Đáp án Khoa học 5 cánh diều Bài 2: Hỗn hợp và dung dịch
File đáp án Khoa học 5 cánh diều Bài 2: Hỗn hợp và dung dịch. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án khoa học 5 chân trời sáng tạo
BÀI 2. HỖN HỢP VÀ DUNG DỊCH
MỞ ĐẦU
Trong cốc A và cốc B ở hình 1 có chứa gì? Sau khi khuấy đều và để lắng, em có nhìn thấy muối ăn hay cát trong mỗi cốc không? Vì sao?
Hướng dẫn chi tiết:
- Ở hình 1 cốc A chứa nước và muối ăn còn cốc B chứa nước và cát.
- Sau khi khuấy đều và để lắng, em không thể nhìn thấy muối trong cốc A do muối đã hòa tan với nước. Còn ở cốc B em vẫn nhìn thấy cát do cát không tan trong nước.
1. HỖN HỢP
Thí nghiệm: Tìm hiểu về xói mòn đất
Thí nghiệm 1:
- Chuẩn bị:
- Tiến hành:
+ Quan sát màu sắc và nếm vị của từng chất: muối, mì chính, đường.
+ Dự đoán các chất sau khi trộn với nhau tạo thành hỗn hợp có thay đổi tính chất không.
+ Trộn các chất với nhau để tạo thành hỗn hợp
+ Quan sát, nếm hỗn hợp thu được. Nhận xét tính chất của các chất sau khi tạo hỗn hợp.
+ So sánh kết quả với dự đoán của em.
Thí nghiệm 2:
- Chuẩn bị: Muối, mì chính, đường, tinh bột gạo, bốn cốc nước, thìa.
- Tiến hành:
+ Lấy một thìa mỗi chất cho vào cốc nước (hình 3).
+ Dự đoán hỗn hợp nào có các chất tan với nhau.
+ Khuấy đều và quan sát hỗn hợp thu được. Cho biết các chất trong mỗi hỗn hợp tan hay không tan vào nhau theo gợi ý sau:
+ So sánh kết quả với dự đoán của em.
Hướng dẫn chi tiết:
- Thí nghiệm 1:
+ Dự đoán: Các chất sau khi trộn với nhau tạo thành hỗn hợp không thay đổi đáng kể trong tính chất.
+ Nhận xét: Mỗi chất trong hỗn hợp vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
+ So sánh kết quả với dự đoán của em: Kết quả đúng với dự đoán của em
- Thí nghiệm 2:
+ Dự đoán: Các chất có tan vào nhau
Hỗn hợp | Muối và nước | Mì chính và nước | Đường và nước | Tinh bột gạo và nước |
Hòa tan | X | X | X | X |
Không hòa tan |
+ So sánh: Kết quả đúng như những gì dự đoán
Câu hỏi
1. Từ hai thí nghiệm trên, nêu một số đặc điểm của hỗn hợp.
2. Không khí có phải là hỗn hợp không? Vì sao?
3. Kể tên một số hỗn hợp khác thường gặp trong cuộc sống.
Hướng dẫn chi tiết:
1. Đặc điểm của hỗn hợp: hỗn hợp có từ hai chất trở lên trộn lẫn với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
2. Không khí là hỗn hợp cì nó chứa nhiều loại khí khác nhau như N2, O2 và nhiều khí khác.
3. Một số hỗn hợp khác thường gặp trong cuộc sống: hỗn hợp cà phê và nước, hỗn hợp dầu và giấm trong sốt salad,...
2. DUNG DỊCH
Câu hỏi
1. Cho biết sau khi khuấy và để lắng thì cốc nào trong hình 1 chứa dung dịch. Vì sao?
2. Trong các hỗn hợp tạo ra ở thí nghiệm 2, mục 1, hỗn hợp nào là dung dịch?
Hướng dẫn chi tiết:
1. Sau khi khuấy và để lắng thì cốc A trong hình 1 chứa dung dịch. Vì muối tan được trong nước nên chúng hòa tan vào nhau.
2. Trong các hỗn hợp tạo ra ở thí nghiệm 2, mục 1, tất cả các hỗn hợp đều là dung dịch.
Luyện tập, vận dụng: Hỗn hợp nào trong hình 4 là dung dịch? Vì sao?
Hướng dẫn chi tiết:
Trong hình 4, hỗn hợp a, d là dung dịch vì chúng hòa tan hoàn toàn vào nhau.
Câu hỏi: Kể thêm các dung dịch mà em biết.
Hướng dẫn chi tiết:
Các dung dịch mà em biết: nước đường chanh, nước muối sinh lí, nước súc miệng, nước rửa chén,...
Luyện tập, vận dụng: Trong thực tế, người dân làm cách nào để thu được muối ăn từ nước biển?
Hướng dẫn chi tiết:
Trong thực tế để thu được muối từ nước biển thì người dân thường sử dụng phương pháp làm bay hơi muối biển. Người dân làm những ruộng muối, tối dẫn nước biển vào. Sau đó, phơi khoảng chừng 1 tuần thì nước bốc hơi hết, còn lại là muối kết tinh.
=> Giáo án Khoa học 5 cánh diều Bài 2: Hỗn hợp và dung dịch