Đáp án Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật

File đáp án Ngữ văn 12 cánh diều Bài 1 Thực hành tiếng Việt: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NGÔN NGỮ TRANG TRỌNG VÀ NGÔN NGỮ THÂN MẬT

Câu 1: Từ hiểu biết về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, hãy nêu nhận xét về các lời thoại dưới đây của nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).

a) Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay lại vái lia lịa: 

- Con lạy quỷ toà... 

- Sao, sao? Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó. 

b) - Chị cám ơn các chú! - Người đàn bà đột nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn thiết - Đây là chị nói thành thực, chị cám ơn các chú. Lòng các chú tối, nhưng các chú đâu có phải người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn làm lũ, khó nhọc…

Chỉ mấy lời mào đầu ấy, người đàn bà đã mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt.

Hướng dẫn chi tiết: 

  1. Nhân vật người đàn bà hàng chài đã xưng “con – quý tòa” khi gặp chánh Đẩu cùng lời nói “Con lạy quý tòa”… “Quý tóa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…”: Đây là cách nói thân mật, thể hiện sự tuyệt vọng, thái độ sợ sệt, van xin của người đàn bà; điều này cho thấy cô ấy đang cố gắng thuyết phục Đẩu bằng cách sử dụng ngôn ngữ thân mật và cảm xúc mạnh mẽ.
  2.  

Nhân vật người đàn bà hàng chài đã xưng hô “chị - các chú”: Đây la cách nói thân mật, thể hiện lòng biết ơn của người đàn bà dành cho Phùng và Đẩu đã giúp đỡ mình. Người đàn bà dùng từ “chú” để gọi những người này, thể hiện sự tôn trọng và gần gũi. 

“Lòng các chú tối, nhưng ác chú đâu có phải người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn làm lũ, khó nhọc…”: Đây là cách nói thân mật, thể hiện sự hiểu biết và thông cảm của người đàn bà với những khó khăn mà những người làm ăn phải đối mặt. Cô ấy nhận ra rằng, dù lòng họ có tối tăm, họ vẫn không thể hiểu được sự khó khăn của việc làm ăn.

Câu 2: Tìm nhận xét của người kể chuyện trong mỗi đoạn văn dưới đây (trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu. Vì sao người kể chuyện nhận xét như vậy? 

a) Tự nhiên anh rời chiếc bàn đến đứng vịn vào lưng ghế người đàn bà ngồi, giọng trở nên đây giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án: 

– Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu! Chị nghĩ thế nào? 

b) – Tùy bà! – Đẩu thay đổi cách xưng hô, khoác lên mình cái cung cách bề ngoài của một vị chánh án. – Chủ trương nguyên tắc của chúng tôi là kêu gọi hoà thuận... 

Hướng dẫn chi tiết:

  1. Nhận xét của người kể chuyện về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu “giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án”: Đẩu sử dụng ngôn ngữ ngôn ngữ trang trọng để thể hiện quyền lực của mình, đồng thời cũng để thể hiện sự giận dữ và không hài lòng với hành vi của người chồng. Người kể chuyện nhận xét như vậy vì Đẩu đang cố gắng thể hiện quyền lực và vị trí của mình, đồng thời cũng để thể hiện sự không hài lòng với hành vi của người chồng “Ba ngày một trận năng, năm ngày một trận nhẹ. Cả nước không có một người chồng nào như hắn.”
  2. Nhận xét của người kể chuyện về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu “Đẩu thay đổi cách xưng hô, khoác lên mình cái cung cách bề ngoài của một vị chánh án”: Đẩu tiếp tục sử dụng ngôn ngữ trang trọng khi thay đổi cách xưng hô và thể hiện mình như một vị chánh án. Điều này cho thấy Đẩu đang cố gắng thể hiện quyền lực và vị trí của mình, đồng thời cũng để thể hiện sự kiểm soát và quyết định trong tình huống. Người kể chuyện nhận xét như vậy vì Đẩu đang cố gắng thể hiện quyền lực và vị trí của mình đồng thời cũng để thể hiện sự kiểm soát và quyết định trong tình huống.

Câu 3: Nhận diện, phân tích đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật ở các đoạn văn sau: 

a) Học sinh, sinh viên, trí thức trẻ phải biết cách học đề trở thành những công nhân, chuyên viên giỏi, những kĩ sự, bác sĩ, cán bộ giảng dạy xuất sắc, cung cấp cho Nhà nước những cán bộ lãnh đạo, quản lí liêm khiết có trình độ cao, có tâm nhìn xa. Bản thân học sinh và sinh viên phải tự mình khắc phục những suy nghĩ lệch lạc, những tiêu cực của mình cũng như những tệ nạn xã hội đang diễn ra trên đất nước làm cho mọi người, kế cả thanh niên hết sức bất bình, căm giận. Thái độ đúng đắn của môi thanh niên là phải biết đầu tranh và vượt qua những yếu kém và tiêu cực đó bằng những hành động tích cực và bản lĩnh của người chủ xứng đáng của đất nước. Đó là trách nhiệm và sứ mạng của giới trẻ.

(Nguyễn Thị Bình)

b) Con gái yêu quý! Lậy là con gái của mẹ đã lớn thật rồi, cuối cùng cũng đến ngày con phải rời xa vòng tay mẹ đề đi học xa nhà. Mẹ vẫn lo lắng y như ngày đâu tiên con đi nhà trẻ, con khóc mà lòng mẹ xót xa. Mẹ biết con không còn mãi bé, cô gái của mẹ đã lớn và đến lúc con phải bay bằng chính đôi cánh của mình, trên bầu trời của con. Con hãy nhớ, cuộc sống không thẻ tránh khỏi những chông gai, nếu con coi đó là một trò chơi có mạo hiểm, con sẽ thấy nó thú vị, còn nếu con nhìn nó bằng con mắt của sự bi quan, sợ hãi, nó sẽ là con quái vật nuốt chứng con lúc nào không hay. Chỉ khi con xông pha, trải nghiệm, con mới nhận được những điều giá trị con mong muốn. Con cũng hãy thoải mái tham gia các hoạt động cùng các bạn, làm tình nguyện, đi đến những nơi mà con muốn đến nhé! 

(Nguyễn Thu Hà)

Hướng dẫn chi tiết:

  1. Đoạn trích trên đã gửi gắm những thông điệp của tác giả đối với trách nhiệm và sứ mạng của giới trẻ với thế hệ trẻ hiện nay. Vì vậy, trong đoạn trích sử dụng ngôn ngữ trang trọng:
  • Từ ngữ chọn lọc: “học sinh, sinh viên, trí thức trẻ”, “cán bộ lãnh đạo, quản lí liêm khiết có trình độ cao…”, “trách nhiệm và sứ mạng”.
  • Thể hiện sự nghiêm túc, trang trong, động viên tinh thần cho giới trẻ của tác giả.
  • Đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng: 
  • Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong các trường hợp trang trọng, học thuật: phát biểu trong các cuộc họp, thuyết trình hội thoại…
  • Từ ngữ chọn lọc
  • Ngôn ngữ thể hiện sự nghiêm túc, trang trọng
  1. Đoạn trích là nơi của người mẹ gửi tới người con gái khi con phải chuẩn bị học xa nhà. Vì thế, đoạn trích sử dụng ngôn ngữ thân mật:

=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay