Đáp án Khoa học 5 cánh diều Bài 16: Quá trình phát triển của con người
File đáp án Khoa học 5 cánh diều Bài 16: Quá trình phát triển của con người. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án khoa học 5 chân trời sáng tạo
BÀI 16. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI
MỞ ĐẦU
Hãy nói về sự thay đổi chiều cao, cân nặng của em từ khi em học lớp 1 đến khi em học lớp 5.
Hướng dẫn chi tiết:
Từ khi học lớp 1 đến khi em học lớp 5, chiều cao của em tăng từ 1 m đến 1 m 12 cm; cân nặng của em tăng từ 16 kg đến 20 kg.
1. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI
Quan sát: Dựa vào hình dưới đây, cho biết:
• Từ lúc mới được sinh ra con người trải qua những giai đoạn phát triển nào.
• Mỗi giai đoạn ứng với lứa tuổi nào.
Hướng dẫn chi tiết:
- Từ lúc mới sinh ra, con người trải qua 4 giai đoạn phát triển: tuổi thơ ấu, tuổi vị thành niên bao gồm tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành, tuổi già.
- Mỗi giai đoạn ứng với các độ tuổi khác nhau: giai đoạn tuổi thơ ấu (từ khi sinh ra đến 9 tuổi), giai tuổi vị thành niên bao gồm tuổi dậy thì (từ 10 tuổi đến 19 tuổi), giai đoạn tuổi trưởng thành (từ 20 tuổi đến 60 tuổi) và giai đoạn tuổi già (trên 60 tuổi).
Luyện tập, vận dụng: Sắp xếp các hình dưới đây theo đúng thứ tự các giai đoạn phát triển của con người bắt đầu từ tuổi ấu thơ.
Hướng dẫn chi tiết:
Thứ tự sắp xếp đúng là: a, g, b, d, c, h, e.
Luyện tập, vận dụng: Cho biết em và mỗi thành viên trong gia đình em đang ở giai đoạn phát triển nào của con người.
Hướng dẫn chi tiết:
Mỗi thành viên trong gia đình em đang ở các giai đoạn:
- Ông bà: giai đoạn tuổi già
- Bố mẹ, anh chị: giai đoạn tuổi trưởng thành
- Em: giai đoạn tuổi vị thành niên
2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT Ở MỖI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI
Tuổi ấu thơ (Mới sinh - 9 tuổi)
Quan sát: Dựa vào thông tin ở hình 3, trình bày một số đặc điểm của tuổi ấu tho theo tiến trình thời gian.
Hướng dẫn chi tiết:
Đặc điểm của giai đoạn tuổi thơ ấu:
- Từ lúc mới sinh đến 2 tuổi: Từ lúc chức năng của các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, cần uống sữa và chăm sóc đặc biệt đến khi cơ thể tăng nhanh về chiều cao, cân nặng, chức năng của các cơ quan hoàn thiện dần, có thể thực hiện được các hoạt động như lật bỏ. đứng, đi, nói…
- Từ 3 đến 5 tuổi: Chức năng của các cơ quan phát triển hơn và có sự tiếp tục tăng về chiều cao, cân nặng, giao tiếp bằng ngôn ngữ tốt hơn.
- (6-9 tuổi) Chiều cao và cân nặng phát triển tương đối đồng đều. Trí tuệ phát triển, thực hiện nhiều hoạt động học tập, vui chơi với các bạn.
Tuổi vị thành niên (10-19 tuổi)
Quan sát: Dựa vào thông tin ở hình 4, nêu một số đặc điểm của con người ở tuổi vị thành niên.
Hướng dẫn chi tiết:
Một số đặc điểm con người ở tuổi vị thành niên:
- Thời kì đầu (tuổi dậy thì):
+ Cơ thể phát triển nhanh (chiều cao và cân nặng). Bắt đầu phát triển cơ quan sinh quan sinh dục, nữ có sự xuất hiện của kinh nguyệt, nam có sự xuất hiện của hiện tượng xuất tinh.
+ Có sự thay đổi về tâm trạng, nhận thức và mối quan hệ.
- Thời kì sau:
+ Các đặc điểm thể hiện giới tính ngày càng rõ nét.
+ Muốn trưởng thành, học cách độc lập và thể hiện suy nghĩ của bản thân, dễ bị ảnh hưởng từ bạn bè và mọi người xung quanh, quan tâm đến việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai… Dù vậy, con người ở độ tuổi này vẫn còn phụ thuộc vào gia đình.
Câu hỏi
1. Nêu dấu hiệu cho thấy cơ thể đang dậy thì.
Hướng dẫn chi tiết:
Dấu hiện cho thấy cơ thể đang dậy thì:
- Phát triển nhanh cả về chiều cao lẫn cân nặng.
- Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển: nữ có hiện tượng xuất hiện kinh nguyệt, nam có hiện tượng xuất tinh.
- Thay đổi về cảm xúc, tâm trạng, nhận thức và mối quan hệ xã hội…
2. Những đặc điểm nào giúp em phân biệt tuổi ấu thơ với tuổi vị thành niên?
Hướng dẫn chi tiết:
Đặc điểm giúp em phân biệt tuổi ấu thơ và tuổi vị thành niên là:
- Ở tuổi vị thành niên có chiều cao cao hơn tuổi ấu thơ, tuổi vị thành niên có cân nặng nặng hơn tuổi ấu thơ.
- Ở tuổi vị thành viên, cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, nữ xuất hiện kinh nguyệt, nam có hiện tượng xuất tinh. Còn ở tuổi ấu thơ, cơ quan sinh dục chưa phát triển bằng tuổi vị thành niên và không có hiện tượng kinh nguyệt, xuất tinh.
Tuổi trưởng thành (20 - 60 tuổi)
Quan sát: Dựa vào thông tin ở hình 5, nêu một số đặc điểm của con người trong độ tuổi trưởng thành.
Hướng dẫn chi tiết:
Đặc điểm của tuổi trưởng thành là: chiều cao phát triển đến giới hạn tối đa, có thể xây dựng gia đình, sinh con, phải chịu trách nhiệm về suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của bản thân, lực chọn nghề nghiệp, việc làm để nuôi bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội.
Câu hỏi: Đặc điểm nào giúp em phân biệt một người ở tuổi trưởng thành với người ở tuổi vị thành niên?
Hướng dẫn chi tiết:
Đặc điểm để phân biệt một người ở tuổi trưởng thành với người ở tuổi vị thành niên là:
- Ở tuổi trưởng thành có thể xây dựng gia đình (lấy vợ, lấy chồng). Còn ở tuổi vị thành niên thì chưa.
- Ở tuổi trưởng thành phải lựa chọn nghề nghiệp nuôi bản thân, còn ở tuổi vị thành niên thì chưa cần lựa chọn.
- Con người ở tuổi trưởng thành có suy nghĩ, hành vi, cảm xúc chín chắn hơn khi ở tuổi vị thành niên.
Luyện tập, vận dụng:
1. Tìm thông tin hoặc hình ảnh về những việc làm thể hiện sự đóng góp của người trưởng thành đối với gia đình, xã hội. Sau đó, chia sẻ với các bạn.
2. Em cần làm gì từ bây giờ để sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội?
Hướng dẫn chi tiết:
1. Hình ảnh về những việc làm thể hiện sự đóng góp của người trưởng thành đối với gia đình, xã hội:
2. Để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội sau này, em cần:
- Học tập, trau dồi kiến thức ngay từ bây giờ
- Xây dựng, học tập những kĩ năng cần thiết cho công việc mà em muốn từ bây giờ.
- Sống lành mạnh, phát triển các phẩm chất tốt đẹp của bản thân.
- Sửa đổi dần dần những thói quen xấu của bản thân…
Tuổi già (trên 60 tuổi)
Quan sát: Dựa vào thông tin ở hình 6, nêu đặc điểm của con người trong độ tuổi già.
Hướng dẫn chi tiết:
Đặc điểm con người ở trong độ tuổi già: sức khỏe bắt đầu suy giảm, nhưng vẫn có thể đóng góp những kinh nghiệm đã tích lũy được cho gia đình và xã hội. Nhưng vì sức khoẻ suy yếu, họ không nên làm những việc nặng nhọc. Gia đình và xã hội cần dành nhiều sự quan tâm, chăm sóc cho người già.
Câu hỏi: Nêu một số ví dụ về những đóng góp của người ở tuổi già đối với gia đình và xã hội mà em biết.
Hướng dẫn chi tiết:
Một số ví dụ về những đóng góp của người ở tuổi già đối với gia đình và xã hội:
- Người già có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống nên có thể chia sẻ cho con cháu những lời khuyên hữu ích ở nhiều lĩnh vực.
- Người già là người giữ vững các truyền thống, phong tục và tập quán. Họ là những người truyền lửa cho con cháu tiếp tục giữ gìn truyền thống, bản sắc đó.
- Người già giúp trông cháu, giữ trẻ, khi bố mẹ bận việc…
Luyện tập, vận dụng: Ở từng giai đoạn của cuộc đời, mỗi người cần chú ý chăm sóc cơ thể như thế nào?
Hướng dẫn chi tiết:
Ở từng giai đoạn của cuộc đời, mỗi người cần chú ý:
1. Tuổi thơ ấu:
- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể phát triển toàn diện.
- Dạy trẻ cách chăm sóc, vệ sinh cơ bản để con có thể tự lập trong cuộc sống.
- Khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động vận động ngoài trời, phát triển sức khoẻ.
2. Tuổi vị thành niên:
- Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý để hỗ trợ cho sự phát triển của con người.
- Tham gia vào hoạt động thể chất không chỉ duy trì, nâng cao sức khoẻ mà còn thư giãn.
- Học cách chăm sóc ngoại hình bản thân hơn.
3. Tuổi trưởng thành:
- Đảm bảo lối sống lành mạnh, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lí.
- Học cách quản lý và cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.
- Duy trì chế độ làm đẹp đúng cách, khoa học để bản thân luôn tự tin, xinh đẹp...
4. Tuổi già:
- Theo dõi, quản lý các vấn đề sức khỏe và duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga để duy trì sức khỏe và linh hoạt của cơ thể.
- Luôn giữ cho mình trạng thái vui vẻ…
=> Giáo án Khoa học 5 cánh diều Bài 16: Quá trình phát triển của con người