Đáp án Ngữ văn 12 cánh diều Bài 3: Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm
File đáp án Ngữ văn 12 cánh diều Bài 3 Đọc: Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
VĂN BẢN: NHẬT KÍ ĐẶNG THÙY TRÂM
CHUẨN BỊ
Câu 1: Tính xác thực của việc ghi chép hàng ngày được biểu hiện ở những yếu tố nào? Sự trải nghiệm của người viết đem lại hiệu quả gì cho văn bản?
Hướng dẫn chi tiết:
- Tính xác thực của việc ghi chép hàng ngày được biểu hiện ở những yếu tố:
- Thời gian: Nhật kí được viết theo thứ tự thời gian, từ năm 1986 đến 1970. Việc này giúp người đọc hiểu được thời gian diễn ra các sự kiện và hoạt động được ghi lại.
- Địa điểm: Nhật kí được viết khi Đặng Thùy TRâm làm bác sĩ ở Đức Phổ, Quảng Ngãi
- Người liên quan: Nhật kí ghi lại những trải nghiệm và sự kiện liên quan đến Đặng Thùy Trâm và những người xung quanh cô
- Cảm xúc và suy nghĩ: Nhật kí Đặng Thùy Trâm không chỉ ghi lại sự kiện, mà con ghi lại cảm xúc và suy nghĩ của cô.
- Sự trải nghiệm của người viết đem lại hiệu quả cho văn bản:
- Sự trải nghiệm giúp tạo ra những ký ức đáng nhớ trong cuộc sống, giúp ta nhớ lại những kỉ niệm đẹp
- Mỗi sự trải nghiệm mang đến cho chúng ta những bài học quý giá để chúng ta học hỏi, trau dồi kĩ năng và khả năng của mình
- Sự trải nghiệm trong cuộc sống cho chúng ta niêm vui, cảm xúc và trải nghiệm đầy màu sắc
- Hiểu rõ giá trị trách nhiệm, sự kiên nhẫn, sự kiên định và sự đồng cảm.
Câu 2: Văn bản sử dụng hình thức trần thuật ở ngôi thứ mấy? Chi tiết nào của văn bản gây ấn tượng đối với người đọc?
Hướng dẫn chi tiết:
Văn bản sử dụng hình thức trần thuật ở ngôi thứ nhất.
Chi tiết của văn bản gây ấn tượng đối với người đọc: Tình yêu quê hương và lòng yêu nước: Nhật kí Đặng Thùy Trâm là minh chứng cho tình yêu quê hương và lòng yêu nước cửa người Việt Nam trong thời kì kháng chiến.
Câu 3: Văn bản gửi gắm tư tưởng, tình cảm gì của người viết? Điều ấy có liên quan như thế nòa đến cuộc sống hiện nay?
Hướng dẫn chi tiết:
Văn bản gửi gắm tư tưởng, tình cảm của người viết:
- Tình yêu quê hương và lòng yêu nước: Trong nhật kí Đặng Thùy Trâm đã thể hiện một tình yêu rộng lớn, một tình người gắn với lý tưởng, lẽ sống của cuộc đời mình, đó là tình cảm với nhân dân, với đồng đội
- Sự hy sinh vì lí tưởng: Với lí tưởng sống đã chọn, Đặng Thùy Trâm đã lao vào công việc với một nghị lực phi thường. Cô đã lăn xả vào cứu chữa thương binh, chăm sóc thương binh, tổ chức cho đơn vị di chuyển thương binh...
- Tình cảm gia đình: Trong nhật kí Đặng Thùy Trâm cũng thể hiện tình cảm sâu sắc đối với gia đình. Cô thường tự nhận mình là cô gái tiểu tư sản với những tình cảm rất đỗi đời thường.
Những tư tưởng và tình cảm đó có liên quan mạnh mẽ đến cuộc sống hiện nay:
- Trân trọng hòa bình: Bác sĩ Đặng Thùy Trâm mãi là tấm gương cho thế hệ trẻ hôm nay – những người sinh ra và lớn lên sau chiến tranh, chưa từng nếm trải trận mạc, guan khổ, mất mát và hy sinh – biết trân trọng cuộc sống mình đang có
- Sống có ước mơ, có hoài bão và luôn vì mọi người: Những người trẻ tuổi hôm này có thể học hỏi từ tinh thần sống của Đặng Thùy Trâm, sống với ước ơ, hoài bão và luôn vì mọi người
- Nhớ ơn thế hệ trước: Những người trẻ tuổi hiện nay cần nhớ ơn những người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc như Đặng Thùy Trâm.
ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm có gì đặc biệt?
Hướng dẫn chi tiết:
Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm đặc biệt:
- Chữa trị cho những chiến sĩ bị thương trong quá trình chiến đấu trên chiến trường
- Với những học sinh, bác sĩ cũng đã đem lại những điều quý giá trong lí luận về y học.
Câu 2: Chú ý suy nghĩ và ước mơ của tác giả.
Hướng dẫn chi tiết:
Suy nghĩ của tác giả: Tiếc nuối tuổi thanh xuân trôi qua nhanh qua nhưng rồi cô ấy đã suy nghĩ lại rằng hoàn cảnh bây giờ phải gác bỏ lại những ước mơ của bản thân.
Ước mơ của tác giả: đánh thắng giặc Mỹ, giành lại độc lập tự do cho đất nước
Câu 3: Chú ý tình cảm của tác giả đối với gia đình và quê hương.
Hướng dẫn chi tiết:
Tình cảm của tác giả đối với gia đình và quê hương: Nỗi nhớ gia đình da diết, luôn ước mong có thể trở về nhà bất kì lúc nào. Dù vậy, Thùy Trâm vẫn giữ được lý tưởng chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc. Có lẽ tình yêu với gia đình trở thành động lực mạnh mẽ cho cô gái này.
SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Văn bản trên gồm ba phần, được trích từ ba đoạn khác nhau của Nhật kí Đặng Thùy Trâm nhưng giữa chúng vẫn có mạch logic gắn kết nội dung. Em hãy nêu nội dung của từng phần và chỉ ra mạch logic gắn kết đów.
Hướng dẫn chi tiết:
Văn bản trên gồm ba phần, mỗi phần có nội dung:
- Phần 1: Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm
- Phần 2: Sự tiếc nuối tuổi xuân nhưng vẫn sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc của tác giả
- Phần 3: Nỗi xúc động khi đọc thư của mẹ và sự nhớ thương của tác giả với gia đình.
Mặc dù ba phần trên được trích từ ba đoạn khác nhau của Nhật kí Đặng Thùy Trâm nhưng đều có sự logic gắn bó với nhau: Mở đầu là giới thiệu những công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm; đoạn 2 là suy nghĩ của tác giả về ước mơ và lý tưởng – là nguyên nhân để giải thích cho những công việc mà tác giả đang làm. Ở phần 3, qua bức thư gửi cho mẹ thể hiện tình cảm tác giả vê gia đình và quê hương – đó chính là nguồn động lực để cô tiếp tục thực hiện lý tưởng của mình.
Câu 2: Hãy chỉ ra những sự kiện và suy nghĩ của tác giả được thể hiện trong từng phần văn bản và nêu nhận xét của em về chủ thể trần thuật. Thực hiện theo bảng sau:
Hướng dẫn chi tiết:
Ngày | Sự kiện | Suy nghĩ của tác giả | Nhận xét của em về chủ thể trần thuật |
20/7/20986 | Những ngày công tác bận rộn có chiến sĩ bị thương nặng |
| Đặng Thùy Trâm là cô chiến sĩ đầy dũng cảm, gan dạ, hết mình với lý tưởng của mình và luôn nhiệt huyết với công việc dù khối lượng công việc rất lớn Cô còn là một cô gái với những tình cảm rất đời thường: thương chi Liên, Luận, Xuân, Nghĩa với hoàn cảnh đặc biệt, cảm phục mến thương Thuận… |
1/1/1970 | Thời khắc của năm mới đến |
“Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là độc lập, tư do của đất nước” “Th ơi! Đó phải chăng là hạnh phúc mà chỉ Th. mới được hưởng mà thôi” “Hãy vui đi, hãy giữ trọn…” | Thùy Trâm đã hi sinh tuổi trẻ, thanh xuân của mình để thực hiện ước mơ chung của đất nước nhưng cô xem đó là niềm hạnh phúc của tuổi trẻ và chỉ tuổi trẻ mới được tận hưởng điều đó. Đó là hình ảnh của con người có lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng cống hiện cho đất nước, tổ quốc. |
19/5/1970 | Nhận được thư của mẹ |
| Là một cô gái tuổi đôi mươi với những cảm xúc đời thường, ước mơ bình dị. Khi đọc thư của mẹ, chị nhớ da diết và chỉ mong muốn trở về nhà bất kì lúc nào nhưng hơn cả đó chính là động lực to lớn để chị vững bước trên con đường lí tưởng của mình. |
Câu 3: Tính phi hư cấu của đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm được thể hiện ở những yếu tố nào? Điều đó có tác dụng gì đối với nội dung của văn bản?
Hướng dẫn chi tiết:
=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 3: Nhật kí Đặng Thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm)