Đáp án Lịch sử 10 kết nối Bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức

File đáp án Lịch sử 10 kết nối tri thức (chương trình sửa đổi) Bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất

CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC CON NGƯỜI

 NHẬN THỨC

Câu 1: Trình bày khái niệm lịch sử.

Trả lời:

Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay, bao gồm cả lịch sử quá trình tương tác của con người với tự nhiên và quá trình con người tương tác với nhau.

Câu 2: Dựa vào Tư liệu 1 (tr.7), hãy cho biết hình ảnh nào thể hiện hiện thực lịch sử, hình ảnh nào thể hiện lịch sử được con người nhận thức?

Trả lời:

- Hình 2 và hình 3 thể hiện hiện thực lịch sử.

- Hình 4 thể hiện lịch sử được con người nhận thức.

Câu 3: Khai thác Tư liệu 2, hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong nội dung hai tấm bia. Theo em, vì sao có sự khác nhau đó?

Trả lời:

- Giống: 

+ Cùng địa điểm và thời gian: Cả hai tấm bia đều đề cập đến trận chiến xảy ra ngày 27-4-1521 trên đảo Mac-tan.

+ Cùng sự kiện: Cả hai đều nhắc đến cái chết của Phéc-đi-năng Ma-gien-lăng trong trận đụng độ với lực lượng của La-pu-la-pu.

- Khác:

Yếu tố

Tấm bia 1

Tấm bia 2

Góc nhìn

Từ phía người Philippines, đặc biệt là dân tộc bản địa

Từ phía đoàn thám hiểm Tây Ban Nha

Đối tượng được tưởng niệm

Tôn vinh La-pu-la-pu là anh hùng dân tộc đầu tiên chống xâm lược châu Âu

Nhấn mạnh vai trò của Ma-gien-lăng và hành trình vĩ đại do ông khởi xướng

Nội dung

Đề cao tinh thần kháng chiến và chiến thắng của người dân bản địa

Ghi lại sự kiện Ma-gien-lăng mất, sau đó đoàn thám hiểm vẫn hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên

Câu 4: Sử học là gì?

Trả lời:

Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.

Câu 5: Trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học.

Trả lời:

Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó là quá khứ của một cá nhân, một nhóm người, cộng đồng người hay một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.

Câu 6: Nêu chức năng, nhiệm vụ của sử học.

Trả lời:

Chức năng

Nhiệm vụ

Khoa học

Xã hội

Nhận thức

Giáo dục

Dự báo

- Khôi phục các sự kiện lịch sửdiễn ra trong quá khứ. 

- Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận động và phát triển của lịch sử.

- Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức. 

- Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

Cung cấp tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.

- Góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sửcho thế hệ sau.

- Góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái,...

Thông qua việc tổng kết thực tiền, rút ra các bài học kinh nghiệm,... Sử học góp phần dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại,...

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: So sánh điểm khác nhau giữa hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. Nêu một số ví dụ về hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức (theo gợi ý sau vào vở).

Hiện thực lịch sử

Lịch sử đuọc con người nhận thức

?

?

Trả lời:

Hiện thực lịch sử

Lịch sử được con người nhận thức

Tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. Do đó, hiện thực lịch sử tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chúng ta có thể tìm hiểu, nhận thức và trình bày, tái hiện lịch sử theo các cách khác nhau chứ không thể thay đổi được hiện thực lịch sử.

Ví dụ: Bãi cọc Bạch Đằng trong trận thủy chiến chống quân Mông Nguyên lần 3 trên sông Bạch Đằng năm 1288.

Những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau: kể chuyện, ghi chép, nghiên cứu, trình diễn, lập đài tưởng niệm, thực hành các nghi lễ, phong tục…

Ví dụ: Lễ hội Bạch Đằng được tổ chức định kỳ vào ngày mùng 6 đến mùng 9 tháng 3 Âm lịch hàng năm.

Câu 2: Em hoặc một nhóm bạn hãy tìm đọc một cuốn truyện/cuốn sách lịch sử, sau đó giới thiệu với các bạn cùng lớp (tên cuốn truyện/cuốn sách, tác giả, năm ra đời, nội dung chủ yếu,...). Điều gì ở cuốn truyện/cuốn sách đó khiến em thích nhất?

Trả lời:

- Gần đây, em đã đọc cuốn “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái (một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, thời Lê – Nguyễn). Tác phẩm được viết vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Đây là một cuốn tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán, mang đậm yếu tố lịch sử, ghi lại những biến động lớn của đất nước giai đoạn cuối thế kỷ XVIII: từ khi Trịnh – Nguyễn suy tàn, đến thời Tây Sơn khởi nghĩa, và đặc biệt là sự nghiệp đại phá quân Thanh và thống nhất đất nước của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ.

- Điều em thích nhất ở tác phẩm này là hình ảnh Nguyễn Huệ được khắc họa vô cùng nổi bật: thông minh, quyết đoán, yêu nước và có tài thao lược kiệt xuất. Qua tác phẩm, em không chỉ hiểu rõ thêm về một giai đoạn lịch sử phức tạp, mà còn cảm nhận được sự tàn lụi của các tập đoàn phong kiến cũ và sự trỗi dậy của lực lượng mới giàu lòng yêu nước.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 kết nối tri thức (Mới nhất) - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay