Đáp án Lịch sử 10 kết nối Bài 3: Vai trò của Sử học
File đáp án Lịch sử 10 kết nối tri thức (chương trình sửa đổi) Bài 3: Vai trò của Sử học. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất
CHỦ ĐỀ 2: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC
BÀI 3: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC
Câu 1: Hãy nêu mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
Trả lời:
- Sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng nhất trong việc khẳng định giá trị của di sản đó.
- Kết quả nghiên cứu Sử học là cơ sở khoa học vững chắc cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản đảm bảo các yêu cầu cốt lõi.
- Di sản sẽ được bảo tồn và phát huy giá trị một cách bền vững, vì lợi ích chung của toàn xã hội.
Câu 2: Theo em, các di sản được giới thiệu trong các hình 1, 2, 3 sẽ như thế nào nếu trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị không dựa vào những cơ sở nghiên cứu của Sử học?
Trả lời:
Theo em, nếu quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản như cung điện Véc-xây (Pháp), Đại Nội Huế (Việt Nam) và cịnh Hạ Long không dựa trên cơ sở nghiên cứu của Sử học, thì các di sản này sẽ dễ bị hiểu sai, làm sai lệch bản chất lịch sử. Việc phục dựng có thể bị khai thác du lịch quá mức, sử dụng sai vật liệu, thay đổi kiến trúc hoặc giới thiệu lệch lạc về giá trị văn hóa – lịch sử vốn có. Điều đó không chỉ làm mất đi tính xác thực, mà còn khiến thế hệ sau khó hiểu đúng về truyền thống, nguồn cội. Sử học chính là cơ sở để giúp ta hiểu rõ bối cảnh, ý nghĩa và giá trị tinh thần của di sản, từ đó bảo tồn đúng cách và phát huy ý nghĩa một cách bền vững, góp phần giáo dục lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
Câu 3: Nêu vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
Trả lời:
- Đối với di sản văn hóa, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và của con người.
- Đối với di sản thiên nhiên, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần phát triển đa dạng sịnh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản đó.
Câu 4: Khai thác các tư liệu 1, 2, 3, hãy cho biết nội dung phản ánh của từng tư liệu và nêu điểm chung giữa các tư liệu đó.
Trả lời:
- Nội dung phản ảnh của từng tư liệu:
+ Tư liệu 1: Phản ánh khái niệm và phạm vi của tài nguyên du lịch văn hóa, bao gồm các yếu tố như di tích lịch sử, lễ hội, nghệ thuật dân gian… Đây là những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có thể khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch.
+ Tư liệu 2: Phản ánh vai trò và giá trị kinh tế – văn hóa của du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa ở châu Âu. Các di sản văn hóa (bảo tàng, di tích, thành phố cổ...) có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế thông qua ngành du lịch.
+ Tư liệu 3: Cung cấp dữ liệu thực tế về lượng khách tham quan Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long năm 2019, cho thấy mức độ quan tâm và khai thác du lịch văn hóa ở Việt Nam, đặc biệt là với cả khách trong nước và quốc tế.
- Điểm chung giữa 3 tư liệu:
+ Phản ánh mối quan hệ giữa văn hóa, di sản và công tác du lịch.
+ Nhấn mạnh vai trò của di sản văn hóa trong phát triển du lịch bền vững và kinh tế - xã hội.
+ Việc khai thác giá trị lịch sử - văn hóa thông quan hoạt động du lịch là xu thế chung và đem lại hiệu quả thiết thực.
Câu 5: Từ kết quả trả lời câu trên, hãy cho biết lịch sử và văn hoá có vai trò như thế nào đối với du lịch?
Trả lời:
Những giá trị về lịch sử và văn hoá của mỗi dân tộc, của toàn nhân loại là nguồn tài nguyên quý báu của du lịch, đặc biệt là du lịch văn hoá. Lịch sử và văn hóa đóng vai trò là nền tảng quan trọng của du lịch, tạo nên những giá trị đặc trưng, hấp dẫn giúp thu hút du khách, đồng thời góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Câu 6: Dựa vào thông tin trong mục, hãy cho biết tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hóa.
Trả lời:
Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hóa là:
- Góp phần thúc đẩy việc bảo vệ si sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.
- Thôi thúc cấp chính quyền và nhân dân quan tâm hơn đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng và phát huy những giá trị của di tích, di sản.
- Một phần doanh thu từ du lịch được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, phục dựng.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Câu 1: Hãy giải thích vai trò của lịch sử, văn hoá đối với sự phát triển du lịch và vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá thông qua một ví dụ cụ thể.
Trả lời:
Nhờ giá trị lịch sử – văn hóa (cung điện, lăng tẩm triều Nguyễn, nhã nhạc cung đình...), Huế trở thành điểm đến nổi bật, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Nguồn thu từ du lịch đã giúp trùng tu các công trình, bảo tồn di sản vật thể và phi vật thể (như nhã nhạc, lễ tế Nam Giao). Đồng thời, người dân địa phương cũng ý thức hơn trong việc bảo vệ và phát huy di sản.
Câu 2: Địa phương (tỉnh/thành phố) nơi em đang sinh sống và học tập có di sản văn hoá, di sản thiên nhiên nào? Em hãy để xuất một số biện pháp để bảo tồn, phát huy tốt hơn giá trị của các di sản đó.
Trả lời:
- Nơi em đang sinh sống và học tập là Hà Nội, nơi có rất nhiều di sản văn hoá và di sản thiên nhiên tiêu biểu. Trong đó:
+ Di sản văn hoá tiêu biểu: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, 82 bia tiến sĩ, phố cổ Hà Nội,...
+ Di sản thiên nhiên tiêu biểu: Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, vườn quốc gia Ba Vì,...
- Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản:
+ Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ di sản cho học sinh, người dân, đặc biệt là cư dân sống gần các khu di tích.
+ Đầu tư trùng tu, tu bổ đúng kỹ thuật, tránh làm sai lệch giá trị gốc của di sản.
+ Tăng cường quảng bá du lịch văn hóa, du lịch xanh, gắn với các di sản địa phương để thu hút khách trong và ngoài nước.
+ Khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn: tổ chức lễ hội truyền thống, phục dựng không gian xưa, phát triển sản phẩm lưu niệm gắn với di sản.
+ Ứng dụng công nghệ số (thực tế ảo, tour 3D, mã QR...) để giới thiệu di sản một cách hấp dẫn với thế hệ trẻ và du khách quốc tế.
Câu 3: Giả sử có một chủ đề của hội thảo về du lịch di sản như sau: “Lựa chọn lợi ích về kinh tế hay văn hoá lịch sử? Lợi ích lâu dài hay trước mắt?”. Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy viết một bài (khoảng 200 từ) thể hiện quan điểm của em về vấn đề được nêu.
Trả lời:
Trong bối cảnh du lịch di sản ngày càng phát triển, việc lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và giá trị văn hoá – lịch sử đang trở thành một vấn đề đáng suy ngẫm. Theo em, cần có sự cân bằng và ưu tiên lợi ích lâu dài gắn với bảo tồn di sản thay vì chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt. Di sản văn hóa, lịch sử không chỉ là “tài nguyên du lịch” mà còn là bản sắc dân tộc, gốc rễ của cộng đồng. Nếu khai thác du lịch quá mức, chạy theo lợi nhuận mà xâm hại di tích, thay đổi cảnh quan, làm mất tính nguyên gốc… thì dù kinh tế có tăng trưởng, giá trị tinh thần sẽ bị đánh đổi không thể phục hồi. Ngược lại, nếu biết khai thác hợp lý, đầu tư bảo tồn bền vững, thì di sản sẽ trở thành nguồn lực ổn định cho phát triển kinh tế, đồng thời giáo dục thế hệ sau về truyền thống và lòng tự hào dân tộc. Vì vậy, trong du lịch di sản, lợi ích lâu dài phải được đặt lên hàng đầu, và kinh tế chỉ nên là phương tiện để phát huy tốt hơn giá trị văn hóa – lịch sử.