Đáp án Ngữ văn 12 cánh diều Bài 4: Lưu biệt khi xuất dương

File đáp án Ngữ văn 12 cánh diều Bài 4 Đọc: Lưu biệt khi xuất dương. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

BÀI 4: VĂN TẾ, THƠ

VĂN BẢN: LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG

CHUẨN BỊ

Câu 1: Tìm hiểu về tác giả, bối cảnh thời đại và hoàn cảnh Phan Bội Châu sáng tác bài Lưu biệt khi xuất dương.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Tác giả Phan Bội Châu
  • Phan Bội Châu (1867 – 1940) tên thật là Phan Văn San hiệu là Sào Nam, quê tại Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
  • Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc Việt Nam trong vòng 20 năm đầu thế kỉ XX.
  • Phan Bội Châu là một trong những nhà Nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới.
  • Ông là cây bút xuất sắc của văn chương Cách mạng. Các tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử…
  • Phong cách sáng tác: hình thức cổ điển nhưng vẫn mới mẻ. Là vũ khí để tuyên truyền, cổ động, thơ văn ông đã làm rung động biết bao con yêu nước.
  • Bối cảnh thời đại - Bối cảnh lịch sử đất nước:
  • Chủ quyền đất nước đã hoàn toàn mất vào tay giặc
  • Phong trào Cần Vương thất bại
  • Chế độ phong kiến suy sụp
  • Những ảnh hưởng từ nước ngoài: ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài đang tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh qua con đường Trung Hoa, Nhật Bản và trực tiếp từ Pháp, từ các nước phương Tây.
  • Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (hay còn gọi là Xuất dương lưu biệt) được Phan Bội Châu sáng tác trong hoàn cảnh trước khi ông lên đường sang Nhật để từ giã bạn bè, đồng chí. Bài thơ này là một bài thơ tiêu biểu trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu, mang ý nghĩa là lời chia tay, từ biệt bạn bè và đồng chí để lên đường sang Nhật, dấy lên phong trào Đông Du.

Câu 2: So sánh phần Phiên âm, Dịch nghĩa với phần Dịch thơ để thấy được những điểm tương đồng và thay đổi giữa bản dịch và nguyên tác, từ đỏ hiểu sâu hơn bài thơ.

Hướng dẫn chi tiết:

Lời dịch thơ so với nguyên tác đã có phần chưa sát nghĩa

  • Nguyên tác “Nguyện trục trường phong Đông hải khứ”: mong muốn đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông. Câu dịch thơ “Muốn vượt bể Đông theo cánh gió": Đạp bằng gian khó để đạt được ước nguyện giải phóng dân tộc nhưng câu thơ dịch chỉ chú ý đến "vượt bể Đông" mà không chú trọng đến ý thơ thể hiện được nhà thơ ý thức được gian khó - ý thức được gian khó nhưng vẫn khao khát vượt qua "đuổi theo". Do đó làm mất đi đôi chút lớn lao, mạnh mẽ, can trường của nhân vật trữ tình.
  • Nguyên tác “Hiền thánh lieu nhiên tụng diệc sĩ”: thánh hiền đã vắng, có đọc sách cũng ngu thôi. Câu dịch thơ là “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài” chỉ thể hiện được ý phủ nhận mà chưa thể hiện rõ cái tư thế, khí phách hiên ngang, dứt khoát của tác giả
  • Nguyên tác “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”: ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên. Câu dịch thơ là “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. Câu thơ dịch chưa khắc họa được rõ nét tư thế và khí thế hùng mạnh, bay bổng như nguyên tác “nhất tế phi” – “cùng bay lên”.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Chú ý “chí làm trai” và quan niệm sống của nhân vật trữ tình.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Chí làm trai: “Làm trai phải lạ ở trên đời” trong đó “lạ” có nghĩa là phải sống khác với mọi người, không được giống ai để tạo nên sự khác biệt. Nghĩa là nam nhỉ phải làm nên nghiệp lớn xưng danh với thiên hạ, phải “lạ” ở trên đời
  • Quan niệm sống của nhân vật trữ tình “Há để càn khôn tự chuyển dời”. Thời xưa người ta thường phó mặc cuộc đời cho hai chữ số phận, mệnh người do trời định đoạt. Nhưng trong bài thơ, chí làm trai là phải tự mình chủ động xoay chuyển thời thế. Đó là lối sống chủ động, không chùn bước, nản chí để mặc cho hoàn cảnh chi phối mà phải có bản lĩnh để chi phối hoàn cảnh.

Câu 2: Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận có tác dụng gì? 

Hướng dẫn chi tiết:

Ở hai câu thực: Sự đối lập về ý trong câu thơ “Ư bách niên trung tu hữu ngã”. “Tu hữu ngã” nghĩa là phải có ta. Tác giả tự xưng bản thân mình là “ta” một cách ngạo nghễ. Thể hiện ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, ý thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cá nhân đối với vận mệnh trăm năm. Điều này đối lập với sự tư cao cá nhân.

Ở hai câu luận: Câu thơ “Non sông đã chết, sống thêm nhục” sử dụng cặp từ đối nhau “sống – chết”. Câu thơ nhận thức về tình trạng của đất nước hiện nay: triều đại phong kiến đã suy sụp, đổ nát, khi mà cả vua lẫn quan ai nấy đều hèn nhát, sợ sệt, chỉ ham vinh hoa phú quý mà chấp nhận để kẻ thù chà đạp đất nước. Từ đó tác giả thể hiện quan niệm về vinh nhục: Đối với một nhà nho yêu nước, sự suy sụp, đau đớn của dân tộc và sự ngang tàn của thực dân là một nỗi nhục nhã vô cùng. 

à Hai câu thơ thực đối với hai câu luận làm nổi bật lên quan niệm sống của nhân vật trữ tình: ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân, vai trò của cá nhân trong bối cảnh thời đại lịch sử của đất nước. 

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: “Chí làm trai” của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào trong hai câu đề?

Hướng dẫn chi tiết:

“Chí làm trai” của nhân vật trữ tình được thể hiện trong hai câu đề:

  • “Làm trai phải lạ ở trên đời”: Đây là quan niệm vè trách nhiệm của thân phận nam nhi, tức là người đàn ông phải tạo ra được chữ “lạ” cho riêng mình, không cam chịu cuộc sống bình thường mờ nhạt, mà phải có lý tưởng cao đẹp, những ước mơ và kỳ vọng lớn.
  • “Há để càn khôn từ chuyển dời”: Câu này thể hiện ý chí mạnh mẽ, thái độ hiên ngang, ý muốn thách thức, ngang tầm với vũ trụ, rằng thân trai tráng cần phải nắm chắc và tự quyết định lấy vận mệnh cuộc đời một cách quyết liệt và mạnh mẽ.

à Nhân vật trữ tình trong bài thơ có một khát vọng lớn lao: không chỉ bộc lộ tấm lòng yêu nước, mà còn nêu lên một tinh thần sẵn sàng chống giặc cứu nước. Đây chính là sự tiếp nối khát vọng của nhân vật trữ tình trong bài “Chơi xuân”: “Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi, Sinh thời thế phải xoay nên thời thế”.

Câu 2: Phân tích quan hiệm sống của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai câu thực và hai câu luận (ý thức về cái tôi, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,..)

Hướng dẫn chi tiết:

  • Hai câu thực: ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc
  • Tư tưởng “trăm năm cần có tớ” khẳng định giá trị cá nhân và khát khao đóng góp cho đất nước.
  • Câu hỏi tu từ “há không ai” thể hiện khát vọng ra đi tìm đường cứu nước, nhắn nhủ, gửi gắm tới các thế hệ sau

à Ý thức về cái tôi: trách nhiệm sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó

  • Hai câu luận: Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ 
  • “Non sông đã mất sống thêm nhục”. Câu thơ nhận thức về tình trạng của đất nước hiện nay: triều đại phong kiến đã suy sụp, đổ nát, khi mà cả vua lẫn quan ai nấy đều hèn nhát, sợ sệt, chỉ ham vinh hoa phú quý mà chấp nhận để kẻ thù chà đạp đất nước. Từ đó tác giả thể hiện quan niệm về vinh nhục: Đối với một nhà nho yêu nước, sự suy sụp, đau đớn của dân tộc và sự ngang tàn của thực dân là một nỗi nhục nhã vô cùng.
  • “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”: Câu thơ nhận thức về sự lỗi thời và lạc hậu của nền Nho học: Trong giờ phút này, việc học Tam tự kinh, Luận ngữ hay các triết lý Nho học không thể đấu lại với súng đạn của kẻ thù, không thể vực dậy đát nước bằng lối tư duy cứng nhắc, thiếu linh hoạt ấy nữa. 

à Thể hiện thái độ dứt khoát từ bỏ cái cũ, lạc hậu lỗi thời để tiến đến với một tư tưởng mới, đặt những bước đi đầu tiên trên con đường cứu nước theo khunh hướng tư bản. Đồng thời thể hiện quan niệm sống mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ.

Câu 3: Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào ở hai câu kết?

Hướng dẫn chi tiết:

=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay