Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật

Giáo án bài 1: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật sách Ngữ văn 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

TIẾT  : THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT NGÔN NGỮ TRANG TRỌNG VÀ NGÔN NGỮ THÂN MẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • HS nhận biết được khái niệm, đặc điểm và tác dụng của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.

  • HS hiểu và sử dụng ngôn ngữ trang trọng cùng ngôn ngữ thân mật cho phù hợp với bối cảnh giao tiếp.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học và tự chủ: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được các đặc điểm, ý nghĩa của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.

  • Biết cách vận dụng vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất

  • Biết cách ứng dụng cho phù hợp với bối cảnh giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-   Giáo án

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 

b. Nội dung: GV chuyển giao câu hỏi để HS suy ngẫm trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi cho HS:

Câu 1: Đặt câu khi bạn muốn chào hỏi 1 người bạn thân lâu ngày mới gặp lại?

A. Chào bạn, bạn có khỏe không?

B. Dạo này mày có ổn không!

C. Bạn có khỏe không ạ?

D. Bạn có ổn không ạ?

Câu 2: Hãy đặt câu nói về việc bạn hỏi mượn sách một người bạn mới quen:

A. Bạn có thể cho tớ mượn cuốn sách này được không?

B. Ê, mày cho tao mượn sách nhé!

C. Tao mượn sách nhé!

D. Này, tao mượn cuốn sách này đấy.

Câu 3: Với người bạn mới quen khi muốn chào hỏi bạn sẽ sử dụng câu như thế nào?

A. Chào cậu, cậu khỏe không?

B. Dạo này mày thế nào?

C. Ê, dạo này ổn không bạn?

D. Mày có khỏe không đấy?

Câu 4: Khi viết thư cho bố đi công tác xa thì nên sử dụng câu thế nào cho phù hợp?

A. Thưa bố, bố có khỏe không? Con rất vinh dự vì hôm nay được biên những dòng này gửi đến bố.

B. Bố kính yêu! Con và em Lan nhớ bố rất nhiều! Chỉ mong bố công tác tốt để sớm về với chúng con ạ.

C. Con rất lấy làm vinh hạnh nếu biết được bố ở phương xa vẫn khỏe!

D. Con rất lấy làm vinh hạnh khi được thông báo đến bố tình hình học tập của 2 anh em như sau:

Câu 5: Trong những tình huống sau, tình huống nào bạn nên sử dụng ngôn ngữ trang trọng?

A. Khi chuẩn bị phát biểu trước lễ Tổng kết học kì 1 của khối.

B. Khi giao tiếp với bạn bè trong lớp.

C. Khi nói chuyện điện thoại với mẹ của mình.

D. Khi nói chuyện với bạn thân của mình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật là hai kiểu ngôn ngữ điển hình trong đời sống. Vậy sử dụng thế nào cho thật phù hợp với ngữ cảnh thì hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay nhé.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về lý thuyết

a. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được cách sử dụng của ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu lý thuyết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn về ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ hoàn thành PHT sau:

PHIẾU HỌC TẬP VỀ NGÔN NGỮ TRANG TRỌNG – NGÔN NGỮ THÂN MẬT

 

Tiêu chí

Khái niệm

…………………………….

Đặc điểm

…………………………….

Lưu ý

…………………………….

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

- Các HS khác lắng nghe và cho ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

I. Lý thuyết

1. Thế nào là ngôn ngữ trang trọng

- Khái niệm: Ngôn ngữ trang trọng thể là loại ngôn ngữ thể hiện thái độ nghiêm túc, mang tính chất lễ nghi, chủ yếu được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức. Loại ngôn ngữ này xuất hiện ở cả dạng viết (bài tập, tiểu luận, giáo trình, hợp đồng, báo cáo…) và dạng nói (bài diễn thuyết, bài giảng, ý kiến trong hội thảo, lời nói với những người có tuổi tác, vị trí cao hơn…). 

Đặc điểm

Thường sử dụng có sắc thái nghiêm trang, tôn kính, tao nhã,… không dùng tiếng lóng hay khẩu ngữ.

 + Thường sử dụng câu có cấu trúc đầy đủ, rõ ràng.

  • Lưu ý:

Những tác phẩm văn học sáng tác theo phong cách cổ điển thường sử dụng ngôn ngữ trang trọng.

2.Thế nào là ngôn ngữ thân mật

Khái niệm: Ngôn ngữ thân mật là kiểu ngôn ngữ thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày như trò chuyện hoặc viết tin nhắn, viết thư cho bạn bè, người thân hoặc viết nhật kí cá nhân.

- Đặc điểm: 

Thường được sử dụng với những từ có sắc thái gần gũi, dân dã phù hợp với mối quan hệ giữa các đối tượng giao tiếp.

+ Kiểu câu trong ngôn ngữ thân mật cũng đa dạng, bao gồm cả câu đặc biệt và câu rút gọn. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Luyện tập về đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm những bài tập sau:

Bài 1: Từ hiểu biết về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, hãy nêu nhận xét về các lời thoại dưới đây của nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).

  1. Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay lại vái lia lịa:

  • Con lạy quý tòa….

  • Sao, sao?

  • Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó.

  1. – Chị cảm ơn các chú! – Người đàn bà đột nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn thiết. – Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu phải người làm ăn…. Cho nên các chú đâu có hiểu được cái việ ccuar các người làm ăn lam lũ, khó nhọc….

Chỉ mấy lời chào đầu ấy, người đàn bà đã mất hết cái vẻ ngoài khúm núm sợ sệt.

Bài 2: Tìm nhận xét của người kể chuyện trong mỗi đoạn văn dưới đây (trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu. Vì sao người kể chuyện nhận xét như vậy?

a.

Tự nhiên anh rời chiếc bàn đến đứng vịn vào lưng ghế người đàn bà ngồi, giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án:

  • Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trặn nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu! Chị nghĩ thế nào?

b.

- Tùy bà! – Đẩu thay đổi cách xưng hô, khoác lên mình cái cung các bề ngoài của một vị chánh án. – Chủ truong nguyên tắc của chúng tôi là kêu gọi hòa thuuận….

Bài 3: Nhận diện và phân tích đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật trong các đoạn văn sau:

“Học sinh, sinh viên, trí thức trẻ phải biết cách học để trở thành những công nhân, chuyên viên giỏi, những kĩ sư, bác sĩ, cán bộ giảng dạy xuất sắc, cung cấp cho Nhà nước những cán bộ lãnh đạo, quản lí liêm khiết có trình độ cao, có tầm nhìn xa. Bản thân học sinh và sinh viên phải tự mình khắc phục những suy nghĩ lệch lạc, những tiêu cực của mình cũng như những tệ nạn xã hội đang diễn ra trên đất nước làm cho mọi người, kể cả thanh niên hết sức bất bình, căm giận. Thái độ đúng đắn của mỗi thanh niên là phải biết đấu tranh và vượt qua những yếu kém và tiêu cực đó bằng những hành vi tích cực và bản lĩnh của người chủ xứng đáng của đất nước. Đó là trách nhiệm và sứ mạng của giới trẻ”.

 (Nguyễn Thị Bình)

b. Con gái yêu quý! Vậy là con gái của mẹ đã lớn thật rồi, cuối cùng cũng đến ngày con phải rời xa vòng tay mẹ để đi học xa nhà. Mẹ vẫn lo lắng y như ngày đầu tiên con đi nhà trẻ, con khóc mà lòng mẹ xót xa. Mẹ biết con không còn mãi bé, cô gái của mẹ đã lớn và đến lúc con phải bay bằng chính đôi cánh của mình, trên bầu trời của con. Con hãy nhớ, cuộc sống không thể tránh khỏi những chông gai, nếu con coi đó là một trò chơi có mạo hiểm, con sẽ thấy nó thú vị, còn nếu con nhìn nó bằng con mắt của bi quan, sợ hãi, nó sẽ là con quái vật nuốt chửng con lúc nào không hay. Chỉ khi con xông pha, trải nghiệm, con mới nhận được những điều giá trị con mong muốn. Con hãy thoải mái tham gia các hoạt động cùng các bạn, làm tình nguyện, đi đến những nơi con muốn nhé! 

(Nguyễn Thu Hà)

Bài 4: Chọn cách nói phù hợp trong các tình huống giao tiếp dưới đây. Giải thích cách lựa chọn từ ngữ, kiểu câu của em?

Nội dung và nhân vật giao tiếp

Bạn mới quen

Bạn thân

-------------------

………..Còn tiếp…………

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án bây giờ:

  • Phí giáo án: 500k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
  • Một số đề thi giữa học kì I với ma trận, đáp án..
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay