Đáp án Khoa học 5 chân trời Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại

File đáp án Khoa học 5 chân trời sáng tạo Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án khoa học 5 chân trời sáng tạo

BÀI 26. PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI

Khởi động: Em đã bao giờ có cảm giác lo sợ, không an toàn chưa?

Hướng dẫn chi tiết:

Em đã từng có cảm giác lo sợ, không an toàn.                                                    

                                                                        

1. CẢM GIÁC AN TOÀN CỦA TRẺ EM

Hoạt động khám phá

- Quan sát các hình từ 1 đến 6 và cho biết các bạn trong những tình huống nào có cảm giác an toàn hoặc không an toàn. Vì sao?

- Chia sẻ với bạn một số cảm giác an toàn hoặc không an toàn khác mà em đã trải qua.

Hướng dẫn chi tiết:

- Tình huống hình 1, hình 3, hình 4 có cảm giác an toàn vì ở bên cạnh luôn có sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ của bố mẹ và bạn bè.

- Tình huống hình 2, hình 5, hình 6 không có cảm giác an toàn vì:

  • Hình 2: Là con gái một mình ngoài đường, lại còn bị đe dọa bắt cóc.

  • Hình 5: Bị các bạn xa lánh, bỏ rơi, không chơi cùng.

  • Hình 6: Cô đơn, trống trải khi ở một mình không có bố mẹ bên cạnh.

- Một số cảm giác an toàn:

+ Khi bạn đang ở trong một môi trường quen thuộc và có sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè.

+ Khi bạn đang làm việc hoặc tham gia vào hoạt động mà bạn đã được đào tạo và có kinh nghiệm.

+ Khi bạn đang ở trong một khu vực được coi là an toàn, có hệ thống an ninh đảm bảo.

+ Khi bạn cảm thấy thoải mái, tự tin và biết mình đang làm điều đúng đắn.

- Một số cảm giác không an toàn:

+ Khi bạn đang ở trong một tình huống mới mẻ và không quen thuộc, không biết làm thế nào để xử lý.

+ Khi bạn thấy mình đang ở trong một môi trường không an toàn, có nguy cơ bị tai nạn hoặc tấn công.

+ Khi bạn cảm thấy bị đe dọa, hoặc có một nguy cơ tiềm ẩn đang đe dọa đến sự an toàn của bạn.

+ Khi bạn cảm thấy lo lắng, hoặc không có sự hỗ trợ từ người khác trong tình huống khẩn cấp.

2. QUYỀN ĐƯỢC AN TOÀN CỦA TRẺ EM

Hoạt động khám phá

Đọc thông tin dưới đây và cho biết trẻ em có những quyền nào để được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn cá nhân và phản đối mọi sự xâm hại. 

Hướng dẫn chi tiết:

Những quyền của trẻ em để được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn cá nhân: 

- Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, bảo đảm các điều kiện sống,...

- Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,... được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín,...

- Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc,...

- Trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; không bị xâm hại tình dục; không bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt....

Luyện tập, thực hành

- Viết hoặc vẽ về một tình huống em cảm thấy an toàn hoặc có quyền được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn của cá nhân, phản đối mọi sự xâm hại trẻ em.

- Giới thiệu sản phẩm của em và chia sẻ với bạn.

Hướng dẫn chi tiết:

Tổng hợp hơn 52 hình ảnh vẽ tranh chủ đề quê hương đất nước (vừa cập ...

                                    Trẻ em và Bác Hồ

Vận dụng

Em cần làm gì trong mỗi tình huống dưới đây? Vì sao?

Tình huống 1: Em chứng kiến một bạn ở gần nhà bị đánh đập và bắt làm các công việc nặng nhọc so với tuổi của bạn.

Tình huống 2: Gần đây, có người lạ trên mạng xã hội dụ dỗ em nghỉ học để đi chơi.

Hướng dẫn chi tiết:

Tình huống 1: em cần lập tức báo cáo về tình huống này cho người lớn trưởng thành hoặc cơ quan chức năng như cảnh sát để bảo vệ bạn bè và ngăn chặn hành vi bạo lực và lạm dụng. Em cũng ở bên an ủi bạn.

Tình huống 2: em cần ngay lập tức ngừng giao tiếp và chặn tài khoản của họ. Đồng thời, em cần thông báo cho người lớn trưởng thành trong gia đình hoặc giáo viên trên trường về tình huống này để họ có thể hỗ trợ và bảo vệ em. Việc ngừng giao tiếp và báo cáo sẽ giúp đảm bảo an toàn và tránh xa khỏi các trường hợp nguy hiểm từ người lạ trên mạng.

3. MỘT SỐ NGUY CƠ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở TRẺ EM, CAVHS PHÒNG TRÁNH VÀ ỨNG PHÓ 

Hoạt động khám phá

- Quan sát các hình dưới đây và cho biết bạn nhỏ trong tình huống nào có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Vì sao? 

- Kể những tình huống khác có nguy cơ bị xâm hại tình dục.

- Từ những tình huống trên, theo em cần làm gì để phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục?

- Lập danh sách những người đáng tin cậy để được giúp đỡ khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục.

Hướng dẫn chi tiết:

- Bạn nhỏ trong tình huống 8, 9, 10, 11, 12, 13 có nguy cơ bị xâm hại tình dục vì trong các tình huống này đều người lạ có những hành vi như dụ dỗ các bạn nhỏ.

- Kể những tình huống khác có nguy cơ bị xâm hại tình dục:

+ Gặp gỡ người lạ trên mạng xã hội

+ Tham gia vào các buổi tiệc hoặc sự kiện không an toàn

+ Việc nhận tin nhắn, hình ảnh, hoặc cuộc gọi không mong muốn và không phù hợp từ người khác qua điện thoại di động cũng là một dạng xâm hại tình dục.

+ Khi gặp gỡ người lạ ngoài đời thực, đặc biệt là ở những nơi hoang dã hoặc ít người qua lại, có nguy cơ bị xâm hại tình dục

- Để phòng tránh, ứng phó nguy cơ bị xâm hại tình dục, chúng ta cần: 

  • giữ khoảng cách với người lạ, 

  • không đi một mình trong khu vực vắng vẻ, 

  • không nhận quà của người lạ, 

  • không cho phép người lạ chạm vào vùng riêng tư, hét to để cầu cứu, gọi điện thoại đến số 111 hoặc chia sẻ với người thân,...

-  Danh sách những người đáng tin cậy: Phụ huynh hoặc người giám hộ, cảnh sát, anh chị em, ông bà, hoặc những người thân trong gia đình, bạn bè đáng tin cậy, giáo viên hoặc người hướng dẫn, nhân viên y tế,…

Luyện tập, thực hành

=> Giáo án Khoa học 5 chân trời bài 26: Phòng tránh bị xâm hại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Khoa học 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay