Đáp án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 5 Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết
File đáp án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 5 Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
CH1: Đọc lại phần tri thức tiếng Việt, mục Tri thức Ngữ văn của bài này và Bài 3 để thực hiện bảng so sánh sau:
Đặc điểm | Ngôn ngữ viết | Ngôn ngữ nói |
Phương tiện thể hiện | ||
Từ ngữ | ||
Câu | ||
Phương tiện kết hợp |
Tham khảo:
Đặc điểm | Ngôn ngữ viết | Ngôn ngữ nói |
Phương tiện thể hiện | - Không tiếp xúc trực tiếp - Nhân vật giao tiếp trong phạm vi rộng lớn, thời gian lâu dài, không đổi vai - Người giao tiếp phải biết các ký hiệu chữ viết, qui tắc chính tả, qui cách tổ chức VB. - Có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ | - Tiếp xúc trực tiếp - Nhân vật giao tiếp trực tiếp, phản hồi tức khắc, có sự đổi vai. - Người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ - Người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích |
Từ ngữ | - Trong văn bản viết, tùy thuộc vào phong cách ngôn ngữ mà sử dụng từ ngữ. - Không dùng các từ mang tính khẩu ngữ, địa phương, thổ ngữ. - Được sử dụng câu dài ngắn khác nhau tùy thuộc ý định. - Trong thực tế có hai trường hợp sử dụng ngôn ngữ: + Ngôn ngữ nói được lưu bằng chữ viết (đối thoại của các nhân vật trong truyện, ghi lại các cuộc phỏng vấn tọa đàm, ghi lại cuộc nói chuyện...) văn bản viết nhằm thể hiện ngôn ngữ nói trong những biểu hiện sinh động, cụ thể, khai thác ưu thế của nó. + Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày bằng lời nói miệng (thuyết trình trước tập thể, đọc văn bản, báo cáo...). Lời nói đã tận dụng được ưu thế của văn bản viết (suy ngẫm, lựa chọn, sắp xếp...), đồng thời vẫn phối hợp các yếu tố hỗ trợ trong ngôn ngữ nói (cử chỉ, nét mặt, ngữ điệu). | Trong ngôn ngữ nói có sự phối hợp giữa âm thanh và cử chỉ, dáng điệu… Từ địa phương, khẩu ngữ, tiếng lóng, biệt ngữ, trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy, chêm xen… - Ngôn ngữ nói thường dùng các hình thức tỉnh lược nhưng đôi khi câu nói lại rườm rà, trùng lặp về từ ngữ vì không có thời gian gọt giũa, vì là giao tiếp tức thời. |
Câu | Câu chặt chẽ, mạch lạc: câu dài nhiều thành phần. | Kết cấu linh hoạt (câu tỉnh lược, câu có yếu tố dư thừa…) |
Phương tiện kết hợp | - Nét mặt, ánh mắt - Cử chỉ, điệu bộ - Đa dạng về ngữ điệu, có thể cao, thấp, nhanh, chậm, mạnh, yếu, liên tục hay ngắt quãng. Ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ bổ sung thông tin. | - Ngôn ngữ viết không có yếu tố ngữ điệu, cử chỉ nhưng có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, bảng biểu, sơ đồ… Trong ngôn ngữ viết, từ ngữ phong phú nên khi viết có điều kiện được lựa chọn thay thế để đạt tính chính xác. |
CH2: Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong các đoạn trích sau:
- Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiệm qua xứng đột chính của bi kịch. Thứ nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, truy lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than. Mãu thuẫn này đã được giải quyết khi vua Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát. Thứ hai, đồ là xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này không được giải quyết rạch ròi, dứt khoát.
(Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Ngữ văn 11, tập một)
- Việc Vũ Như Tô xây Cứu Trùng Đài cho Tô Tương Dực theo lời khuyên của Đan Thiềm là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh xung đột bi kịch. Tuy nhiên, đây không phải là xung đột thông thường mà là xung đột vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính nhân loại.
(Phạm Vĩnh Cư, Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô)
Trả lời:
a, Ngôn ngữ có sự tổng kết cao. Về từ ngữ: sử dụng hệ thống thuật ngữ khoa học (vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, bản sắc, phong cách, thể văn, văn nghệ, chính trị khoa học…) một cách chính xác. Các câu được tách ý rõ ràng. Về dấu câu: dùng chính xác, đúng chỗ làm cho câu văn rõ nghĩa, gồm dấu chấm, dấu phẩy, dấu ba chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn. Về câu: câu viết rõ ràng, trong sáng, ( thể hiện rõ dụng ý của người viết về việc lựa chọn và thay thế các từ là thuật ngữ.)
b, Ngôn ngữ tập trung phát triển cao, hành động đầy kịch tính; ngôn ngữ cao đẹp có sự tổng kết cao. Về từ ngữ: sử dụng nhiều từ ngữ chuyên ngành ngôn ngữ: vốn chữ, ngữ pháp, thể văn, phong cách…
- Về câu: viết rõ ràng, trong sáng, các luận điểm trình bày mạch lạc, logic
- Dấu câu: ngắt nghỉ đúng chỗ, câu văn đúng nghĩa.
CH3: Điều chỉnh các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết:
- Hôm nay, cô giáo em mặc một bộ áo dài đẹp hết sảy.
- Hành động kì cục của ông ấy khiến cả nhà cảm thấy rối nùi.
- Đường bay quốc tế đã mở tung, du khách nước ngoài tha hồ đến Việt Nam du lịch.
- Bà ấy đối quá nên xơi tất tần tật các món ăn trên bàn.
Trả lời:
- Hôm nay, cô giáo em mặc một bộ áo dài tuyệt đẹp.
- Hành động kì cục của ông ấy khiến cả nhà cảm thấy khó khăn.
- Đường bay quốc tế đã mở cửa, du khách nước ngoài tha hồ đến Việt Nam du lịch.
- Bà ấy đối quá nên ăn tất tần tật các món ăn trên bàn.
CH4: Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ trong đoạn trích sau:
Vũ Như Tô - Có việc gì mà bà chạy hớt ha hớt hái? Mặt bà cắt không còn hột máu.
Đan Thiềm (thở hổn hển) - Nguy đến nơi rối... Ông Cả!
Vũ Như Tô - Lạ chưa, nguy làm sao? Đại Cửu Trùng chia năm đã được một phần.
Đan Thiềm - Ông trốn đi, mau lên không thì không kịp.
Vũ Như Tô - Sao bà nói lạ? Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi nên đi đâu. Làm gì phải trốn?
Đan Thiềm - Ông nghe tôi! Ông trốn đi! Ông nghe tôi! Ông phải trốn đi mới được!
Vũ Như Tô - Làm sao tôi cần phải trấn? Bà nói rõ cho là vì sao? Khi trước tôi nhờ bà mách đường chạu trốn, bà khuyên không nên, bây giờ bà bảo tôi đí trốn, thế nghĩa là gì?
(Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô)
Tham khảo:
- Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao; qua ngôn ngữ và hành động kịch, tâm trạng và tính cách của nhân vật được diễn tả sâu sắc.
- Câu từ được sử dụng thể hiện sự dồn dập, vội vàng, khiến tình huống truyện trở nên cao trào và kịch tính.
CH1: Từ việc độc hai văn bản bi kịch trên đây, hãy viết đoạn văn( khoảng 200 chữ) để trả lời câu hỏi: Thanh niên ngày nay nên chọn lí tưởng sống như thế nào?, trong đó lưu ý lựa chọn từ ngữ, câu văn phù hợp với ngôn ngữ viết.
Trả lời:
Chúng ta không thể biết tương lai cuộc sống có những gì sẽ xảy ra. Chính vì thế, ta hãy sống trọn vẹn hiện tại, sống có ước mơ, lí tưởng để thấy rằng cuộc sống thật tươi đẹp và đáng sống. Vậy thế nào là lí tưởng sống? Lí tưởng sống chính là những suy nghĩ, hành động tích cực của con người, hướng đến những điều tốt đẹp và cao cả. Lí tưởng sống ảnh hưởng quan trọng đến suy nghĩ và hành động của giới trẻ đặc biệt là các bạn thanh niên hiện nay. Người có lí tưởng sống là những người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình. Khi vấp ngã họ không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn. Họ cũng là những người biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn. Lí tưởng sống có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Khi chúng ta sống có lí tưởng, biết phấn đấu vươn lên, ta sẽ nhận được thành quả xứng đáng sau những nỗ lực, cố gắng. Ngoài ra, lí tưởng sống còn giúp chúng ta tôi luyện những phẩm chất quý giá: chăm chỉ, cần cù, lạc quan,… Nó cũng khiến chúng ta được người khác yêu thương, tin tưởng và học tập theo. Mỗi người học sinh chúng ta trước hết phải sống có ước mơ, hoài bão, nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để thực hiện ước mơ đó. Bên cạnh đó, chúng ta cần sống chan hòa, yêu thương mọi người, bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến cái ta chung để cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Là một người công dân của tổ quốc, chúng ta cần cố gắng trở thành một người tốt, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội. Quỹ thời gian của con người hữu hạn, chính vì thế, chúng ta hãy sống có ước mơ, lí tưởng để không lãng phí và không phải hối tiếc về sau.
=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 5 Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết