Đáp án Khoa học 5 cánh diều Bài 1: Đất và bảo vệ môi trường đất

File đáp án Khoa học 5 cánh diều Bài 1: Đất và bảo vệ môi trường đất. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án khoa học 5 chân trời sáng tạo

BÀI 1. ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

MỞ ĐẦU

Quan sát hình 1, cho biết điều gì xảy ra đối với đất và cây khi dòng nước lũ dâng cao và chảy mạnh.

Hướng dẫn chi tiết:

Quan sát hình 1, em thấy đất và cây sẽ bị cuốn trôi, xói mòn khi dòng nước lũ dâng cao và chảy mạnh.

1. THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

Quan sát: Nêu một số thành phần đất và vai trò của đất đối với cây trồng

Hướng dẫn chi tiết:

- Một số thành phần của đất:

+ Mùn có màu nâu sẫm, tồn tại chủ yếu ở lớp đất mặt (lớp trên cùng), có nguồn gốc từ xác sinh vật bị phân hủy. Mùn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần cho cây.

+ Khoáng có nguồn gốc từ đá. Trong khoáng có chứa chất dinh dưỡng cần cho cây.

+ Nước, không khí ở trong các khe hở của đất.

- Đất có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, nước, không khí,... cho cây và giữ cho cây đứng vững.

Quan sát: Tìm hiểu một số thành phần của đất:

1. Mô tả thí nghiệm trong hình 3 và giải thích vì sao sau khi phơi nắng, khối lượng đất lại giảm. Thí nghiệm này chứng minh trong đất có thành phần nào?

Hướng dẫn chi tiết:

- Mô tả thí nghiệm trong hình 3:

+ Bước 1: Cân khối lượng đất ban đầu (300g).

+ Bước 2: Phơi đất ngoài nắng trong 8 giờ.

+ Bước 3: Cân khối lượng đất sau khi phơi (200g).

- Sau khi phơi nắng, khối lượng nước giảm đi vì trong đất có thành phần của nước. Ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao có thể làm cho nước trong đất bay hơi nhanh chóng.

- Thí nghiệm mày chứng minh trong đất có thành phần của nước.

2. Với mẫu đất và dụng cụ được chuẩn bị ở hình 4, hãy đề xuất cách làm để chứng minh trong đất có chứa không khí và giải thích?

Hướng dẫn chi tiết:

- Cách làm để chứng minh trong đất có chứa không khí.

+ Bước 1: Dùng gang tay lấy đất cho vào bình nước.

+ Bước 2: Dùng tây đẩy đất xuống dưới mức nước trong bình sao cho nước chứa trong bình không tràn ra ngoài.

+ Bước 3: Quan sát xem có sự xuất hiện của bọt khí không.

- Giải thích: trong quá trình đẩy đất xuống dưới mức nước trong bình, không khí bên trong đất sẽ bị ép ra ngoài thông qua lỗ thoát khí của bình. Các bong bóng khí có thể được quan sát được nếu có đủ khí thoát ra. Điều này chứng minh rằng trong đất có chứa không khí.

Luyện tập, vận dụng: Vì sao trong trồng trọt cần làm cho đất tơi xốp?

Hướng dẫn chi tiết:

Trong trồng trọt cần làm cho đất tơi xốp vì khi đất tơi xốp sẽ giúp rễ hấp thụ được nhiều khí O2 khiến cho quá trình hô hấp tế bào ở rễ diễn ra thuận lợi. Từ đó rễ cây tăng khả năng hấp thụ nước và muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

2. Ô NHIỄM ĐẤT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM ĐẤT

Quan sát: 

1. Nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm đất được thể hiện trong hình 6

Hướng dẫn chi tiết:

Các nguyên nhân gây ô nhiễm đất được thể hiện trong hình 6:

- Đất chứa nhiều rác thải sinh hoạt khó phân hủy như rác thải nhựa,...

- Đất chứa chất thải không được xử lí trong sản xuất công nghiệp.

- Đất nhiễm chất độc hại do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp.

- Đất nhiễm mặn do nước biển dâng cao.

2. Lựa chọn biện pháp phòng chống ô nhiễm đất trong hình 7 phù hợp với mỗi nguyên nhân ở hình 6

Hướng dẫn chi tiết:

Nguyên nhân gây ô nhiễm đất

Biện pháp phòng chống ô nhiễm

a) Đất chứa nhiều rác thải sinh hoạt khó phân hủy như rác thải nhựa,...

d) Phân loại rác thải, xử lí rác thải đúng cách, giảm thiểu sử dụng đồ nhựa dùng một lần,...

b) Đất chứa chất thải không được xử lí trong sản xuất công nghiệp.

c) Xử lí chất thải công nghiệp đứng cách trước khi xả thải ra môi trường.

c) Đất nhiễm chất độc hại do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp.

b) Sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ sinh học; hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học trong nông nghiệp.

d) Đất nhiễm mặn do nước biển dâng cao.

a) Làm đập ngăn nước mặn.

Câu hỏi: Kể thêm một số nguyên nhân và biện pháp phòng chống ô nhiễm đất

Hướng dẫn chi tiết:

Một số nguyên nhân và biện pháp phòng chống ô nhiễm đất khác:

Nguyên nhân gây ô nhiễm đất

Biện pháp phòng chống ô nhiễm

Đất bị ô nhiễm do núi lửa phun trào.

Thực hiện các biện pháp kiểm soát khí thải và chất thải độc hại để giảm nguy cơ ô nhiễm đất.

Đất bị ô nhiễm do xói mòn.

Triển khai các biện pháp bảo vệ bề mặt đất như trồng cây bao che, xây dựng các hàng rào bảo vệ và xây dựng hệ thống thoát nước hiệu quả để giảm sự mất mát đất.

Thí nghiệm: Tìm hiểu tác hại của đất bị ô nhiễm

+ Bước 1: Thu thập thông tin qua internet, sách, báo, quan sát thực tế về tác hại của đất bị ô nhiễm theo gợi ý sau:

+ Bước 2: Trao đổi thông tin trong nhóm và lựa chọn hình thức báo cáo

+ Bước 3: Báo cáo kết quả

Hướng dẫn chi tiết:

Tác hại của đất bị ô nhiễm:

- Thực vật: đất bị ô nhiễm dẫn tới suy giảm năng suất và sức kháng của cây trồng, có thể gây chết cây trong một số trường hợp.

- Con người và động vật: gây hại đến sức khỏe của con người và động vật thông qua việc tiếp xúc với chất độc hại trong đất.

- Nước: gây ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho sinh vật sống trong nước và đe dọa sức khỏe của con người.

- Môi trường tự nhiên: làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái đất, suy yếu tính ổn định của môi trường tự nhiên.

Luyện tập, vận dụng: Nêu một số việc làm góp phần phòng chống ô nhiễm đất ở gia đình và địa phương em.

Hướng dẫn chi tiết:

Một số việc làm góp phần phòng chống ô nhiễm đất ở gia đình và địa phương em:

- Vận động mọi người hạn chế sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,.. thay vào đó nên sử dụng phân bón hữu cơ.

- Tuyên truyền và giáo dục mọi người chung tay bảo vệ đất.

- Áp dụng các phương pháp trồng trọt bền vững như canh tác không cày, chuyển đổi sang trồng cây che phủ đất, và sử dụng phân bón hữu cơ để giảm lượng hóa chất và chất độc hại tiếp xúc với đất.

3. XÓI MÒN ĐẤT VÀ BIỆN PHÁP CHỐNG XÓI MÒN ĐẤT

Thí nghiệm: Tìm hiểu về xói mòn đất

Thí nghiệm 1: 

- Chuẩn bị: Hai khay A, B giống nhau, có ống thoát nước, chứa cùng một loại đất, lượng đất và được dàn đều như nhau; hai ca có chứa cùng lượng nước; hai ca hứng nước.

- Tiến hành:

+ Đặt khay A và khay B có độ dốc khác nhau, đặt ca hứng dưới mỗi khay (hình 8).

+ Dự đoán: Khi tưới nước vào hai khay, đất ở khay nào bị trôi nhiều hơn? Vì sao?

+ Tưới lượng nước như nhau vào hai khay. Quan sát màu nước chảy ra ở hai khay, cho biết đất ở khay nào bị trôi nhiều hơn. So sánh kết quả với dự đoán.

+ Rút ra kết luận về ảnh hưởng của độ dốc đối với xói mòn đất.

Thí nghiệm 2: 

- Chuẩn bị: Hai khay C, D có cùng một loại đất và lượng đất; khay D có trồng cỏ hoặc cây; hai ca chứa cùng lượng nước; hai ca hứng nước.

- Tiến hành:

+ Đặt khay C và khay D có độ dốc như nhau. Đặt ca hứng dưới mỗi khay (hình 9).

+ Dự đoán: Khi tưới nước vào hai khay, đất ở khay nào bị trôi nhiều hơn? Vì sao?

+ Tưới lượng nước như nhau vào hai khay. Quan sát màu nước chảy ra ở hai khay, cho biết đất ở khay nào bị trôi nhiều hơn. So sánh kết quả với dự đoán.

+ Rút ra kết luận về vai trò của thực vật đối với việc chống xói mòn đất.

Hướng dẫn chi tiết:

- Thí nghiệm 1: 

+ Dự đoán: Khi tưới nước vào hai khay, đất ở khay B sẽ bị trôi nhiều hơn ở khay A. Vì đất ở khay B sẽ chịu áp lực lớn hơn do độ dốc của khay lớn hơn, dẫn đến việc rửa trôi đất dễ dàng hơn.

+ Quan sát thấy màu nước ở khay B đậm hơn so với khay A và đất ở khay B bị trôi nhiều hơn. Ta thấy rằng kết quả quan sát giống với kết quả dự đoán.

+ Kết luận: độ dốc lớn hơn sẽ làm tăng khả năng xói mòn đất.

- Thí nghiệm 2: 

+ Dự đoán: Khi tưới nước vào hai khay, đất ở khay C sẽ bị trôi nhiều hơn ở khay D. Vì đất ở khay D trồng cỏ sẽ giúp giữ chặt đất lại và giảm hiện tượng xói mòn.

+ Quan sát thấy màu nước ở khay D đậm hơn so với khay C và đất ở khay C bị trôi nhiều hơn. Ta thấy rằng kết quả quan sát giống với kết quả dự đoán.

+ Kết luận: thực vật có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn đất bằng hệ thống rễ và tạo ra một lớp bảo vệ trên bề mặt đất

Quan sát: 

1. Nêu nguyên nhân gây xói mòn đất được thể hiện trong hình 10.

2. Lựa chọn những biện pháp phòng chống xói mòn đất trong hình 11 phù hợp với mỗi nguyên nhân ở hình 10.

Hướng dẫn chi tiết:

1. Nguyên nhân gây xói mòn đất được thể hiện trong hình 10: 

- Mưa lớn kéo dài.

- Chặt phá rừng.

- Địa hình dốc.

2. Những biện pháp phòng chống xói mòn đất trong hình 11 phù hợp với mỗi nguyên nhân ở hình 10:

Nguyên nhân

Biện pháp chống xói mòn

a) Mưa lớn kéo dài

b) Phủ xanh đất trống, đồi trọc

b) Chặt phá rừng

c) Bảo vệ, phục hồi và trồng rừng mới

c) Địa hình dốc

a) Làm ruộng bậc thang

Câu hỏi: Kể thêm một số nguyên nhân và biện pháp phòng chống xói mòn đất

Hướng dẫn chi tiết:

Nguyên nhân

Biện pháp chống xói mòn

Cháy rừng

Tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ rừng.

Gió mạnh

Xây dựng các công trình hỗ trợ như bờ đá, cây cỏ bảo vệ bờ sông.

Lũ lụt

Trồng rừng phòng hộ

Quan sát: Nêu tác hại của xói mòn đất được thể hiện trong hình 12

Hướng dẫn chi tiết:

Tác hại của xói mòn đất được thể hiện trong hình 12:

a) Làm hỏng đường xá.

b) Làm mất đất canh tác.

c) Làm cây bị đổ hoặc kém phát triển.

Câu hỏi: Kể thêm một số tác hại của xói mòn đất

Hướng dẫn chi tiết:

Một số tác hại của xói mòn đất bao gồm:

- Giảm độ phì nhiêu của đất, làm giảm năng suất cây trồng

- Làm mất lớp đất mặt, gây ra sạt lở đất, lũ lụt.

- Làm thay đổi hệ sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống của động thực vật.

Thực hành: Thực hiện bảo vệ môi trường đất

+ Bước 1: Đề xuất những việc làm góp phần bảo vệ môi trường đất

+ Bước 2: Vận động những người xung quanh cùng thực hiện những việc làm đó.

+ Bước 3: Chia sẻ với các bạn những việc em và những người xung quanh đã làm được.

Hướng dẫn chi tiết:

Đề xuất những việc làm góp phần bảo vệ môi trường:

- Tái chế và xử lý chất thải đúng cách để giảm ô nhiễm đất.

- Sử dụng phân bón hữu cơ, canh tác không cày để bảo vệ đất.

- Tái tạo rừng, bảo vệ bờ sông để giữ chặt đất và giảm xói mòn.

- Tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường đất và kêu gọi hành động từ cộng đồng.

Luyện tập, vận dụng: Viết và chia sẻ suy nghĩ của em trước vấn đề ô nhiễm môi trường đất hoặc xói mòn đất ở Việt Nam.

Hướng dẫn chi tiết:

Ô nhiễm môi trường đất và xói mòn đất ở Việt Nam là những vấn đề nghiêm trọng cần được xem xét một cách cẩn thận. Việt Nam đang phải đối mặt với các thách thức liên quan đến quản lý chất thải, canh tác không bền vững và mất môi trường tự nhiên. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự hợp tác giữa chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng để thực hiện các biện pháp bảo vệ và phục hồi môi trường đất.

=> Giáo án Khoa học 5 cánh diều Bài 1: Đất và bảo vệ môi trường đất

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Khoa học 5 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay