Đáp án Lịch sử 10 cánh diều Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam phần 2

File Đáp án Lịch sử 10 cánh diều Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam phần 2. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 16. CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (P2)

LUYỆN TẬP

Câu 1: Thành phần dân tộc theo dân số và phân chia tộc người theo ngữ hệ được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Thành phần dân tộc theo dân số và phân chia tộc người theo ngữ hệ được thể hiện:

  • Thành phần dân tộc theo dân số:
    • Tên các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có dân số:
      • Trên 1 triệu người: Tày, Thái, Mường, H-Mông, Khơ-me, Nùng. Tày là dân tộc có số dân đông nhất (1 845 492 người).
      • Dưới 5 nghìn người: Lô Lô, Mảng, Cờ Lao, Bố Y, Cống, Ngải, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Bờ Râu, Ơ đu. Ơ Đu là dân tộc có dân số thấp nhất (428 người).
    • Nhận xét cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay:
      • Dân tộc Kinh chiếm 85,3% cơ cấu dân số theo dân tộc Việt Nam (2019).
      • Các dân tộc khác chiếm 14,7% cơ cấu dân số theo dân tộc Việt Nam (2019).
  • Phân chia tộc người theo ngữ hệ: Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc người, thuộc 5 ngữ hệ khác nhau:
    • Ngữ hệ Nam Á: Nhóm ngôn ngữ Việt Mường (Kinh, Mường, Thổ, Chứt), nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme (Khowme, Ba Na, Xơ Đăng,...).
    • Ngữ hệ Mông Dao: Nhóm ngôn ngữ H-Mông, Dao (HMông, Dao, Pà Thèn). 
    • Ngữ hệ Thái Ka đai: Nhóm ngôn ngữ Tày Thái (Tày, Thái, Nùng,...), nhóm ngôn ngữ Ka-đai (La Chí, La Ha, Cờ Lao,...)
    • Ngữ hệ Nam Đảo: Nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo: Gia-rai, Ê-đê,...
    • Ngữ hệ Hán Tạng: Nhóm ngôn ngữ Hán (Hoa, Sám dìu, Ngái), nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (Hà Nhí, Phù Lá, La Hủ,...).

 

Câu 2: Trình bày những nét chính về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Trả lời:

Những nét chính về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam:

- Đời sống vật chất:

  • Ăn:
    • Cơm tẻ, nước chè là đồ ăn, thức uống cơ bản truyền thống hằng ngày của người Kinh ở miền Bắc. Trong bữa ăn thường có các món canh, rau, ưa dùng nước mắm. Món ăn của người Kinh ở miền Trung thường cay và mặn hơn các khu vực khác. Miền Nam thường có những món hơi ngọt và ít cay.
    • Bữa ăn hằng ngày của các dân tộc ít người ở Tây Bắc thường có xôi, ngô. Một số dân tộc ở Tây Nguyên chủ yếu ăn cơm tẻ, không thể thiếu muối ớt trong bữa ăn. Các dân tộc ở Tây Bắc và Tây Nguyên thường uống rượu cần như một hình thức sinh hoạt văn hóa chung.
  • Mặc:
    • Trước đây, đàn ông người Kinh thường mặc quần áo nâu, đi chân trần. Phụ nữ người Kinh thường mặc váy đen, yếm, áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ đen, áo bà ba, quấn khăn rằn (Nam Bộ). Áo dài phổ biến từ đầu thế kỉ XX và trở thành trang phục truyền thống trong các dịp lễ tết của phụ nữ Việt Nam.
    • Trang phục của các dân tộc thiểu số được đặc trưng bởi văn hóa, chất liệu hoặc màu sắc riêng. Các dân tộc ở Tây Bắc chú trọng các họa tiết đa sắc với kĩ thuật thêu công phu. Màu sắc, chất liệu hoa văn trên trang phục của các dân tộc ít người ở đồng bằng sông Cửu Long thường đơn giản, phù hợp với môi trường và cuộc sống vùng sông nước.
  • Ở:
    • Nhà truyền thống của người Kinh ở các vùng đồng bằng, duyên hải thường là nhà trệt. Trong khuôn viên thường được bố trí liên hoàn nhà - sân - vườn- ao. Ngôi nhà chính thường có kết cấu 3 hoặc 5 gian. Ở nhiều tỉnh ở Nam Bộ, nhà bếp thường được làm sát kề hay nối kề với ngôi nhà chính. Trong đời sống hiện đại, nhà ở của người Kinh ở nông thôn hay thành thành thị được xây dựng kiên cố, chịu ảnh hưởn của kiến trúc phương Tây.
    • Các dân tộc thường sống tập trung trong các xóm, làng, bản ở chân núi,...với kiểu nhà sàn phổ biến là nhà sàn để ở và có một ngôi nhà chung làm nơi sinh hoạt công cộng.
  • Phương tiện đi lại:
    • Phương tiện đi lại truyền thống của người Kinh trên đường bộ chủ yếu là ngựa, xe ngựa, xe kéo tay; trên đường thủy có thuyền, bè,....Mỗi loại này có nhiều kiểu dáng, kích thước khác nhau.
    • Ngựa thồ, xe ngựa là phương tiện vận chuyển, đi lại truyền thống phổ biến của nhiều dân tộc thiểu số các tỉnh vùng núi phía Bắc. Các dân tộc Tây Nguyên thường sử dụng voi, ngựa để đi lại. Người Khơ-me Nam Bộ thường sử dụng xe bò, xe lôi, đi lại trên đường, vận chuyển nông sản.
    • Trong xã hội hiện đại, xe máy, xe đạp, ô tô là phương tiện giao thông phổ biến. Tàu hỏa, máy bay được sử dụng phổ biến ở Việt Nam từ khoảng cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đến nay cũng trở thành phương tiện đi lại quen thuộc của người dân Việt Nam.

- Đời sống tinh thần:

  • Về tín ngưỡng, tôn giáo:
    • Tín ngưỡng:
      • Có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, thực hiện nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp,...
      • Các tín ngưỡng phổ biến trong đời sống tinh thần của người Kinh là thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với cộng đồng.
      • Các dân tộc thiểu số còn thờ nhiều vị thần tự nhiên, theo thuyết "vạn vật hữu linh", nhiều dân tộc thờ các vị thần nông nghiệp. 
    • Tôn giáo: Tại Việt Nam, có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới là Phật giáo, Đạo giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo.
      • Phật giáo: được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và dần trở thành tôn giáo có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của các dân tộc.
      • Hin-đu giáo: truyền bá vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở một số địa phương thuộc Tây Ninh, An Giang,... theo Hồi giáo. 
      • Công giáo: được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỉ XVI và dần trở thành một trong những tôn giáo phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  • Về phong tục, tập quán, lễ hội:
    • Phong tục, tập quán:
      • Người Kinh có tục ăn trầu, nhuộm rằng đen, xăm mình,....Trong cưới xin, nghi lễ truyền thống trải qua các bước cơ bản. Việc tổ chức ma chay của người Kinh rất trang nghiêm, gồm nhiều nghi thức.
      • Các dân tộc thiểu số có phong tục tập quán đa dạng. Một số dân tộc ở Tây Nguyên tổ chức gia đình theo mẫu hệ. Ở Nam Bộ, dân tộc Chăm cũng tổ chức gia đình theo kiểu mẫu hệ.
    • Lễ tết:
      • Tết Nguyên đán là lễ tết lớn nhất trong năm của người Kinh. Ngoài ra, còn có các lễ tết truyền thống khác như: Rằm tháng Giêng, Thanh minh, Đoan ngọ,...
      • Các tộc người ở Tây Bắc tổ chức năm mới vào các thời điểm khác nhau. Các tộc người ở Tây Nguyên thường tổ chức lễ tết vào mùa xuân. Các tộc người Nam Bộ như người Khơ-me ăn tết Chol Chnam Thmay, người Hoa ăn tết Nguyên đán.
  • Về nghệ thuật:
    • Các loại hình biểu diễn nghệ thuật của người Kinh rất đa dạng, tiêu biểu như nghệ thuật múa rối nước, chèo, tuồng, đờn ca tài tử, ca trù, hát xoan,....
    • Mỗi dân tộc thiểu số có những làn điệu, điệu múa và nhạc cụ riêng. Người thiểu số vùng Tây Bắc ưa thích các làn điệu dân ca, múa, xòe,....; các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ thường biểu diễn các điệu dân vũ.

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Sưu tầm, giới thiệu về đời sống vật chất và tinh thần của một hoặc một số dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Trả lời:

Đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Mường:

  • Đời sống vật chất:
    • Người Mường sống định canh định cư ở miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người Mường làm ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu. Trước đây, người Mường trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hàng ngày. Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người Mường là khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song... Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ thuật khá tinh xảo.
    • Ăn: Người Mường thích ăn các món đồ như xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá đồ. Cơm, rau đồ chín được dỡ ra rá trải đều cho khỏi nát trước khi ăn. Rượu Cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể. Phụ nữ cũng như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to. Ðặc biệt, phụ nữ còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chung một điếu thuốc.
    • Ở: Người Mường sống tập trung thành làng xóm ở chân núi, bên sườn đồi, nơi đất thoải gần sông suối... Mỗi làng có khoảng vài chục nóc nhà, khuôn viên của mỗi gia đình thường nổi bật lên những hàng cau, cây mít. Ðại bộ phận ở nhà sàn, kiểu nhà bốn mái. Phần trên sàn người ở, dưới gầm đặt chuồng gia súc, gia cầm, để cối giã gạo, các công cụ sản xuất khác. Làm nhà mới, khi dựng cột bếp, người Mường có tục làm lễ nhóm lửa. Gia chủ lấy bẹ chuối cắt hình ba con cá to kẹp vào thanh nứa buộc lên cột bếp, ở cột cái của bếp còn đặt một quả bí xanh. Trước lúc đun nấu ở nhà mới, gia chủ làm lễ nhóm lửa xin thần bếp cho đặt 3 hòn đầu rau và hòn đá cái. Ðêm đó gia chủ mời mọi người uống rượu cần dưới ánh sáng của ngọn lửa không tắt.
    • Phương tiện vận chuyển: Phụ nữ phổ biến dùng loại gùi đan bằng giang hoặc tre, 4 góc nẹp thành thẳng đứng, có dây đeo qua trán hoặc qua vai để chuyên chở. Ðôi dậu, đòn gánh có mấu 2 đầu, đòn xóc cũng thường được sử dụng. Nước sạch được chứa trong ống nứa to, dài hơn 1 mét vác vai từ bến nước về dựng bên vách để dùng dần.
  • Đời sống tinh thần:
    • Người Mường có nhiều ngày hội quanh năm: Sắc bùa, hội xuống đồng (Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng 7, 8 âm lịch), lễ cơm mới...
    • Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú, có các thể loại thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Người Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi... Cồng là nhạc cụ đặc sắc của người Mường, ngoài ra còn nhị, sáo trống, khèn lù. Người Mường còn dùng ống nứa gõ vào những tấm gỗ trên sàn nhà, tạo thành những âm thanh để thưởng thức gọi là "đâm đuống". Tín ngưỡng:Người Mường thờ cúng Tổ Tiên Ông Bà. Hát Xéc bùa (có nơi gọi Xắc bùa hay Khoá rác) được nhiều người ưa thích. Thường (có nơi gọi Ràng thường hoặc Xường) là loại dân ca ca ngợi lao động, và các nét đẹp phong tục dân tộc. Bọ mẹng là hình thức hát giao du tâm sự tình yêu. Ví đúm cũng là loại dân ca phổ biến. Bên cạnh đó, người Mường còn có các thể loại hát khác như hát ru, hát đồng dao... Ðặc biệt, ở người Mường phải kể đến lễ ca. Ðó là những áng mo, bài khấn do thầy mo đọc và hát trong đám tang. Ngoài sáo, nhị, trống, kèn... thì cồng chiêng là nhạc cụ đặc sắc.
    • Trò chơi của người Mường gần gũi với mọi đối tượng. Có những trò chơi được tổ chức chu đáo, công phu như: thi bắn nỏ, đánh đu, ném còn, v.v... Các trò chơi của lứa tuổi thiếu niên nhi đồng được tổ chức linh hoạt ở mọi nơi, mọi lúc với những điều kiện chơi đàn giản, tiện lợi như trò đánh cá cắt, trò cò le, trò đánh chó hoặc buôn chó, trò đánh mảng, trò chăm chỉ, chằm chăn.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay