Đáp án Địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước
File đáp án Địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước.Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án địa lí 8 chân trời sáng tạo
BÀI 10: VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚCMỞ ĐẦU
Khí hậu và nước là những nguồn tài nguyên có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống, vì vậy phải được khai thác và sử dụng hợp lí. Hãy nêu một số vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với các hoạt động kinh tế của nước ta.
Trả lời:
- Một số vai trò của tài nguyên khí hậu với phát triển kinh tế:
- Khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với sản phẩm đa dạng, phong phú, có giá trị kinh tế cao.
- Khí hậu ảnh hưởng đến việc tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch.
- Một số vai trò của tài nguyên nước với phát triển kinh tế:
- Cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành: thủy điện; giao thông đường thủy; du lịch; khai thác và nuôi trồng thủy sản
1. VAI TRÒ CỦA KHÍ HẬU
- a) Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp
CH: Dựa vào hình 10.1, hình 10.2 và thông tin trong bài, em hãy phân tích những ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp nước ta.
Trả lời:
Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp:
- Tích cực:
- Tính chất nhiệt đới tạo nên một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.
- Lượng nhiệt, ẩm dồi dào => thuận lợi để cây trồng, vật nuôi phát triển =>tăng vụ, tăng năng suất.
- Sự phân hóa khí hậu => sự đa dạng sản phẩm nông nghiệp.
- Phát triển các cây trồng, vật nuôi cận nhiệt và ôn đới do chịu tác động của gió mùa và sự phân hóa khí hậu theo đai cao.
- Hạn chế:
- Nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán, sương muối,...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
- Môi trường nóng ẩm => sâu, bệnh phát triển.
- b) Vai trò của khí hậu đối với phát triển du lịch
CH: Dựa vào hình 10.3 và thông tin trong bài, em hãy phân tích vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.
Trả lời:
Ở khu vực đồi núi, sự phân hoá của khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá,... Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lãm Đồng),...
Ví dụ:
- Sa Pa (Lào Cai): nằm ở độ cao khoảng 1 500 m so với mực nước biển, trên sườn đông của dãy Hoàng Liên Sơn — thuộc vùng núi cao Tây Bắc.
- Tài nguyên khí hậu: khí hậu Sa Pa ôn hoà, mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 15,3 độ C, số giờ nắng > 1 400 giờ/năm. Mùa hè mát mẻ, mùa đông có nhiều ngày rét đậm, có thể có tuyết rơi.
=> Phù hợp để khai thác các hình thức du lịch trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng,...
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở LƯU VỰC SÔNG
CH: Dựa vào hình 10.4 và thông tin trong bài, em hãy lấy ví dụ chứng minh tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông.
Trả lời:
Ví dụ:
- Ở lưu vực sông Hồng có các hồ chứa nước được xây dựng với nhiều mục đích: phát triển thuỷ điện, giao thông đường thuỷ, du lịch, cung cấp nước cho sản xuất (trồng trọt, nuôi trồng và đánh bát thuỷ sản,...) và sinh hoạt,... Các hồ chứa nước này góp phần quan trọng vào việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Hồng, đồng thời bảo vệ tài nguyên nước trước nguy cơ suy giảm về chất lượng và số lượng.
- Ở lưu vực sông Cửu Long (sông Mê Công) có tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô; cùng với tác động của biến đối khí hậu, mực nước biển dàng càng khiến xâm nhập mặn, hạn hán diễn ra trắm trọng hơn. Để khắc phục tình trạng đó, cần đấy mạnh việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Cửu Long thông qua biện pháp cải tạo, mở rộng hệ thống kênh rạch vừa góp phần đảm bảo nước cho sinh hoạt và sản xuất (trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản,..), vừa phòng chống thiên tai (lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn).
LUYỆN TẬP
CH: Nêu ví dụ về ảnh hưởng của một loại thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
Trả lời:
Ở Việt Nam hiện tượng hạn hán có thể xảy ra ở vùng này hay vùng khác với mức độ và thời gian khác nhau, song thiệt hại mà nó gây ra là rất to lớn. Bởi thế hạn hạn được xếp vào loại thiên tai đứng thứ ba chỉ sau lũ lụt và bão.
Một số tác động của hạn hán:
- Tác động mạnh đến môi trường như huỷ hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, xói lở đất… Các tác động này có thể kéo dài và khó khôi phục được.
- Tình trạng khô hạn cũng ảnh hưởng sâu sắc đối với ngành sản xuất nông nghiệp. Điển hình, hạn hán khiến nhiều diện tích sản xuất thiếu nước nghiêm trọng làm giảm diện tích gieo trồng, giảm năng suất cây trồng và giảm sản lượng cây trồng mà chủ yếu là sản lượng cây lương thực.
- Tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp.
- Tăng giá thành và giá cả các lương thực. Giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi. Đối với các nhà máy thuỷ điện cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành để phát điện và điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
CH: Lập sơ đồ về ảnh hưởng của khí hậu đối với việc phát triển du lịch tại một điểm cụ thể nêu ở hình 10.3.
Trả lời:
VẬN DỤNG
CH: Thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1. Em hãy đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về đặc trưng khí hậu của một địa điểm du lịch mà em biết.
Nhiệm vụ 2. Em hãy sưu tầm thông tin và viết một đoạn văn ngăn về thực trạng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông cụ thể.
Trả lời:
Nhiệm vụ 2:
Lưu vực sông Hồng - Thái Bình
Lưu vực sông Hồng - Thái Bình là một lưu vực sông liên quốc gia chảy qua 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Lào với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 169.000km2, trong đó, phần lưu vực nằm ở Việt Nam là lớn nhất, với hơn 50%. Đây là lưu vực sông lớn nhất cả nước chảy qua 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với hơn 30 triệu người dân đang sinh sống.
Hệ thống sông Hồng - Thái Bình đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, như: phân bố nguồn nước không đều giữa mùa khô và mùa mưa, ô nhiễm nước dẫn đến chất lượng nước không bảo đảm, ảnh hưởng của các hồ chứa ở thượng lưu tác động đến bồi xói lòng, bờ bãi sông, bồi xói cửa sông và xâm nhập mặn vùng cửa sông, sự cạnh tranh trong sử dụng nước giữa các ngành, đặc biệt là giữa phát điện và sản xuất nông nghiệp…
Theo các chuyên gia, để đảm bảo các mục tiêu quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình đến năm 2030, một số chỉ tiêu cơ bản cần đạt được bao gồm: 60% vị trí duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông được giám sát tự động, trực tuyến và 40% còn lại được giám sát định kỳ; 100% nguồn nước liên tỉnh được công bố khả năng tiếp nhận nước thải, 100% công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước được giám sát vận hành và kết nối theo quy định; 100% hồ, ao có chức năng điều hòa, có giá trị đa đa dạng sinh học cao được công bố; 70% nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và có cắm mốc.
Quy hoạch cũng chỉ rõ các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng phát triển tài nguyên nước thuộc quy mô cấp phép ở Trung ương và mạng giám sát tài nguyên nước, giám sát quy hoạch. Bên cạnh đó, quy hoạch đưa ra dự báo nhu cầu nước theo lưu vực và phân bổ cụ thể cho các ngành sử dụng.
=> Giáo án Địa lí 8 chân trời bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước