Đáp án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời bản 2 Chủ đề 5: Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương

File đáp án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2 Chủ đề 5. Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2

Chủ đề 5. Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương

Hoạt động 1: Xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng

  1. Xác định các tổ chức, cá nhân tham gia mạng lưới quan hệ cộng đồng trong trường hợp sau:

Trường hợp:

Xã X đang thực hiện chiến dịch truyền thông về dịch bệnh sốt xuất huyết tại địa phương. Công tác tuyên truyền do tổ chức Đoàn Thanh niên đảm nhận. Các nhà trường lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống dịch bệnh cho học sinh. Học sinh tham gia tuyên truyền cho gia đình và mọi người xung quanh. Cư dân trên địa bàn tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Tất cả các tổ chức, cá nhân phối hợp với nhau để hướng tới mục tiêu dập tắt dịch bệnh.

Hướng dẫn chi tiết:

Đáp án: Cư dân, tổ chức, cá nhân

  1. Thảo luận cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.

Hướng dẫn chi tiết:

- Xác định hoạt động cộng đồng cần xây dựng mạng lưới

- Xác định được các mối quan hệ cộng đồng muốn hướng tới

- Liệt kê các công việc cần thực hiện trong hoạt động đó

- Xác định các tổ chức, cá nhân có thể tham gia vào mạng lưới quan hệ cộng đồng và vai trò của họ

- Kết nối các tổ chức, cá nhân tham gia mạng lưới

- Duy trì sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trong mạng lưới

  1. Thực hành xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1:

Xây dựng thư viện cộng đồng.

Trường hợp 2:

Tổ chức chương trình Trung thu cho các em nhỏ trên địa bàn sinh sống.

Trường hợp 3:

Giúp đỡ các bạn ở những vùng vừa trải qua thiên tai.

Trường hợp 4:

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phòng tránh xâm hại trẻ em.

Hướng dẫn chi tiết:

Trường hợp 1: 

  • Liên hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng để đề xuất ý tưởng và thu hút người tham gia.
  • Tổ chức các hoạt động gây quỹ tìm nguồn tài trợ để xây dựng thư viện.
  • Tổ chức các hoạt động về sách và đọc sách để tạo sự quan tâm và tham gia của độc giả, cộng đồng

Trường hợp 2: 

Liên hệ với các trường học, cơ quan, và các tổ chức địa phương để hỗ trợ và tổ chức chương trình.

  • Thu thập quà tặng, kế hoạch hoạt động vui chơi, trò chơi dân gian, và các hoạt động văn hóa phù hợp.
  • Tham gia vào các hoạt động tình nguyện để thực hiện chương trình một cách hiệu quả.

Trường hợp 3:

  • Tổ chức các hoạt động gây quỹ, thu thập quần áo, thực phẩm, và vật liệu cần thiết.
  • Tham gia vào các chương trình tái định cư và cung cấp hỗ trợ tâm lý và vật chất cho các nạn nhân.

Trường hợp 4:

  • Tạo ra các tài liệu giáo dục, video, và các chương trình truyền hình để lan truyền thông điệp.
  • Hợp tác với các tổ chức y tế và cộng đồng để tăng cường mạng lưới hỗ trợ và báo cáo các trường hợp nghi ngờ.
  • Tổ chức tọa đàm, hội thảo

Hoạt động 2: Tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương

  1. Chia sẻ về các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương mà em đã tham gia.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Tổ chức chiến dịch làm sạch môi trường: Ở các bãi biển, công viên và đường phố trong khu vực.
  • Hỗ trợ giáo dục cho trẻ em vùng nông thôn: Theo hình thức tình nguyện, tổ chức các buổi giao lưu, tặng sách vở và thiết bị học tập, giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn.
  • Tham gia vào các hoạt động từ thiện: Tôi cũng thường xuyên tham gia vào các hoạt động từ thiện như phân phát quà tặng cho người dân nghèo khó, hỗ trợ tài chính cho các gia đình khó khăn trong khu vực.
  1. Lựa chọn và lập kế hoạch tham gia một hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương.

Hướng dẫn chi tiết

KẾ HOẠCH THAM GIA TUYÊN TRUYỀN ỨNG XỬ VĂN MINH NƠI CÔNG CỘNG

  • Mục đích: Nâng cao nhận thức về ứng xử văn minh và rèn luyện thói quen tốt đẹp trong giao tiếp công cộng. Lan toả những hành vi, cư xử đúng mực đến xã hội
  • Thời gian: Từ tháng 6 - tháng 8
  • Nhiệm vụ:
    1. Tuyên truyền thông điệp về ứng xử văn minh thông qua phát tờ rơi, biểu ngữ tại các điểm công cộng như công viên, trung tâm thương mại.
    2. Tổ chức buổi giao lưu, trao đổi về tầm quan trọng của ứng xử văn minh trong cuộc sống hàng ngày.
    3. Dàn dựng và trình diễn các tiết mục văn nghệ, kịch nói về chủ đề ứng xử văn minh.
  • Cách thực hiện:
    • Bước 1: Lập kế hoạch chi tiết về nội dung, hình thức, và địa điểm triển khai hoạt động.
    • Bước 2: Tổ chức các buổi tuyên truyền, giao lưu với sự tham gia của cộng đồng.
    • Bước 3: Đào tạo và huấn luyện nhóm người tham gia để chuẩn bị cho các hoạt động biểu diễn và truyền thông.
    • Bước 4: Theo dõi và đánh giá kết quả sau mỗi hoạt động để điều chỉnh và cải thiện hiệu quả của chiến dịch.
  1. Chia sẻ cách em duy trì việc tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương.

Hướng dẫn chi tiết:

- Giữ kết nối với mạng lưới quan hệ cộng đồng đã thiết lập

- Thiết kế mục tiêu

- Lập kế hoạch tham gia

- Tiến hành thực hiện theo kế hoạch đã lập

- Theo dõi để biết những hoạt động phát triển cộng đồng được chia sẻ trong mạng lưới

- Thường xuyên kiểm tra để xem xét có những thay đổi nào trong quá trình phát triển cộng đồng

- Lựa chọn tham gia an hoi những hoạt động phù hợp với bản thân

- Ghi chép, tổng kết những bài học, ý nghĩa

Hoạt động 3: Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

Hướng dẫn chi tiết:

- Truyền thống yêu nước, nhân ái: chăm sóc những hoàn cảnh neo đơn, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bữa cơm nhân đạo...

- Truyền thống văn hoá: tham gia các lễ hội truyền thống, hội làng, giữ gìn các di tích, di sản nổi tiếng...

- Truyền thống hiếu học: sưu tầm và chia sẻ các tấm gương vượt khó, học giỏi ở địa phương,...

  1. Đề xuất các việc có thể làm khi tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương nếu em là nhân vật trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1:

Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật ở địa phương của H muốn thành lập câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống cho lứa tuổi học sinh.

Trường hợp 2:

Trường của K tổ chức quyên góp ủng hộ chương trình phẫu thuật dị tật tim bẩm sinh cho trẻ em.

Trường hợp 3:

Làng nghề nơi X sinh sống đang dần bị mai một nên địa phương phát động phong trào giữ gìn và phát huy nghề truyền thống.

Hướng dẫn chi tiết:

Tình huống 1:

H có thể đề xuất các hoạt động như:

  • Tổ chức các buổi học văn hoá để tăng sự hiểu biết về nghệ thuật truyền thống như hát chèo, chầu văn, múa rối nước.
  • Tổ chức các buổi giao lưu, trải nghiệm để học sinh được tiếp cận và hiểu sâu hơn về nghệ thuật truyền thống.
  • Thực hiện các hoạt động trình diễn, biểu diễn nghệ thuật truyền thống trong các sự kiện của trường và địa phương.

Tình huống 2:

K có thể tiến hành các công việc sau:

  • Tổ chức các buổi gây quỹ, bán hàng từ thiện để quyên góp kinh phí cho chương trình phẫu thuật.
  • Tổ chức các hoạt động tình nguyện như thăm hỏi, giúp đỡ trẻ em và gia đình trong quá trình điều trị.
  • Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo về sức khỏe tim mạch và chương trình phẫu thuật dị tật tim.

Tình huống 2:

X nên đề xuất các hoạt động như:

  • Tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo về kỹ năng và kỹ thuật của nghề truyền thống.
  • Thực hiện các hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề đến địa phương và du khách.
  • Xây dựng kênh thông tin, truyền thông để quảng bá và tiếp cận thị trường mới cho sản phẩm làng nghề.

 

  1. Tiếp tục tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương và chia sẻ kết quả.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Tham gia các lớp học và khóa huấn luyện
  • Tình nguyện giảng dạy hoặc hỗ trợ
  • Làm bữa ăn nhân đạo cho những người vô gia cư
  • Tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội
  • Chia sẻ kết quả và trải nghiệm

Thông qua những hoạt động trên, em có thể tiếp tục đóng góp và tham gia vào các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương một cách có ý nghĩa và hiệu quả, đồng thời truyền cảm hứng cho cộng đồng chung quanh.

Hoạt động 4: Tiếp tục tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương và chia sẻ kết quả.

  1. Chia sẻ về những vấn đề học đường hiện nay.

Hướng dẫn chi tiết:

- Bạo lực học đường

- Học sinh vi phạm luật khi tham gia giao thông

- Tệ nạn xã hội trong trường học

- Mua điểm

- Bệnh thành tích

- Tình trạng học sinh học lệch

  1. Xây dựng kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề học đường.

Hướng dẫn chi tiết:

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

  1. Mục tiêu hoạt động:

- Nâng cao nhận thức của học sinh về bạo lực học đường và các biện pháp phòng chống bạo lực học đường

- Hình thành hành lang pháp lý để xử lý khi phát giác ra các hành vi bạo lực học đường

- Góp phần xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, văn hoá.

  1. Đối tượng truyền thông: Học sinh, phụ huynh và cộng đồng dân cư.
  2. Địa điểm truyền thông: Nhà văn hoá.
  3. Kế hoạch chi tiết:

Nội dung

Hình thức

Thời gian

Người phụ trách

Thực trạng và các biện pháp phòng chống bạo lực học đường

Biểu diễn tiểu phẩm, thuyết trình

Cuối tuần

Nhóm 1, 2

Hiểu luật - Làm đúng luật

Diễn giả chia sẻ, chơi trò chơi giải đố

Cuối tuần

Nhóm 2, 4

Xây dựng môi trường học tập an toàn, văn hoá

Toạ đàm

Cuối tuần

Nhóm 3, 4

  1. Thực hiện kế hoạch truyền thông.

Hướng dẫn chi tiết:

- Rà soát các điều kiện thực hiện kế hoạch trước khi tổ chức

- Thể hiện cách giao tiếp lịch sự, phù hợp với người nghe ở các độ tuổi khác nhau

- Có biện pháp để nhận sự phản hồi của cộng đồng sau buổi truyền thông.

- Huy động nguồn lực tham gia chương trình

- Đảm bảo thông tin về chương trình được tiếp cận đúng và đầy đủ

  1. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch truyền thông.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Số lượng người tham gia:
    • Học sinh: 150 người.
    • Phụ huynh: 50 người.
    • Cộng đồng: 30 người.
  • Sự hài lòng và tích cực của người tham gia:
    • Đa số người tham gia đều cho biết rất hài lòng về nội dung truyền thông.
    • Phần lớn người tham gia đã hiểu rõ hơn về bạo lực học đường và biện pháp phòng chống.
    • Những phản hồi tích cực từ phụ huynh và cộng đồng về sự quan tâm của trường đối với vấn đề này.
  • Cảm xúc của bản thân:
    • Em rất hài lòng, tự hào, biết ơn với sự tích cực của người tham gia và sự thành công của hoạt động truyền thông.
    • Em cảm thấy hạnh phúc vì đã đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao nhận thức về bạo lực học đường trong cộng đồng.

 

Đánh giá kết quả trải nghiệm

  1. Lựa chọn mức độ phù hợp cho mỗi nội dung đánh giá sau

Hướng dẫn chi tiết:

Nội dung đánh giá

Tự đánh giá

1. Biết cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.

Đạt

2. Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương.

Đạt

3. Tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương.

Đạt

4. Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn để học đường.

Tốt

  1. Đề xuất những nội dung em cần tiếp tục rèn luyện.

Hướng dẫn chi tiết:

- Kỹ năng lên kế hoạch, tổ chức truyền thông hiệu quả.

- Khả năng tổ chức và thực hiện các hoạt động trong cộng đồng.

- Năng lực phân tích và đánh giá kết quả của các hoạt động truyền thông.

- Kỹ năng huy động nguồn lực tham gia đóng góp, ủng hộ cho các hoạt động

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay