Đáp án Địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 4: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản
File đáp án Địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 4: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án địa lí 8 chân trời sáng tạo
BÀI 4: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN, SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢNMỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển lãnh thổ lâu đời và vị trí nằm ở nơi giao thoa của 2 vành đai sinh khoáng lớn trên Trái Đất giúp cho Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào. Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật cùng những giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản của nước ta.
Trả lời:
- Đặc điểm của tài nguyên khoáng sản của Việt Nam:
- Tài nguyên khoáng sản nước ta khá đa dạng, phong phú
- Phần lớn các mỏ khoáng sản có quy mô trung bình và nhỏ
- Khoáng sản phân bố tương đối rộng
- Giải pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên khoáng sản:
- Thực hiện nghiêm luật khoáng sản.
- Áp dụng các biện pháp quản lí chặt chẽ và các biện pháp về công nghệ trong việc thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản.
- Tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân,..
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Dựa vào hình 4.1, kiến thức đã học và thông tin trong bài, em hãy:
CH: Trình bày những đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản nước ta.
Trả lời:
Những đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản nước ta:
- Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú
- Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ
- Khoáng sản phân bố tương đối rộng
CH: Giải thích tại sao tài nguyên khoáng sản nước ta có những đặc điểm đó.
Trả lời:
- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng do nằm ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng và có lịch sử phát triển địa chất lâu dài, phức tạp.
- Phần lớn các mỏ có trữ lượng trung bình và nhỏ.
- Các mỏ nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gáy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xảm nhập hoặc phun trào, như vùng nủi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...
- Các mỏ ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biến nông, vùng bờ biến hoặc các vùng trùng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,....
- Khoáng sản phân bố rộng khắp trong cả nước: than đá tập trung nhiều ở vùng Đông Bắc; than nâu ở đồng bằng sông Hồng; dầu mỏ, khí tự nhiên được tích tụ trong các bể trầm tích vùng thềm lục địa,...
2. SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
CH: Phân tích hiện trạng khai tác tài nguyên khoáng sản
Trả lời:
Tài nguyên khoáng sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế - xã hội của đất nước, tuy nhiên, nhiều loại khoáng sản của nước ta vẫn chưa được thăm dò, đánh giá đầy đủ tiểm năng và giá trị; một số loại chưa được khai thác, sử dụng hợp lí và hiệu quả, vẫn còn tình trạng khai thác quá mức.
Công nghệ khai thác một số loại khoáng sản chưa tiên tiến, gây lãng phí tài nguyên và những hệ quả như xói mòn, trượt đất, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước, hủy hoại môi trường.
CH: Nêu biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản nước ta.
Trả lời:
Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản:
- Thực hiện nghiêm Luật Khoáng sản Việt Nam.
- Áp dụng các biện pháp quản lí chặt chẽ việc thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản; tăng cường trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản.
- Áp dụng các biện pháp về công nghệ như: sử dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác và chế biến khoáng sản; tăng cường nghiên cứu, sử dụng các nguồn vật liệu thay thế, tài nguyên năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió,...)
LUYỆN TẬP
CH: Hoàn thành sơ đồ thể hiện các đặc điểm chung về tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo gợi ý dưới đây:
Trả lời:
CH: Lấy ví dụ chứng minh khai thác khoáng sản có ảnh hưởng đến môi trường ở nước ta.
Trả lời:
Khai thác khoáng sản có ảnh hưởng đến môi trường ở nước ta:
- Theo báo cáo của Bộ TN&MT, gần đây tình trạng khai thác trái phép cát, sỏi dọc theo sông Hồng sử dụng tàu cuốc, xe múc, máy nổ làm huỷ hoại môi trường sinh thái, làm sạt lở đất, làm biến đổi dòng chảy sông, và thay đổi chất lượng nước sông.
- Hoạt động khai thác mỏ than lộ thiên, do phải bốc xúc một lượng đất đá thải khá lớn, đất đá bị đào xới. Các đồng ruộng, khe suối phía dưới các bãi thải bị bồi lấp do sạt lở, xói mòn khi mưa lũ.
- Trong khai thác vàng, ngay tại các mỏ vàng đã được cấp phép, đa số các nhà máy không có hệ thống xử lý nước thải, tình trạng nước thải chưa qua xử lý chứa các loại hóa chất độc hại như xianua, thủy ngân đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước.
VẬN DỤNG
CH: Hãy sưu tầm thông tin để viết báo cáo ngắn về một loại khoáng sản của nước ta và chia sẻ với các bạn.
Trả lời:
Gợi ý:
Việt Nam được coi là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với hơn 5000 điểm mỏ của 60 loại khoáng sản. Trong đó, một số loại có trữ lượng quan trọng như bô xít (672,1 triệu tấn), apatit (0,778 triệu tấn), titan (15,71 triệu tấn), than (3.520 triệu tấn), đất hiếm (1,1 triệu tấn) và đá granit (15 tỷ m3). Trữ lượng dầu mỏ ước tính khoảng 6 tỷ tấn và khí đốt khoảng 4.000 tỷ m3, phân bố chủ yếu ở vùng trầm tích từ Nam đến Bắc.
- Than khoáng:
- Than biến chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn.
- Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Urani: Ở Việt Nam đã phát hiện nhiều tụ khoáng urani ở Đông Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổng tài nguyên urani ở Việt Nam được dự báo trên 218.000 tấn U308 có thể là nguồn nguyên liệu khoáng cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.
- Đất hiếm: tập trung chủ yếu ở Tây Bắc Bộ với tổng tài nguyên trữ lượng đạt gần 10 triệu tấn đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc (36 triệu tấn) và Mỹ (13 triệu tấn). Quặng đất hiếm ở Việt Nam chưa được khai thác sử dụng.