Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM NGỮ  VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1. Trích dẫn nào sau đây thuộc các tác phẩm của Mác – xim Go –rợ – ki?

A. Khi lao động là một điều thú vị, cuộc đời là một niềm vui! Khi lao động là một trách nhiệm, cuộc đời là nô lệ

B. Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà là nơi không có tình thương

C. Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Đoạn thơ sau có sử dụng phép tu từ cú pháp gì?

“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích.

Hôm gặp nhau vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”

A. Phép lặp

B. Liệt kê

C. Chêm xen

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Xuân Diệu được nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét là:

A. Nhà thơ tài năng nhất trong các nhà thơ mới

B. Nhà thơ trẻ nhất trong các nhà thơ mới

C. Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới

D. Nhà thơ nổi bật nhất trong các nhà thơ mới

Câu 4. Ý nào dưới đây đúng khi nói về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Thời gian?

A. Nhịp điệu của câu thơ lạ thường và rất linh hoạt

B. Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập

C. Sử dụng các phép tu từ

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5. Theo bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, tác dụng của việc kết hợp giữa phi hư cấu với hư cấu trong văn bản là gì?

A. Giúp tăng tính thuyết phục của văn bản

B. Giúp cho tác giả có nhiều tùy chọn hơn trong việc sáng tác.

C. Giúp cho việc truyền đạt thông điệp của tác giả được hiệu quả hơn.

D. Tất cả các đáp án trên

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."

(Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)

Câu 6: Xác định câu văn không sử dụng phép lặp cú pháp?

A. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa

B. Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

C. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

D. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập

E. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Câu 7: Xác định cấu trúc của cặp câu: 

"Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập

Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."

A. P (thành phần phụ tình thái) + C(chủ ngữ) + V1(vị ngữ 1) + V2(vị ngữ 2)

B. Danh từ + định tố 

C. Trạng ngữ chỉ thời gian + C(chủ ngữ) + V1(vị ngữ 1) + V2(vị ngữ 2)

D. C + V + Phụ ngữ chỉ đối tượng + Trạng ngữ

Câu 8: Trong bài Nguyệt cầm, câu thơ “Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê” có gì mới?

A. Phá vỡ quy tắc ngôn ngữ 

B. Đảo ngữ

C. Lặp cấu trúc

D. Không đáp án nào đúng

Câu 9: Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân”

A. Biện pháp đối

B. Biện pháp lặp cấu trúc

C. Biện pháp đảo ngữ

D. Biện pháp nhân hóa

Câu 10: Tác giả bài thơ Nguyệt cầm là ai?

A. Xuân Quỳnh

B. Xuân Diệu

C. Lưu Trọng Lư

D. Nguyễn Bính

Câu 11: Thể thơ của bài Thời gian:

A. Tự do

B. Song thất lục bát

C. Lục bát

D. Ngũ ngôn

Câu 12: Trong bài Thời gian, dòng thơ đầu tiên “thời gian qua kẽ tay” cho thấy nhà thơ hình dung thế nào về thời gian?

A. Thời gian trôi một cách âm thầm lặng lẽ không báo trước

B. Thời gian trôi rất nhanh 

C. Thời gian trôi rất chậm

D. Một đáp án khác

Câu 13: Câu sau sai ở đâu: “ Phở, một món nổi tiếng của người Việt”

A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu vế câu

D. Không đáp án nào đúng

Câu 14: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: “Rất thú vị truyện ngắn sử dụng các yếu tố kì ảo, lạ lùng”

A. Lỗi sai trật tự sắp xếp thành phần trong câu

B. Lỗi thiếu vị ngữ

C. Lỗi thiếu chủ ngữ

D. Lỗi thiếu vế câu

Câu 15: Dòng nào dưới đây miêu tả đúng nhất về căn nhà của cụ Phan Bội Châu?

  1. Rộng rãi thoáng đãng 

  2. Sơ sài, giản đơn

  3. Căn nhà cuối đường với 2  trụ gỗ sơ sài

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay