hình 1.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí nước ta.
Trả lời:
- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
- Phần đất liền Việt Nam có vị trí: theo chiếu bắc - nam từ 23°23“B đến 8°34'B, theo chiều đông - tây từ 109°24'Ð đến 102°09“Ð; tiếp giáp với 3 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Vùng biển kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50'B và từ khoảng kinh độ 101°Ð đến trên 117°52’Ð tại Biển Đông.
- Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa; nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
2. ẢNH HƯỞNG ĐẾN VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
CH: Dựa vào hình 1.3, hình 1.4 và thông tin trong bài, em hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên nước ta.
Trả lời:
Vị trí địa lí quy định kiểu khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và phân hoá đa dạng:
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển:
- Khí hậu: Có 2 mùa rõ rệt do nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc.
- Sinh vật và đất: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit.
- Là nơi hội tụ của nhiều luồng động, thực vật => Thành phần loài sinh vật phong phú.
- Khoáng sản: nằm ở nơi giao thoa của 2 vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải => Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
- Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, các dòng biển di chuyển theo mùa, sinh vật biển phong phú, đa dạng.
- Thiên nhiên phân hóa đa dạng:
- Khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây.
- Phân hóa khí hậu => Phân hóa sinh vật và đất.
LUYỆN TẬP
CH: Dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy xác định:
- Vị trí các điểm cực (gồm toạ độ, địa danh) trên đất liền của nước ta.
- Một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển.
Trả lời:
Điểm cực | Địa danh | Vĩ độ | Kinh độ |
Bắc | Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang | 23°23’B | 105°20’Đ |
Nam | Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiền, tỉnh Cà Mau | 8°34’B | 104°40’Đ |
Tây | Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên | 22°22’B | 102°09’Đ |
Đông | Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa | 12°40’B | 109°24’Đ |
CH: Giải thích vì sao thiên nhiên nước ta có nhiều đặc điểm khác với một số nước cùng vĩ độ ở Tây Á.
Trả lời:
Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Bắc Phi là nhờ thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc biệt là do tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt, ẩm dồi dào, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế, thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống, khác hẳn với thiên nhiên một số nước.
VẬN DỤNG
CH: Sưu tầm thông tin về một số cột mốc biên giới quốc gia của nước ta và chia sẻ với các bạn.
Trả lời:
- Thông tin về Cột mốc A Pa Chải
- Cột mốc A Pa Chải là điểm cực Tây Tổ Quốc - nơi đây cũng được gọi là ngã ba biên giới vì là cửa ngõ của 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào.
- Cột mốc A Pa Chải thuộc địa phận huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có phía Tây Bắc giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Tây Nam giáp với Lào.
- Cột mốc A Pa Chải được mệnh danh là “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy”
- Thông tin về Cột mốc 1378:
- Nếu cột mốc số A Pa Chải là khởi đầu của đường biên giới Việt - Trung thì cột mốc số 1378 chính là cột mốc cuối cùng.
- Cột mốc 1378 có vị trí đặc biệt khi nằm ở cửa sông Bắc Luân trên hòn Dậu Gót, trong cụm đảo nhỏ thuộc mũi Sa Vĩ thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Thông tin về Cột mốc 428: nằm cách cột cờ Lũng Cũ chừng 4 - 5 km về phía Bắc, cột mốc 428 chính là điểm đánh dấu phần lãnh thổ Việt Nam với nước bạn Trung Quốc. Đây chính là nơi con sông Nho Quế bắt đầu dòng chảy vào đất Việt thuộc địa phận bản Xéo Lủng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Thông tin về Cột mốc 79:
- Cột mốc 79 là cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam, nằm ở xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, Lai Châu.
- Cột mốc được cắm vào ngày 24/10/2004 ở cao độ gần 3.000 m, trên vùng yên ngựa của đỉnh núi Phàn Liên San.
- Mốc giới số 79 là mốc đơn loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi, tọa độ địa lý 22°4514.145” N 103°2608.476” E. “Nóc nhà biên cương” này nằm ở khu vực được xem là hiểm trở nhất trên đường biên giới Việt - Trung, giữ nhiệm vụ phân chia biên giới ở tỉnh Lai Châu, Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
- Để tới được đây, bạn cần có giấy phép của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu và trình báo với đồn biên phòng Vàng Ma Chải.