Đáp án Ngữ văn 12 cánh diều Bài 5: Phân tích bài thơ "Việt Bắc"

File đáp án Ngữ văn 12 cánh diều Bài 5 Đọc: Phân tích bài thơ "Việt Bắc". Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

BÀI 5: VĂN NGHỊ LUẬN

VĂN BẢN: PHÂN TÍCH BÀI THƠ VIỆT BẮC

CHUẨN BỊ

Câu 1: Xem lại nội dung đọc hiểu ở bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu). Từ những hiểu biết về bài thơ, liên hệ và so sánh với nội dung bài phân tích của Nguyễn Văn Hạnh.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Điểm giống: Đều khai thác giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc, giúp người đọc có hiểu biết rõ hơn về tác phẩm
  • Điểm khác: Nội dung của bài Phân tích bài thơ Việt Bắc của Nguyễn Văn Hạnh tập trung phân tích vào một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc: cặp đại từ “ta – mình”; hình tượng của Bác Hồ… Từ đó, thể hiện quan điểm, nhận xét của tác giả về tác phẩm trên và phong cách thơ của Tố Hữu.

Câu 2: Đọc trước văn bản Phân tích bài thơ “Việt Bắc”; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Văn Hạnh

Hướng dẫn chi tiết:

Nguyễn Văn Hạnh (1931 – 2023), quê tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Ông là nhà văn, nhà lý luận, phê bình văn học xuất sắc, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu

Ông đã tốt nghiệp khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Lomonosov ở Nga năm 1961 và bảo vệ luận án tiến sĩ ngữ văn tại đây năm 1963.

Ông đã công tác tại khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội và là một trong những người chủ trì và tham gia biên soạn bộ giáo trình Cơ sở lý luận văn học.

Các tác phẩm đã xuất bản: Cơ sở lý luận văn học; Suy nghĩ về văn học; Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí; Nam Cao – một đời người, một đời văn; Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ; Văn học và văn hóa – vấn đề và suy nghĩ…

Câu 3: Tìm đọc một số bài phân tích, nhận xét, đánh giá bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. 

Hướng dẫn chi tiết:

Một số bài phân tích, nhận xét, đánh giá bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: bài nghiên cứu, phân tích của Hoài Thanh, Hoàng Trung Thông, Vũ Đức Phúc…

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Mở đầu tác giả nêu vấn đề gì? 

Hướng dẫn chi tiết:

Mở đầu tác giả giới thiệu khái quát về bài thơ Việt Bắc và đưa ra đánh giá, nhận xét về giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Câu 2: Hình thức nào của bài thơ được người viết chú ý phân tích? 

Hướng dẫn chi tiết:

Hình thức bài thơ được người viết chú ý phân tích là hình thức cấu tạo theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca của bài thơ.

Câu 3: Chú ý những lí lẽ và bằng chứng của tác giả.

Hướng dẫn chi tiết:

Lí lẽ:

  • Do sự thâm nhập giữa đối đáp và độc thoại mà trong bài thơ “ta” và “mình” không phải lúc nào cũng tách biệt mà có sự chuyển hóa lẫn nhau.
  • Nhưn đi sâu hơn thì “mình” cũng là “ta”, “ta” cũng là “mình”, “ta” và “mình” hòa làm một
  • Mình là bản thân mình, là ta, nhưng mình cũng là người khác, một người khác thân thiết với mình, người bạn đời của mình, vì vậy có thể xem như chính mình.

Bằng chứng: Trích dẫn những câu thơ trong bài thơ Việt Bắc có xuất hiện cặp đại từ “mình – ta”.

Câu 4: Chú ý những nhận xét chủ quan của tác giả bài viết.

Hướng dẫn chi tiết:

Những nhận xét chủ quan của tác giả bài viết:

  • “Bài thơ có ý vị đậm đà, đặc biệt do nỗi nhớ…”
  • “Trong bài thơ, cái tình đằm thắm vốn là sở trường của hồn thơ và giọng thơ Tố Hữu được kết hợp với một khả năng quan sát tinh tế.”
  • “Người đọc như được sưởi ấm bởi cái tình “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, “càng thấy thân thiết...”
  • “Những câu thơ viết tự nhiên, thoải mái, như tuôn chảy từ tấm lòng không một chút dụng công…”
  • “Kháng chiến và cách mạng đã xua tan bớt nét hiu hắt âm u của Việt Bắc, làm tăng thêm cảnh mơ mộng của nó…”

Câu 5: Sự so sánh ở đây nhằm mục đích gì?

Hướng dẫn chi tiết:

Sự so sánh ở đây nhằm mục đích thể hiện sự thay đổi giọng thơ linh hoạt trong tác phẩm Việt Bắc: Lúc miêu tả thiên nhiên Việt Bắc, tấm lòng chân thật, tình nghĩa của người Việt Bắc, thơ Tố Hữu đằm thắm như ca dao, dân ca. Nhưng khi miêu tả không khí sôi nổi của sinh hoạt cách mạng và chiến đấu, giọng thơ náo nức, trầm hùng.

Câu 6: Chú ý tính khẳng định trong ý kiến của tác giả

Hướng dẫn chi tiết:

Tính khẳng định trong ý kiến của tác giả: 

  • “Đoạn thơ viết về Bác ở gần cuối bài là một trong những đoạn hay nhất của bài thơ”
  • “Hình ảnh, phong độ của Bác ở đây rất mực giản dị, ung dung, thanh thoát”
  • “Nghệ thuật đặc tả hình ảnh Bác trong đoạn thơ không chỉ thể hiện chân thực… mà còn rất phù hợp với tâm hồn và phong độ của Bác…”

Câu 7: Phần 3 nêu và phân tích nội dung gì? 

Hướng dẫn chi tiết:

Phần 3 đã đưa ra những đánh giá, nhận xét của tác giả về đoạn thơ viết về Bác ở gần cuối tác phẩm Việt Bắc; chỉ ra điểm khác biệt về hình tượng của Bác Hồ trong những bài thơ của Tố Hữu và đưa ra nhận định về tác phẩm.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Qua văn bản Phân tích bài thơ “Việt Bắc”, tác giả Nguyễn Văn Hạnh muốn làm sáng tỏ điều gì? Vấn đề ấy được nêu ở phần nào của văn bản?

Hướng dẫn chi tiết:

Qua văn bản Phân tích bài thơ “Việt Bắc, tác giả Nguyễn Văn Hạnh muốn làm sáng tỏ bài thơ Việt Bắc là bài ca tâm tình tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của nhà thơ Tố Hữu

Vấn đề này được nêu ở đoạn văn đầu trong phần 2 của văn bản “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình…”

Câu 2: Xác định nội dung chính của các phần được đánh số trong văn bản. Từ đó, nêu các luận điểm của bài viết.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Nội dung chính của các phần được đánh số trong văn bản:
  • Phần 1: Giới thiệu khái quát về bài thơ Việt Bắc
  • Phần 2: Phân tích, chứng minh Việt Bắc là bài ca tâm tình, tiêu biểu cho hồn thơ phong cách Tố Hữu
  • Phần 3: Phân tích đoạn thơ viết về Bác ở cuối tác phẩm từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá tác phẩm
  • Các luận điểm
  • Luận điểm 1: Giới thiệu khái quát về bài thơ Việt Bắc
  • Luận điểm 2: Phân tích hình thức của bài thơ
  • Luận điểm 3: Phân tích cái tình đậm đà trong bài thơ Việt Bắc
  • Luận điểm 4: Phân tích chất hùng tráng trong bài thơ Việt Bắc
  • Luận điểm 5: Phân tích hình tượng của Bác trong bài thơ Việt Bắc.

Câu 3: Người viết phân tích và làm sáng tổ ý kiến: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu.” bằng các lí lẽ và dẫn chứng nào trong phần 2 của văn bản?

Hướng dẫn chi tiết:

=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5: Phân tích bài thơ "Việt Bắc" (Nguyễn Văn Hạnh)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay