Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Thời gian là?
A. Khi Văn Cao vừa gia nhập Việt Minh
B. Khi tuổi đã xế chiều, lúc này Văn Cao đã để lại phía sau cuộc đời mình với biết bao trải nghiệm vui buồn
C. Khi Tiến quân ca được chọn làm Quốc ca chính thức
D. Đáp án khác
Câu 2: Sai lỗi về thành phần câu có thể dẫn đến hậu quả gì?
A. Câu trở nên khó hiểu hoặc vô nghĩa
B. Dễ gây hiểu lầm nội dung câu nói
C. Làm câu trở nên thiếu trọn vẹn về ý nghĩa
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3. Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà của cụ được miêu tả qua ngôi kể nào và điểm nhìn của ai?
A. Ngôi thứ ba, điểm nhìn từ nhân vật Tuấn
B. Ngôi thứ ba, điểm nhìn từ nhân vật Quỳnh
C. Ngôi thứ ba, điểm nhìn từ tác giả
D. Đáp án khác
Câu 4. Nội dung chính của văn bản Tôi đã học tập như thế nàolà gì?
A. Văn bản nói về hành trình lớn lên và sự thay đổi để dần hoàn thiện hơn của cậu bé A-lếch-xây
B. Văn bản cho thấy ý nghĩa tuyệt vời của việc đọc sách
C. Mang đến thông điệp về đọc sách đến với mọi người
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5. Tập thơ nào dưới đây KHÔNG PHẢI là sáng tác của Xuân Diệu?
A. Thơ thơ
B. Gửi hương cho gió
C. Riêng chung
D. Khối tình con
Câu 6: Phép lặp cú pháp thường ít sử dụng nhất trong loại văn bản nào dưới đây?
A. Nghệ thuật
B. Chính luận
C. Hành chính
D. Báo chí
Câu 7: Phép lặp cú pháp thường kèm theo:
A. Lặp từ ngữ
B. Lặp phụ âm đầu
C. Lặp vần
D. Lặp thanh điệu
Câu 8: Xuân Diệu đã có đóng góp đáng kể cho phong trào thơ mới giai đoạn nào?
A. 1930 - 1945
B. 1945 - 1950
C. 1960 - 1975
D. Một đáp án khác
Câu 9: Câu thơ “Đã chết đêm rằm theo nước xanh” trong bài Nguyệt cầm liên tưởng đến nhân vật nào?
A. Thúy Kiều
B. Đạm Tiên
C. Chiêu Quân
D. Tây Thi
Câu 10: Giá trị nội dung bài thơ Nguyệt cầm là gì?
A. Thể hiện sự giao cảm giữa hương sắc và thanh âm giữa đất trời và cỏ cây, vũ trị và con người, giữa trần gian và âm cảnh
B. Thể hiện niềm thương tiếc với số phận những con người bất hạnh trong cuộc đời
C. Thể hiện sự đau đáu về những kiếp người tài hoa bạc mệnh và nỗi niềm mong mỏi được cứu rỗi họ.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 11: Trong bài Thời gian, điểm tương đường giữa “những câu thơ”; “những bài hát” và “ đôi mắt em”:
A. Nghệ thuật và cái đẹp sẽ tồn tại vĩnh cửu
B. Đều là những thứ có thể cảm nhận bằng mắt và tai
C. Đều là những thứ tác giả yêu thích
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 12: Trong bài Thời gian, điểm khác biệt giữa các hình ảnh “câu thơ”, “bài hát”, “mắt em” với hình ảnh “những chiếc lá”.
A. Những giá trị nghệ thuật và tình yêu là cái không bao giờ bị thời gian lãng quên. Còn chiếc lá là cái hữu hạn sẽ bị thời gian phủi xóa
B. Cái lạ có thể cầm được còn những thứ kia thì không
C. Khác nhau về cảm giác. Có cái cảm nhận bằng tay cái cảm nhận bằng thính giác
D. Một đáp án khác
Câu 13: Chỉ ra lỗi sai trong câu “Mưa lớn chẳng những khiến bà con không thể đi làm được, nhấn chìm nhiều hoa màu”.
A. Câu thiếu vế câu
B. Câu thiếu vị ngữ
C. Câu thiếu chủ ngữ
D. Câu sai trật tự sắp xếp các thành phần
Câu 14: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: “ Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như thế”
Thiếu chủ ngữ
Thiếu vị ngữ
C. Thiếu cả chủ và vị ngữ
D. Thiếu vế câu
Câu 15: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự của ai?
A. Nguyễn Vy
B. Nguyễn Vỹ
C. Nguyễn Vân
D. Nguyễn Văn
Câu 16: ............................................
............................................
............................................