Giáo án Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long

Giáo án Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long sách Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều đủ cả năm

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 9: TRIỀU LÝ VÀ VIỆC ĐỊNH ĐÔ Ở THĂNG LONG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Sưu tầm và giới thiệu được một số tư liệu lịch sử (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh…) liên quan đến triều Lý. 

  • Trình bày được một số nét chính về lịch sử Việt Nam triều Lý thông qua các câu chuyện về một số nhân vật lịch sử như: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Nguyên phi Ỷ Lan, Từ Đạo Hạnh…

  • Đọc và nêu nhận xét về nội dung và ý nghĩa của Chiếu dời đô. 

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: Tham gia hoạt động nhóm, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời những câu hỏi, nhiệm vụ học tập thể hiện được sự sáng tạo. 

  • Tự chủ và tự học: sưu tầm và kể lại một số tư liệu lịch sử liên quan đến triều Lý. 

Năng lực riêng: 

  • Năng lực lịch sử và địa lí: 

Sưu tầm và giới thiệu được một số tư liệu lịch sử (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh…) liên quan đến triều Lý. 

+Trình bày được một số nét chính về lịch sử Việt Nam triều Lý thông qua các câu chuyện về một số nhân vật lịch sử như: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Nguyên phi Ỷ Lan, Từ Đạo Hạnh…

+ Đọc và nêu nhận xét về nội dung và ý nghĩa của Chiếu dời đô. 

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Tự hào về tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh chông ngoại xâm của cha ông thời nhà Lý, tự hào về lịch sử Thăng Long – Hà Nội.  

  • Trách nhiệm: Trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của cha ông.

  • Chăm chỉ: Thực hiện nhiệm vụ học tập trên lớp và về nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Kế hoạch bài dạy, bài trình chiếu powerpoint.

  • Lược đồ, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.

  • SGK Lịch sử và Địa lí 5 – bộ sách Cánh diều

  • Bảng con, giấy A4, bút viết,...

2. Đối với học sinh

  • SHS Lịch sử và Địa lí 5 bộ sách Cánh diều. 

  • Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua Hoạt động, HS: 

- Kết nối được kiến thức HS đã biết với nội dung kiến thức mới trong bài. 

- Tạo hứng thú cho HS tiếp nhận bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu hình ảnh Hoàng Thành Thăng long và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hoàng Thành Thăng Long là công trình kiến trúc tiêu biểu của triều đại nào của nước ta? 

Hoàng Thành Thăng Long

- GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS: Hoàng Thành Thăng Long là công trình kiến trúc tiêu biểu của nhà Lý. Năm 1010, tại kinh đô Hoa Lư, vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô về thành Đại La và đổi tên thành kinh thành Thăng Long. Ngay từ năm 1010, khi mới định đô Thăng Long, Lý Thái Tổ đã khởi công xây dựng Hoàng Thành và hàng loạt cung điện. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Triều đại nhà Lý là một trong những triều đại phong kiến của nước ta. Dưới triều đại nhà Lý có nhiều sự kiện quan trọng mở ra nhiều chương mới cho lịch sử Việt Nam. Để tìm hiểu sâu hơn, chúng ta sẽ cùng nhau đến với bài - Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thành lập của Triều Lý và việc dời đô ra Đại La. 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quá trình hình thành lập của triều Lý. 

b. Cách tiến hành

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin SGK tr.41 và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày sự thành lập của triều Lý. 

GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Lê Công Uẩn là người châu Cổ Pháp, là một người thông mình, tài đức. 

+ Năm 1009, các quan trong triều đình đã suy tôn Lý Công Uẩn lên làm vua lập ra nhà Lý.

- GV tổ chức cho HS xem video: 

 https://www.youtube.com/watch?v=JUTzQadKqAc

- GV cung cấp cho HS tư liệu về vị vua sáng lập triều Lý: 

Tư liệu 1: 

 Vào thời Tiền Lê, ở châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh) có đôi vợ chồng sinh được một cậu bé, đặt tên là Lý Công Uẩn. Lớn lên, Lý Công Uẩn được gửi theo học nhà sư Vạn hạnh: Vừa nhìn thấy Lý Công Uẩn, nhà sư đã đoán ngay: “Đứa bé này không phải là người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy, gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ”. Lý Công Uẩn làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ trong triều Tiền Lê. Khi vua Lê Long Đĩnh mất mà không có người nối dõi, ông được các quan tôn làm vua, lập ra triều Lý. Vua Lý Thái Tổ được ca ngợi là “người khoan từ nhân thứ, tính ôn nhã, có lượng đế vương”

Tượng đài vua Lý Thái Tổ (Hà Nội)

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của Chiếu dời đô.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận xét được nội dung và ý nghĩa của Chiếu dời đô. 

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đoạn tư liệu SGK tr.41 và trả lời câu hỏi: 

+ Hãy cho biết nội dung của Chiếu dời đô. 

+ Nhận xét ý nghĩa của Chiếu dời đô. 

-  GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Nội dung của Chiếu dời đô cho biết quyết định dời đô từ Hoa Lư – một vùng đất chật hẹp và thấp trũng đến Đại La (sau đó đổi tên thành Thăng Long) – một nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để đóng đô và phát triển về mọi mặt. 

+ Chiếu dời đô đã thể hiện ý được tầm nhìn xa trông rộng của vua Lý Thái Tổ trong việc lựa chọn kinh đô. Lựa chọn mang tính quyết định ấy đã mở ra một thời kì phát triển, hưng thịnh của quốc Đại Việt dưới Triều Lý và các triều đại sau đó.

- GV tổ chức cho HS xem video: 

https://www.youtube.com/watch?v=LzIh3145qFE

- GV cung cấp thêm một số tư liệu về việc dời đô ra Đại La: 

Tư liệu 2: 

Mặc dù dời đô về Thăng Long nhưng vua đầu tiên của triều Lý vẫn không quên công lao xây dựng nền móng cho buổi đầu độc lập của các triều Đinh – Tiền Lê nên đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc giống như ở Hoa Lưa. 

Sách Đại Nam nhất thống chí, Quyển XIV chép: “Đô cũ nhà Đinh, nhà Lê, ở xã Trường Yên Thượng và Trường Yên Hạ, về phía tây bắc huyện Gia Viễn, có nội thành và ngoại thành, có cửa xây bằng đá, lại có các danh hiệu: cầu Đông, cầu Dền, cầu Muống, Tràng Tiền… nền cũ vẫn còn. Khí Lý Thái Tổ dời đô đến Thăng Long đều dùng theo các danh hiệu ấy….”

Tư liệu 3: 

Bản Chiếu dời đô trên bức bình phong tại Đền Đô (Bắc inh) cao 3,5m, rộng hơn 8m, được ghép lại từ 214 chữ Hán làm bằng gốm Bát Tràng. Bức cuốn thư Chiếu dời đô ở Đền Đô được coi là bức chiếu bằng gốm lớn nhất Việt Nam. Phần chính của bức cuốn thư là “Thiên đô chiếu” (Chiếu dời đô) do vua Lý Thái Tổ viết năm 2010 về việc chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). 

Bản Chiếu dời đô trên bức bình phong tại Đền Đô (Bắc Ninh)

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số nét chính về xây dựng và bảo vệ đất nước dưới thời Lý. 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HStrình bày được một số nét chính về lịch sử Việt Nam thời nhà Lý thông qua các câu chuyện về một nhân vật lích sử như Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Nguyên phi Ỷ Lan…

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK tr.41 – tr.42 và mục Em có biết, quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi sau: Trình bày một số nét chính về xây dựng và bảo vệ đất nước dưới thời Lý.

-  GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Xây dựng đất nước dưới thời Lý: 

  • Quan tâm sản xuất nông nghiệp, củng cố chính quyền quân đội, xây dựng nhiều chùa, coi trọng giáo dục. 

  • Khuyến khích sản xuất nông nghiệp (tổ chức lễ cày ruộng, cấm giết trâu bò…), đẩy mạnh phát triển thủ công nghiệp và các hoạt động buôn bán. 

  • Xây dựng Văn Miếu năm 1070, thành lập Quốc Tử Giám năm 1076..

+ Bảo vệ đất nước dưới thời Lý: Năm 1075, quân Tống âm mưu xâm lược Đại Việt. Quân dân Triều Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt đã tổ chức cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ thành công nền độc lập của đất nước.

- GV mở rộng kiến thức, đặt câu hỏi: Cho biết ý nghĩa của hành động Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa khi quân Tống gặp khó khăn, mất hết tinh thần chiến đấu. 

GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hành động Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa với quân Tống đã tránh được sự mất mát về người và của, đồng thời thể hiện thiện chí hòa bình, nhân đạo của quân dân Đại Việt.

- GV tổ chức cho HS xem video: 

https://www.youtube.com/watch?v=vrz_fmWdJaM

https://www.youtube.com/watch?v=OVtG0ox4ap8

- GV cung thêm một số tư liệu về một số nét lịch sử Việt Nam dưới triều Lý: 

Tư liệu 4: 

Đền Đô (Bắc Ninh) là nơi thờ 8 vị vua Triều Lý gồm Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Riêng Lý Chiêu Hoàng – Nữ hoàng đế duy nhất của Triều Lý và của Việt Nam được thờ ở Đền Rồng (Từ Sơn – Bắc Ninh). 

Nơi thờ tự 8 vị vua nhà triều Lý

 

 

 

 

 

 

- HS trình chiếu hình ảnh và lắng nghe câu hỏi. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

-  HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi. 

 

 

- HS trả lời câu hỏi. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc tư liệu và lắng nghe câu hỏi. 

 

 

- HS trả lời câu hỏi. 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS xem video. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và lắng nghe câu hỏi. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi. 

 

 

- HS trả lời câu hỏi. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS xem video. 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: NHỮNG QUỐC GIA ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: CHUNG TAY XÂY DỰNG THẾ GIỚI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: NHỮNG QUỐC GIA ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: CHUNG TAY XÂY DỰNG THẾ GIỚI

Chat hỗ trợ
Chat ngay