Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5: Phân tích bài thơ "Việt Bắc" (Nguyễn Văn Hạnh)

Giáo án bài 5: Phân tích bài thơ "Việt Bắc" (Nguyễn Văn Hạnh) sách Ngữ văn 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5: Phân tích bài thơ "Việt Bắc" (Nguyễn Văn Hạnh)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT    : VĂN BẢN PHÂN TÍCH BÀI THƠ VIỆT BẮC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm thể loại văn nghị luận.

  • Củng cố thêm nội dung và ý nghĩa của bài thơ Việt Bắc.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại văn nghị luận.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc.

3.  Phẩm chất

  • Củng cố thêm nội dung và ý nghĩa của bài thơ Việt Bắc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-   Giáo án

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 

b. Nội dung: GV chuyển giao câu hỏi cho HS.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chuyển giao câu hỏi cho HS nghiên cứu trả lời: Trình bày cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Việt Bắc được xem là một trong những áng thơ văn kháng chiến nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu. Hãy cùng tìm hiểu những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm qua văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc trong bài học ngày hôm nay.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả tác phẩm và đọc văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Nguyễn Văn Hạnh và văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả Nguyễn Văn Hạnh và văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả và tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV cho HS tìm hiểu sách giáo khoa cùng phần bài chuẩn bị sẵn để trả lời các câu hỏi:

+ Tìm hiểu những thông tin của tác giả Nguyễn Văn Hạnh và văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc:

* Tiểu sử

* Sự nghiệp

* Tác phẩm tiêu biểu

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS chia vai đóng cặp để thực hiện phỏng vấn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Nguyễn Văn Hạnh (1931 - 2023) 

- Quê quán: Quảng Nam.

- Ông sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học. Năm 1961, ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn ĐH Tổng hợp Lomonosov ở Moskva, Nga. Năm 1965, ông giữ cương vị là chủ nhiệm bộ môn lý luận văn học. 

b. Tác phẩm chính

- Một số tác phẩm tiêu biểu : Cơ sở lý luận văn học (4 tập, 1965-1971); Suy nghĩ về văn học (tiểu luận, 1972); Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí (chuyên luận, 1980, 1985); Nam Cao – một đời người, một đời văn (1993);.....

2. Tác phẩm

  • Văn bản Phân tích văn bản Việt Bắc tên nhan đề do người biên soạn đặt. Trích từ Giảng van chọn lọc văn học Việt Nam hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

    1. Mục tiêu: HS vận dụng các tri thức ngữ văn để tìm hiểu theo đúng đặc trưng của văn bản:

Hoạt động 2: Khám phá văn bản 

+ Mục đích của người viết là gì? 

+ Xác định nội dung triển khai trong từng văn bản.

+ Cách triển khai luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.

  1. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc.

  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc.

  3. Tổ chức thực hiện 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Vấn đề được nêu trong văn bản “Phân tích bài thơ Việt Bắc”  

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV chia lớp thành các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút các câu hỏi sau đây.

+ Qua văn bản Phân tích bài thơ “Việt Bắc”, tác giả Nguyễn Văn Hạnh muốn làm sáng tỏ điều gì? Vấn đề ấy được nêu ở phần nào của văn bản?

+ Xác định nội dung chính của các phần được đánh số trong văn bản. Từ đó, nêu các luận điểm của bài viết.

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV nhận xét, chốt kiến thức.

II. Khám phá văn bản

  1. Vấn đề được nêu trong văn bản “Phân tích bài thơ Việt Bắc”

 (1) Vấn đề trọng tâm của văn bản

- Qua văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc, tác giả Nguyễn Văn Hạnh muốn làm sáng tỏ bài thơ Việt Bắc là bài ca tâm tình, rất tiểu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của nhà thơ Tố Hữu.

- Vấn đề ấy được nêu ở đoạn văn đầu trong phần 2 của bài viết: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình…”

(2) Nội dung chính của từng phần

- Nội dung từng phần:

+ Phần 1: Giới thiệu khái quát về bài thơ Việt Bắc.

+ Phần 2: Phân tích, chứng minh Việt Bắc là bài ca tâm tình, tiêu biểu cho hồn thơ phong cách Tố Hữu.

+ Phần 3: Phân tích đoạn thơ viết về Bác ở cuối tác phẩm từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá tác phẩm.

  • Luận điểm được đề cập trong bài

+ Luận điểm 1: Giới thiệu khái quát về bài thơ Việt Bắc.

+ Luận điểm 2: Phân tích hình thức của bài thơ.

+ Luận điểm 3: Phân tích cái tình đậm đà trong bài thơ Việt Bắc. 

+ Luận điểm 4: Phân tích chất hùng tráng trong bài thơ Việt Bắc.

+ Luận điểm 5: Phân tích hình tượng của Bác trong bài thơ Việt Bắc.

Nhiệm vụ 2: Phân tích và làm sáng tỏ ý kiến trong văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV hướng dẫn HS xác định vấn đề trọng tâm của văn bản thông qua 2 trạm dừng chân:

+ Trạm 1: Người viết phân tích và sáng tỏ ý kiến: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu” bằng các lí lẽ và dẫn chứng nào trong phần 2 của văn bản? 

+ Trạm 2: Văn bản Phân tích bài thơ “Việt Bắc” của Nguyễn Văn Hạnh giúp em hiểu thêm được gì về bài thơ này?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

Hành trình theo các trạm dừng chân.

- GV theo dõi và điều hành hỗ trợ HS khi cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV nhận xét, chốt kiến thức.

2. Phân tích và làm sáng tỏ ý kiến trong văn bản

Trạm 1:

Trong phần 2 của văn bản, tác giả đã viết phân tích và sáng tỏ ý kiến: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu” bằng các lí lẽ và dẫn chứng:

- Lí lẽ:

+ “Vẫn là tiếng nói của tình cảm, tình yêu, nhưng là tình yêu đối với quê hương đất nước, đối với cách mạng, đối với nhân dân”.

+ “ Bài thơ cấu tạo theo lối đối đáp thường gặp trong văn học dân gian, đối đáp giữa hai người thương nhau, tình nghĩa mặn nồng, nay phải chia tay nhau…”.

+ “Ở chiều sâu của suy nghĩ, thơ là tâm trạng thống nhất của những người kháng chiến, của chính bản thân nhà thơ tạo nên sự liền mạch của hơi thở, giọng thơ”.

+ “Nhưng đi sâu hơn thì “mình”cũng là “ta”, “ta” cũng là “mình”, “ta” và “mình” hòa làm một.

+ “Nhà thơ đã khai rất đắt chữ “mình” trong tiếng Việt. Mình là bản thân mình, là ta, nhưng mình cũng là người khác, một người khác thân thiết với mình,  người bạn đời của mình, vì vậy có thể xem như chính mình”.

+ “Những câu thơ như “Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai” hay “Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son” vừa dân dã, cổ điển, cân đối, cô đúc, lại ngân vang…”.

+ “Rừng núi tình nghĩa cũng là rừng núi chiến đấu rất kiên cường. Và tâm hồn con người ngọt ngào chung thủy giản dị trong cuộc sống hằng ngày rất hân hoan, rộng mở…”.

+ “Nói đến thiên nhiên của Việt Bắc, tấm lòng chân thật, tình nghĩa sắt son của người Việt Bắc, thơ Tố Hữu đằm thắm như ca dao, dân ca. Nhưng khi miêu tả không khí sôi nổi…”.

+ “Tố Hữu thường chú ý cách diễn đạt quen thuộc với cảm nghĩ của quần chúng, thích nhịp điệu êm ái, cân đối của câu thơ… cần thể hiện”.

……………..

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

GIÁO ÁN WORD BÀI 9: VĂN BẢN THÔNG TIN TỔNG HỢP

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9: VĂN BẢN THÔNG TIN TỔNG HỢP

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: THƠ HIỆN ĐẠI

IV. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay