Đáp án Ngữ văn 12 cánh diều Bài 2: Quan thanh tra

File đáp án Ngữ văn 12 cánh diều Bài 2 Đọc: Quan thanh tra. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

BÀI 2: HÀI KỊCH

VĂN BẢN: QUAN THANH TRA

CHUẨN BỊ

Câu 1: Tóm tắt cốt truyện của văn bản

Hướng dẫn chi tiết: 

Đoạn trích kể về phần đoạn hai quý tộc báo Khlet-xta- cốp là quan thanh tra làm cho quan lại địa phương tưởng anh là quan thanh tra và ra sức đối đãi, mời chào, đút lót lấy lòng. Sự việc vỡ lẽ khi chủ sự bưu điện đọc bức thư mà Khlet-xta-cốp viết. Bức thư mang nội dung chế giễu các quan chức địa phương, lần lượt từng người bị bôi nhọ.

Câu 2: Xác định được xung đột, dạng xung đột và tình huống nảy sinh, phát triển xung đột

Hướng dẫn chi tiết: 

Trong tác phẩm này, có nhiều xung đột được mô tả, từ những xung đột cá nhân cho đến những xung đột xã hội:

Xung đột cá nhân: Đây là những xung đột nảy sinh từ bên trong mỗi nhân vật, thường liên quan đến mâu thuẫn giữa lương tâm và lợi ích cá nhân. Trong Quan Thanh Tra phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa trách nhiệm công việc và lòng tham của bản thân. 

Xung đột giữa các nhân vật: Đây là những xung đột nảy sinh từ mối quan hệ giữa các cá nhân trong tác phẩm. Trong Quan Thanh Tra, có thể là xung đột giữa quan Thanh Tra và các quan chức khác trong chính quyền, hoặc giữa Quan Thanh Tra và người dân trong khu vực mà ông ta quản lí

Xung đột xã hội: Đây là những xung đột lớn hơn, phản ánh những mâu thuẫn trong xã hội. Trong Quan Thanh Tra, có thể là xung đột giữa tầng lớp quý tộc và lớp nông dân, hoặc xung đột giữa chế độ quan lại tham nhũng và nguyện vọng công bằng của nhân dân.

Câu 3: Tìm hiểu nhân vật trong hài kịch: xác định nhân vật nào là đối tượng của tiếng cười; phân tích tính cách của nhân vật được thể hiện qua tình huống, hành động kịch, ngôn ngữ và các thủ pháp trào phúng.

Hướng dẫn chi tiết: 

Nhân vật quan thị trưởng là đối tượng của tiếng cười; nhân vật này đều mang những tật xấu đặc trưng, được thể hiện qua các tình huống, hành động kịch và ngôn ngữ trong vở kịch. Những tình huống hài hước và châm biếm trong vở kịch đã tạo ra nhiều tiếng cười cho khán giả.

Câu 4: Liên hệ, kết nối văn bản kịch với kinh nghiệm của bản thân, với đời sống hiện tại để phân tích và đánh giá đươc tác động của tác phẩm hài kịch đối với người đọc và tiến bộ xã hội.

Hướng dẫn chi tiết: 

Quan Thanh Tra là một tác phẩm hài kịch trào phúng, phản ánh những tệ nạn trong xã hội thông qua việc chế giễu những thói hư, tật xấu của nhiều tầng lớp. Tác phẩm này không chỉ mang lại tiếng cười cho người xem mà còn gợi mở suy nghĩ về những vấn đề xã hội mà chúng ta đang đối mặt. 

Khi liên hệ với đời sống hiện tại, chúng ta có thể thấy rằng những vấn đề mà tác phẩm đề cập như tham nhũng, lạm quyền, cậy chức sách nhiễu dân chúng vẫn còn tồn tại và lằ những vấn đề mà xã hội hiện đại cần phải giải quyết. Những nhân vật trong tác phẩm, dù có những hành động và lời nói hài hước, nhưng đều mang ý nghĩa sâu sắc, phản ánh những tệ nạn trong xã hội. 

Với người đọc, tác phẩm không chỉ là một tác phẩm giải trí mà còn là một bài học về đạo đức và lương tâm. Tác phẩm giúp người đọc nhận ra những sai lầm trong xã hội và cần phải thay đổi để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh hơn

Về mặt tiến bộ xã hôi, tác phẩm đóng góp vào việc nâng cao nhận thức của mọi người về những vấn đề xã hội. Tác phẩm khơi mở vào cuộc thảo luận về những vấn đề này, góp phần vào việc tìm kiếm giải pháp để khắc phục.

Câu 5: Đọc trước đoạn trích; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Ni-cô-lai Va-xi-li-ê-víc Go-gôn (Nikolay Vasilyevich Gogol) và tác phẩm Quan Thanh Tra.

Hướng dẫn chi tiết: 

  • Tác giả

Gogol tên khai sinh: Nikolay Vasilyevich Gogol (1809 – 1852) với bút danh là N. V. Gogol. Ông sinh ra ở vùng Sorochintsi của Guberniya Poltava trong một gia đình thuộc mức tầm thường người Ukraina

Bố của Gogol là Vasily Afansevich Gogol, một kịch tác gia tài tử, chết khi ông mới 15 tuổi.Mẹ ông là Mariya Yanopvskaya, luôn có tâm trí buồn sầu u uất và mộ đạo.

Gia đình ông có một tủ sách riêng, từ rất nhỏ Gogol đã tỏ ra là người ham đọc sách, sưu tầm nhiều dân ca, tục ngữ…

Ông là một văn sĩ, kịch tác gia, phê bình gia và thi sĩ

Thời đầu sự nghiệp: Giai đoạn 1820 – 1828, các giảng sư ở quê nhà thấy Mykola có chút năng khiếu nên tiến cử ông tới Nizhyn học trường nghệ thuật

Thời kì Peterburg: Năm 1828, Mykola Gogol bỏ học tới Snakt Peterburg. Năm 1831, ông cho ra đời tập truyện Ukraina đầu tiên, năm 1832 ông tiếp tục hoàn thành tập thứ 2, năm 1835 ông gộp hai tập truyện này dưới chung một tiêu đề Migorod và cho ra đời hai tập tạp văn có tên Arabesques.

Năm 1834, ông được bổ nhiệm làm Giáo sư Lịch sử Trung đại của Đại học Tổng hợp Sankt Peterburg

Năm 1832 – 1836, ông dồn hết năng lượng vào công việc

Năm 1848, ông trở về Na sau cuộc hành hương tới Jerusalem, ông dành những năm cuối đời cho chuyến đi không ngừng khắp đất nước.

Cuộc đời của Gogol bao gồm nhiều giai đoạn, từ học trường nghệ thuật tại Nizhyn cho đến việc sống ở nước ngoài và viết nhiều tác phẩm nổi tiếng

Ông đã viết nhiều tác phẩm tiêu biểu như “Những buổi tối ở thôn ấp gần Dikanka”, “Mirgorod”, “Ả Rập”, “Những linh hồn chết”, và nhiều tác phẩm khác

Vở kịch “Quan Thanh Tra” được công diễn tại nhà hát Quốc gia Sankt-Peter vào năm 1836.

  • Tác phẩm Quan Thanh Tra

Thể loại: Hài kịch

Phương thức biểu đạt: tự sự

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: vở kịch gồm 5 hồi, đoạn trích thuộc hồi 5

Bố cục: 2 phần

Giá trị nội dung

  • Châm biếm, phê phán và chế giễu những thói hư tật xấu, những góc khuất của xã hội
  • Phản ánh một xã hội bất công, sự dụng lợi của nhiều tầng lớp trong xã hội

Giá trị nghệ thuật: 

  • Xây dựng tình huống truyện độc đáo, thú vị
  • Tạo hình nhân vật chân thực, phản ánh hiện thực cụ thể
  • Sử dụng ngôn từ tinh tế, dễ đọc.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Điều gì được thông báo? Vì sao chủ sự bưu vụ có được thông tin đó?

Hướng dẫn chi tiết: 

Điều được thông báo: Người công chức chúng ta tưởng là quan thanh tra, lại không phải là quan thanh tra.

Chủ sự bưu vụ có được thông tin đó vì có người mang thư đến nhà Bưu vụ. Tôi nhìn vào bì thư, xem gửi cho ai, thấy đề: Phố Nhà Bưu vụ. Tôi liền bóc ra xem.

Câu 2: Thị trưởng phản ứng như thế nào trước khi bức thư được đọc.

Hướng dẫn chi tiết: 

Trước khi bức thư được đọc thị trưởng có phản ứng: thị trưởng trở nên hoảng hốt, sợ hãi, tức giận

  • “Sao ông dám làm thế?... Sao ông lại dám bóc thư của một vị quan lớn được ủy nhiệm như vậy?
  • “Sao ông lại dám gọi Ngài là chẳng phải ông cũng chẳng phải thằng?”
  • “Ông phải biết Ngài cưới con gái tôi, tôi sẽ trở thành quan to có uy quyền, tôi sẽ đày ông đi Xi-bia, rõ không?”

Câu 3: Chú ý nội dung bức thư

Hướng dẫn chi tiết: 

Nội dung bức thư gửi cho nhân vật “cậu Giẻ Lau” viết về quá trình kì lạ của Khlét-xta-cốp khi được mọi người trong thành phố nhầm tưởng là nhân vật Quan thanh tra. Ngoài ra, Khét-xta-cốp cũng nhắc về sự thay đổi trong cuộc sống sau khi được trở thành Quan thanh tra.

Câu 4: Thông tin về thị trưởng được nhắc mấy lần?

Hướng dẫn chi tiết: 

Thông tin về thị trưởng được nhắc 2 lần

  • Lần 1: Hiện nay, mình ở nhà thị trưởng, ăn uống thả cửa, lại tấn tỉnh mạnh cả vợ và con gái lão ta…”
  • Lần 2: “Trước hết là thằng thị trưởng, ngu như một con ngựa thiến lông xám”.

Câu 5: Chú ý thông tin về mỗi nhân vật được viết trong bức thư.

Hướng dẫn chi tiết: 

Chủ sự bưu vụ: giống thằng Mi-khê-ép, gác cổng ở bưu vụ như hệt; chắc nó cũng rượu chè và bần tiện như thế”.

Cô-rốp-kin: thằng viện trưởng tế bần là một con lợn chính cống đội mũ nồi

Thị trưởng: thằng thị trưởng ngu như một con ngựa chiến lông xám

Viên kiểm học: người sặc mùi hành

Chánh án: thật hết sức mô-ve-tông

Câu 6: Chỉ ra các lời thoại có màu sắc độc thoại, bàng thoại trong lời đối thoại của thị trưởng.

Hướng dẫn chi tiết: 

Lời thoại có màu sắc độc thoại

  • “Không, tôi chỉ là một thằng già ngu xuẩn thôi! Một con cừu ngốc nghếch như con nít ấy! Ba mươi năm trời, tôi làm việc quan, không có một thằng nhà buôn, một thằng nhà khoán nào có thể bịp được tôi, tôi đã lừa được những thằng đểu giả thạo nghề lừa lọc, những thằng cáo già tinh ma quỷ quái nhất; tôi đã bịp được cả ba thằng tổng đốc… Tổng đốc ấy cũng không đáng kể vào đâu”.
  • “Hừ, thằng đầu to mà dại kia! Mày đã nhầm một cục đất, một miếng giẻ rách với nhân vật quan trọng!... rồi thiên hạ còn nhe răng, vỗ tay hoan hô đó!”
  • “Hừ… Tất cả bọn văn siếc ấy, hư, đồ sâu tằm, đồ ưa tự do khốn khiếp… Rõ thật khi nào bị trời trừng phạt thì trước hết trời làm mất trí như thế ấy”.

Lời thoại có màu sắc bàng thoại

  • “Trông này, trông này, cả bàn dân thiên hạ, hết thảy những người tin đạo, mọi người hãy nhìn xem thằng thị trưởng bị lừa này! Nó là đồ ngu ngốc, thằng già ngu ngốc khốn khiếp”.
  • “Các ngài cười gì! Các ngài tự giễu mình đấy!...”
  • “Cái thằng có vẩn ấy giống quan thanh tra ở chỗ nào… Vậy mà đứa nào réo lên đầu tiên cái thằng ấy là quan thanh tra? Trả lời xem nào”

Câu 7: Hình dung hành động và tâm trạng của các nhân vật trên sân khấu qua lời chỉ dẫn.

Hướng dẫn chi tiết: 

Hành động của các nhân vật trên sân khấu: đám các bà, các cô đồng thanh thốt lên một tiếng kêu thất kinh

Tâm trạng của các nhân vật trên sân khấu: kinh ngạc đến đờ người; thay đổi điệu bộ, sợ hãi cứng người.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Liệt kê ít nhất năm lời chỉ dẫn sân khấu và nêu tác dụng của các chỉ dẫn đó trong việc thể hiện bối cảnh, xung đột, hành động và tâm trạng của nhân vật.

Hướng dẫn chi tiết: 

=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 2: Quan Thanh Tra (Gô-gôn)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay