Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Câu 1: Những lỗi nào thường gặp về thành phần câu?
A. Câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ
B. Trật tự thành phần câu bị xáo trộn
C. Câu bị thiếu vế cần thiết
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2. Theo bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, vì sao Tuấn “hoàn toàn thỏa mãn” trong ngày đầu tiên đến Huế?
A. Vì Tuấn đã gặp được người tri kỉ của mình
B. Vì Tuấn được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp
C. Vì Tuấn được đến thăm cụ Phan Bội Châu như mong đợi từ lâu
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3. Trong bài Tôi đã học tập như thế nào, các bạn trong lớp có thái độ như thế nào đối với tác giả?
A. Tò mò
B. Chế nhạo, khinh thường
C. Yêu thương, đùm bọc
D. Cảm thông
Câu 4. Biện pháp lặp cú pháp thường xuất hiện trong loại văn bản nào?
A. Văn bản khoa học
B. Văn bản hành chính
C. Văn bản nghệ thuật và văn bản nghị luận
D. Văn bản báo chí
Câu 5. Trong bài Nguyệt cầm, từ “nhập” trong câu thơ “Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh" thể hiện điều gì?
A. Gợi sự khác biệt của trăng - đàn
B. Gợi ra sự giao hòa của trăng- đàn
C. Gợi không khí buồn bã nơi cảnh vật
D. Đáp án khác
Câu 6: Đoạn thơ sau có sử dụng phép tu từ cú pháp gì?
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.”
A. Phép lặp
B. Liệt kê
C. Chêm xen
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Trong tục ngữ, lặp cú pháp là cơ sở của:
A. Phép đối
B. Phép liên tưởng
C. Phép nối
D. Phép thế
Câu 8: Tên loại đàn được tác giả Xuân Diệu nhắc đến trong bài Nguyệt cầm?
A. Đàn bầu
B. Đàn nhị
C. Đàn nguyệt
D. Đàn tơ rưng
Câu 9: Ý nghĩa của câu thơ :
“ Lung linh bóng sáng bỗng rùng mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đem rằm theo nước xanh”.
A. Nỗi niềm cảm hoài tiếc thương kiếp người tài hoa nhưng bạc mệnh
B. Diễn tả nỗi sợ hãi chuyển đổi giác từ thính giác sang cảm giác. Từ âm thanh đến mức rùng mình.
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 10: Xuân Diệu quê ở đâu?
A. Làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh
B. Làng La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội
C. Làng Sen, huyện Nam Đàn, Nghệ An
D. Không đáp án nào đúng
Câu 11: Hình ảnh chiếc lá khô và tiếng sỏi trong lòng giếng cạn gợi cho bạn cảm nhận gì về thời gian?
A. Cái vô tình của thời gian chỉ còn đọng lại trong lòng con người những hoài niệm
B. Sự tàn phá của thời gian khiến con người trở nên sợ hãi
C. Lo lắng về sự già đi của con người
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 12: Bài thơ Thời gian ra đời vào năm:
A. 1986
B. 1987
C. 1988
D. 1989
Câu 13: Câu sau sai ở đâu “Tuy cái Lan còn bé, nó đã biết giúp ba mẹ rất nhiều việc nhà”
Thiếu vị ngữ
Thiếu chủ ngữ
Sai trật tự sắp xếp các thành phần
D. Thiếu vế câu
Câu 14: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: “Đang bơi dưới ao, một đàn vịt”.
A. Sai vị trí thành phần câu
B. Thiếu chủ ngữ
C. Thiếu vị ngữ
D. Thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
Câu 15: Nhân vật Quỳnh trong văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự theo học trường nào?
A. Trường Quốc học
B. Trường Pe-lơ- ranh
C. Trường Cố đạo
D. Trường Phan Bội Châu
Câu 16: ............................................
............................................
............................................