Đáp án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời bản 2 Chủ đề 4: Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình

File đáp án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2 Chủ đề 4. Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2

CHỦ ĐỀ 4. GÓP PHẦN CHĂM LO HẠNH PHÚC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH

Hoạt động 1: Chung tay xây dựng gia đình hạnh phúc

  1. Chia sẻ về những biểu hiện của gia đình hạnh phúc.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Các thành viên trong gia đình đoàn kết, gắn bó với nhau
  • Sự chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống.
  • Không gian ấm cúng và hòa đồng trong những hoạt động gia đình.
  • Sự tôn trọng những quyết định và hiểu biết lẫn nhau.
  • Sự hài lòng và hạnh phúc chung trong cuộc sống hàng ngày.
  • Bầu không khí trong gia đình luôn vui vẻ, thoải mái.
  • Các thành viên biết cách giải quyết khi bất đồng nây sinh trên cơ sở dồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau.
  • Các thành viên có trách nhiệm trong việc sắp xếp, thực hiện các công việc trong gia đình.
  • Mọi người quan tâm đến sở thích của các thành viên trong gia đình.
  • Gia đình dành nhiều thời gian với hoạt động vui chơi, giải trí, đi du lịch với nhau
  1. Thảo luận về những lời nói, việc làm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.

Hướng dẫn chi tiết:

- Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình: Hỏi thăm về học tập và công việc; chăm sóc khi người thân mệt, ốm; động viên người thân mỗi khi có chuyện

- Tạo sự vui vẻ, thoải mái cho người thân: Kể các câu chuyện vui vẻ, hài hước, những câu chuyện đơn giản, bình dị xảy ra ở nơi làm việc, nơi học tập

- Chia sẻ, thấu hiểu với người thân: An ủi, giúp đỡ khi người thân cần;

- Động viên, khích lệ người thân: Nói lời khen ngợi, tặng quà chúc mừng.

- Chia sẻ những câu chuyện vui, thành tựu và cả những thử thách trong cuộc sống.

- Tạo không gian cởi mở để mỗi thành viên được lắng nghe và chia sẻ.

  1. Thực hành tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong các tình huống sau: Tình huống 1: Đi học về, em trai chạy vào và hớn hở khoe: "Anh ơi, em được chọn vào đội tuyển dá cấu của trường rồi!".

Tình huống 2: Hôm nay, khi đi học về, H nhìn thấy nét mặt bố trông căng thẳng hơn so với mọi ngày và bố cũng chẳng nói câu nào với H.

Tình huống 3: Mấy hôm nay bà bị bệnh nên tâm trạng bà không tốt. Em muốn bà vui hơn và mau chóng khoẻ lại.

Hướng dẫn chi tiết:

Tình huống 1: Em bộc lộ niềm vui và sự tự hào về thành tích của em trai thông qua những hành động như lắng nghe và khích lệ em trai tiếp tục nỗ lực và rèn luyện để giữ vững vai trò trong đội tuyển. Đồng thời, em cũng nên hỏi thăm kỹ hơn về các hoạt động của đội tuyển để thể hiện sự quan tâm và ủng hộ thêm cho em trai.

Tình huống 2: Em nên chủ động đưa ra những lời động viên nhẹ nhàng và khuyên bố nghỉ ngơi để thư giãn sau một ngày làm việc dài. Em đề xuất một hoạt động nhẹ nhàng như xem phim hoặc đi dạo để giúp bố thư giãn và tạo không gian để thả lỏng.

Tình huống 3: Em có thể chủ động chia sẻ những câu chuyện vui ở trường lớp, những kỷ niệm hoặc những bức ảnh để làm bà cảm thấy hạnh phúc. Dành thời gian bên bà, trò chuyện, lắng nghe và thể hiện sự quan tâm. Em cũng hỗ trợ bà trong các hoạt động sinh hoạt đời thường.

  1. Thực hiện tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình em và chia sẻ kết quả.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Chia sẻ những câu chuyện vui ở trường lớp, những trải nghiệm tích cực diễn ra trong cuộc sống.
  • Giúp đỡ các thành viên trong gia đình những công việc hằng ngày, đặc biệt là khi có những thành viên đang bận rộn hay căng thẳng.
  • Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, gia đình như đi du lịch, đi picnic, xem phim, hoặc chơi game cùng nhau.
  • Luôn dành thời gian ngồi bên nhau, trò chuyện và lắng nghe những suy nghĩ, cảm xúc của nhau sau mỗi ngày làm việc, đi làm để giúp các thành viên trong gia đình gắn bó, thấu hiểu nhau hơn.

Kết quả: Gia đình đã trở nên gắn bó hơn, mọi người cảm thấy yêu thương và chia sẻ nhiều hơn. Bầu không khí trong gia đình trở nên ấm cúng, vui vẻ hơn, giúp mỗi thành viên cảm thấy hạnh phúc và bình yên trong không gian gia đình.

Hoạt động 2: Giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình

1. Chia sẻ về những bất đồng có thể nảy sinh giữa em với các thành viên trong gia đình.

Hướng dẫn chi tiết:

- Không thống nhất với bố mẹ về việc định hướng con đường học tập sau này

- Có sự bất hoà giữa anh chị em trong phân công việc nhà

- Không hài lòng với ý kiến của bố mẹ về các mối quan hệ bạn bè

- Sự khác biệt về thói quen sinh hoạt giữa các thành viên trong gia đình

- Quan điểm khác về giải trí và sở thích

Top of Form

  1. Thảo luận về cách giải quyết bất đồng giữa em và các thành viên trong gia đình.

Hướng dẫn chi tiết:

- Xác định nguyên nhân dẫn đến bất đồng;

- Không nên giữ im lặng để cho qua chuyệnd

- Chủ động đưa ra lời giải thích để các thành viên trong gia đình hiểu suy nghĩ, mong muốn của mình;

- Đồng cảm, thấu hiểu suy nghĩ, mong muốn của người thân;

- Thảo luận để tìm ra giải pháp phù hợp với cả hai bên.

  1. Đóng vai nhân vật trong các tình huống sau để thực hiện cách giải quyết những bất đồng.

Tình huống 1:

H thường xuyên nhắn tin tâm sự với một người bạn quen qua mạng xã hội. Bố mẹ H biết chuyện và không muốn H duy trì mối quan hệ này vì không tin tưởng người bạn ấy. Điều này khiến H và bố mẹ xảy ra bất đồng.

Tình huống 2:

P và mẹ xảy ra bất đồng mỗi khi bị mẹ nhắc nhở về việc mải chơi trò chơi điện tử mà quên làm bài tập.

Tình huống 3:

Bố mẹ thường giao cho D và em trai làm một số công việc nhà nhưng em trai luôn tìm cớ trốn tránh khiến D rất bực bội.

Hướng dẫn chi tiết:

Tình huống 1:

H có thể thảo luận với bố mẹ một cách trung thực mối quan hệ này. Em có thể chủ động đề xuất các biện pháp để bố mẹ yên tâm hơn về mối quan hệ này, ví dụ như giới thiệu người bạn ấy cho bố mẹ hay làm cho bố mẹ được thấy sự đáng tin cậy của người bạn này.

Tình huống 2:

P nên lắng nghe và hiểu quan điểm, sự quan tâm của mẹ. Em có thể thực hiện cam kết với mẹ bằng việc cân bằng giữa việc chơi game và làm bài tập học tập. Em hãy nói ra những mong muốn và nỗ lực của mình để tìm ra cách hợp tác hiệu quả giữa việc giải trí và nghiêm túc trong học tập.

Tình huống 3:

D có thể tìm cách bắt chuyện với em trai một cách thân thiện và trao đổi về tình hình để em trai hiểu . Em có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích và đề nghị giúp đỡ em trai hiểu được tầm quan trọng của việc chia sẻ công việc nhà. Bên cạnh đó, em cũng nên tránh căng thẳng và giúp đỡ em trai lấy lại động lực để tham gia vào các công việc gia đình một cách tích cực.

Hoạt động 3: Giải quyết bất đồng giữa các thành viên khác trong gia đình

  1. Chia sẻ những bất đồng giữa các thành viên trong gia đình.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Thói quen sinh hoạt: thời gian ngủ dậy, cách sắp xếp không gian sống, thói quen ăn uống, hoạt động giải trí.
  • Phương pháp giáo dục: sự kiểm soát và giới hạn trong việc giáo dục, định hướng nghề nghiệp và giá trị đạo đức.
  • Dành thời gian trong gia đình: tham gia vào hoạt động chung, đi chơi, hay dành thời gian riêng để nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Chi tiêu trong gia đình: Sự khác biệt trong quan điểm về việc sử dụng tiền bạc, đầu tư vào các lĩnh vực nào, hoặc cách quản lý tài chính gia đình.
  1. Thảo luận về cách giải quyết bất đồng giữa các thành viên trong gia đình.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Nói chuyện và lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm
  • Cách bày tỏ mong muốn, nguyện vọng
  • Chia sẻ và hiểu biết
  • Thảo luận và đưa ra giải pháp

Top of Form

  1. Đóng vai nhân vật trong các tình huống sau để tham gia giải quyết bất đồng giữa các thành viên trong gia đình.

Tình huống 1:

Chị gái của N hay đi chơi về khuya, khiến bố mẹ rất lo lắng. Mỗi khi bị bố mẹ nhắc nhở, chị gái thường tỏ thái độ không hài lòng.

Tình huống 2:

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh trai của T lựa chọn đăng kí xét tuyến vào ngành học khác với mong đợi của bố nên hai người xảy ra tranh cãi khiến không khí gia đình căng thẳng.

Hướng dẫn chi tiết:

Tình huống 1: N nhận thức được vai trò  như một trung gian hòa giải giữa chị gái và bố mẹ. Em có thể thực hiện những hành động như lắng nghe và hiểu quan điểm của cả hai bên để tìm ra cách giải quyết hợp lý, thảo luận với chị gái về sự quan tâm của bố mẹ đối với sức khỏe và an toàn của cô ấy, cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng lời nhắc nhở của bố mẹ. Đồng thời, em cũng sẽ nói chuyện với bố mẹ, thể hiện sự thông cảm và đưa ra những đề xuất cụ thể để giúp chị gái hiểu và thay đổi hành động của mình.

Tình huống 2: T nên đóng vai trò như một người trung lập, lắng nghe và tôn trọng cả quan điểm của bố và anh trai. Em sẽ nói chuyện với anh trai để hiểu rõ lý do anh muốn theo đuổi ngành học mới. Đồng thời,  em cũng sẽ trao đổi với bố để giải thích và nêu lên những lợi ích của quyết định của anh trai. Bằng cách này, em mong muốn tạo ra sự hiểu biết và sự thấu hiểu đôi bên, từ đó giúp gia đình có thể tìm ra giải pháp hài hòa và đồng ý với quyết định của anh trai.

Hoạt động 4: Tổ chức và sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học

  1. Tổ chức và sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học

Hướng dẫn chi tiết:

  • Lập thời gian biểu: Có thể lập hàng ngày, hàng tuần nhằm mục đích cân đối thời gian giữa việc học tập, các hoạt động gia đình và các hoạt động khác như thể dục, giải trí. Thời gian biểu giúp em có cái nhìn tổng quan về các công việc cần làm và phân bổ thời gian một cách hợp lý.
  • Cân đối thời gian: Em luôn cố gắng để cân đối giữa việc học tập và các hoạt động gia đình. Bằng cách này, em có thể dành đủ thời gian cho việc học cũng như tham gia các hoạt động gia đình một cách hiệu quả.
  • Phân công công việc: Trong gia đình, em thường phân công công việc hợp lí cho từng thành viên, dựa trên khả năng và thời gian có thể dành ra. Việc này giúp gia đình hoạt động hiệu quả hơn và mỗi thành viên đều có trách nhiệm trong việc giúp đỡ công việc chung.

Top of Form

  1. Thảo luận về cách tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Xác định các công việc cần phải làm: Đầu tiên, em nên liệt kê ra danh sách các công việc cần phải thực hiện trong gia đình, bao gồm việc học tập, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm, nấu ăn, hoặc các công việc đặc biệt như tổ chức sinh nhật, đi chơi cuối tuần, v.v.
  • Sắp xếp thứ tự công việc theo từng mức độ: Sắp xếp các công việc theo mức độ quan trọng và ưu tiên. Các công việc cần phải hoàn thành nhanh nhất hoặc có thời hạn sẽ được xếp ưu tiên cao hơn.
  • Định hình nội dung công việc cần phải thực hiện một cách cụ thể: Để thực hiện một công việc một cách hiệu quả, em nên chia nhỏ thành các bước cụ thể. Ví dụ, nếu làm món ăn, em có thể ghi lại các bước từ chuẩn bị nguyên liệu đến chế biến và trình bày món.
  • Hoàn thành theo kế hoạch: Thay vì cố gắng hoàn thành nhiều việc cùng một lúc, em nên tập trung vào từng công việc một để đạt được kết quả tốt nhất. Sau khi hoàn thành một công việc, em có thể tiếp tục đến công việc tiếp theo trong danh sách.
  1. Thực hiện tổ chức và sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học và chia sẻ kết quả.

Hướng dẫn chi tiết:

- Sự chủ động, tự giác của em khi thực hiện;

- Dễ dàng kiểm soát tiến độ thực hiện của các đầu việc

- Không bị rơi vào tình huống khó kiểm soát

- Mức độ hoàn thành công việc theo thời gian đề ra;

- Cảm nhận của các thành viên khác về việc thực hiện của em;

- Những khó khăn gặp phải và cách khắc phục.

 

Hoạt động 5: Đề xuất một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình

  1. Chia sẻ về những biện pháp phát triển kinh tế phù hợp với gia đình em và giải thích lí do.

Hướng dẫn chi tiết:

Biện pháp phát triển kinh tế gia đình

Lí do lựa chọn biện pháp

Trồng trọt và  chăn nuôi trồng gia súc, gia cầm

Gia đình sở hữu diện tích nhỏ ở nông thôn và đất đai thích hợp cho trồng trọt và chăn nuôi. Điều này tạo nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.

Kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Em có kỹ năng và đam mê trong thủ công mỹ nghệ như dệt may, thêu thùa, chế tác đồ gỗ, đồ gốm. Việc này tạo nguồn thu nhập từ sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm độc đáo.

Tham gia kinh doanh trực tuyến

Kinh doanh online là xu hướng phát triển hiện đại, giúp tiếp cận khách hàng rộng hơn và tăng doanh thu cho gia đình.

  1. Trao đổi với người thân về một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình của em.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Trồng rau và cây trồng cho gia đình sử dụng và bán nếu còn thừa
  • Tận dụng khoảng đất trống để làm vườn
  • Chăn nuôi gia súc nhỏ như gà, vịt để đáp ứng nhu cầu gia đình và bán thêm.
  • Kinh doanh sản phẩm thủ công như handmade, nghệ thuật để có thêm thu nhập.
  • Tham gia các hoạt động nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Nhiệm vụ 6: Xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí

  1. Thảo luận về cách xây dựng ngân sách cá nhân.

Hướng dẫn chi tiết:

Lập danh sách các khoản thu và chi hằng tháng:

Bao gồm các khoản thu nhập hàng tháng từ lương, tiền thưởng, hay các nguồn khác.

Liệt kê các khoản chi hàng tháng như chi tiêu cho ăn uống, đi lại, học phí, tiền nhà, và các khoản chi khác.

Phân bổ ngân sách:

Đặt ra phần trăm của thu nhập để phân bổ cho các khoản chi thường xuyên, cố định như ăn uống, đi lại.

Dành một phần cho các chi phát sinh như cho, tặng, đi đám cưới, sinh nhật, du lịch, trải nghiệm, chữa lành

Đặt mục tiêu tiết kiệm một phần thu nhập để đầu tư hoặc dành cho các mục đích dài hạn.

Điều chỉnh và theo dõi ngân sách thường xuyên:

Đánh giá, xem xét và điều chỉnh việc chi tiêu sao cho phù hợp với ngân sách.

Theo dõi và kiểm tra lại ngân sách định kỳ để đảm bảo tuân thủ và tối ưu hóa quản lý tài chính cá nhân.

  1. Thực hành lập ngân sách cá nhân trong tình huống sau

Tình huống:

D hiện có 250 000 đồng tiết kiệm. Mỗi tuần, D được bố mẹ cho 50 000 đồng mua đồ thiết yếu và nhận được 40 000 đến 60 000 đồng từ việc đan len. Hãy giúp D lập ngân sách cá nhân hợp lí, trong đó có tính đến các khoản thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng.

Hướng dẫn chi tiết:

Ngân sách cá nhân của D

Khoản Thu

Số Tiền (đồng)

Tiền tiết kiệm ban đầu

250,000

Tiền hàng tuần từ bố mẹ

50,000

Thu nhập từ đan len (trung bình)

50,000

Tổng thu nhập hàng tuần: 150,000 đồng

Khoản Chi

Số Tiền (đồng)

Chi tiêu hàng tuần đồ thiết yếu

70,000

Tiết kiệm hàng tuần

30,000 (20% thu nhập)

Dự phòng chi phát sinh

20,000

Tổng chi tiêu hàng tuần: 120,000 đồng

  • Số tiền còn lại sau khi trừ chi tiêu hàng tuần: 150,000 (thu nhập) - 120,000 (chi tiêu) = 30,000 đồng

Phương án quản lý ngân sách:

  • Tiết kiệm hàng tuần: 30,000 đồng
  • Dành 20,000 đồng cho các chi phát sinh (cho, tặng, hoặc các chi tiêu đột xuất)
  1. Chia sẻ về cách em lập ngân sách cá nhân phù hợp với bản thân và cho biết ý nghĩa của việc làm đó.

Hướng dẫn chi tiết:

- Tham gia buổi nói chuyện về phát triển kinh tế gia đình phù hợp với điều kiện của địa phương; sự cân bằng thời gian cho gia đình và công việc để xây dựng gia đình hạnh phúc.

Đánh giá kết quả nghiên cứu

  1. Lựa chọn mức độ phù hợp cho mỗi nội dung đánh giá sau

Hướng dẫn chi tiết:

Nội dung đánh giá

Tự đánh giá

1. Thực hiện được những lời nói, việc làm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.

Đạt

2. Thực hiện được những cách giải quyết bất đồng trong mỗi quan hệ giữa em và các thành viên gia đình.

Đạt

3. Tham gia giải quyết dược những bắt dồng trong mối quan hệ giữa các thành viên gia đình.

Đạt

4. Tổ chức, sắp xếp được các công việc trong gia đình một cách khoa học

Đạt

5. Đề xuất được các hoạt động giúp phát triển kinh tế gia đình phù hợp với hoàn cảnh gia đình và điều kiện địa phương.

Tốt

6. Lập được ngân sách cá nhân hợp lí, trong đó có các khoản thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng.

Tốt

  1. Đề xuất những nội dung em cần tiếp tục rèn luyện.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Tạo bảng tính hoặc sử dụng ứng dụng để ghi lại thu nhập và chi tiêu.
  • Xác định mục tiêu tiết kiệm phù hợp với thu nhập của bạn.
  • Theo dõi và điều chỉnh chi tiêu hàng tháng để duy trì ngân sách hợp lí.
  • Lập kế hoạch cho các khoản chi cho và tặng để tránh ảnh hưởng đến chi tiêu cơ bản.
  • Chi tiêu hợp lý, những thứ cần thiết
  • Sử dụng đồ đạc một cách giữ gìn, thận trọng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay