Đáp án Ngữ văn 12 cánh diều Bài 9: Thực hành tiếng việt: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
File đáp án Ngữ văn 12 cánh diều Bài 9: Thực hành tiếng việt: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
BÀI 9
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
Câu hỏi 1: Hãy chỉ ra tác dụng của hình minh họa trong văn bản đọc hiểu “Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của tri thức khoa học – công nghệ” (Nguyễn Thế Nghĩa). Nếu được bổ sung thêm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cho văn bản này, em sẽ chọn loại phương tiện nào? Vì sao?
Hướng dẫn chi tiết:
- Tác dụng của hình minh họa: Nhìn vào hình vẽ ta thấy được mọi kết nối, mọi ngành nghề, mọi thay đổi đều phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ 4.0. Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Thông qua bức hình, tác giả muốn đưa đến cho người xem một thông điệp về sự cần thiết trong việc vận hành các công nghệ trong cuộc cách mạng 4.0 và tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng, những lợi ích và hạn chế mà cuộc cách mạng 4.0 mang lại.
- Nếu được bổ sung thêm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cho văn bản này, em sẽ chọn các kĩ thuật in ấn (in nghiêng, in đậm) để nhấn mạnh các ý quan trọng để người đọc không bị bỏ lỡ có thông tin cần thiết và tập trung vào đó hơn. Ngoài ra thì em cũng sử dụng thêm 1 – 2 hình ảnh nữa để minh họa cho các phần nội dung được nhắc đến để minh họa cho người đọc dễ hiểu hơn về mục tiêu của vấn đề hướng đến. Đồng thời việc kết hợp những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ với nhau sẽ làm cho bài viết hấp dẫn hơn vì có tính biểu cảm và sinh động.
Câu hỏi 2: Trong tác phẩm văn học, bên cạnh việc thuật lại lời nói hoặc ý nghĩ (lời nói bên trong) của nhân vật, tác giả thường miêu tả tình cảm, cảm xúc, thái độ,… của nhân vật thông qua các tín hiệu của cơ thể như: ánh mắt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ,… Hãy tìm và phân tích tác dụng của các tín hiệu ấy trong đoạn trích sau: (xem đoạn trích trong sgk)
Hướng dẫn chi tiết:
- “Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn”, “Thị không đáp nhưng cái mũi đỏ của thị như càng banh ra”, “Thị lườm hắn”, “Hắn thích chí, khanh khách cười”.
- Thông qua các tín hiệu cơ thể nhân vật được biểu lộ ra ngoài có tác dụng làm cho nhân vật trở nên sinh động hơn, diễn tả chân thực hơn để người đọc có thể hình dung ra được hình tượng của nhân vật đó, tạo điểm nhấn, chiều sâu trong việc xây dựng nhân vật của tác giả nhằm thu hút sự chú ý của người đọc tập trung vào nhân vật đó.
Câu hỏi 3: Lập bảng tổng kết các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phổ biến theo mẫu dưới đây:
Loại phương tiện |
Phương tiện cụ thể |
Tín hiệu của cơ thể |
|
Tín hiệu hình khối, màu sắc |
|
Tín hiệu âm thanh |
Hướng dẫn chi tiết:
Loại phương tiện |
Phương tiện cụ thể |
Tín hiệu của cơ thể |
Ánh mắt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ,… |
Tín hiệu hình khối, màu sắc |
Kí hiệu, công thức, biển báo, đồ thị, hình vẽ, tranh, ảnh,màu sắc,… |
Tín hiệu âm thanh |
Tiếng kêu, tiếng gõ, tiếng nhạc,… |
Câu hỏi 4: Hãy viết một văn bản thông tin, trong đó có sử dụng số liệu, hình ảnh hoặc sơ đồ,… để trình bày về một trong các đề tài sau đây:
- Hệ thống các văn bản đọc hiểu đã được học ở sách Ngữ văn 12
- Hệ thống kiến thức tiếng Việt đã được học ở sách Ngữ văn 12
Hướng dẫn chi tiết:
Sách giáo khoa Cánh Diều 12 đã được thiết kế nhằm giúp các em hiểu sâu hơn về văn học Việt Nam và các tác phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước. Qua việc đưa ra những văn bản tiêu biểu, đại diện cho từng thể loại văn học, sách giáo khoa này giúp các em phát triển khả năng tự đọc và tìm hiểu. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em có cơ hội tích lũy kiến thức về văn học, phân tích văn bản và nhận biết thông tin. Qua đó, họ có thể áp dụng những kiến thức này vào việc học và trong cuộc sống hàng ngày.
Để giúp các em dễ dàng theo dõi, sách được tổ chức theo từng bài lớn của từng thể loại văn học. Mỗi bài lớn bao gồm 3 bài đọc hiểu văn bản, một bài thực hành tiếng Việt, một bài thực hành đọc hiểu, một bài viết, một bài nói, một bài tự đánh giá và một bài hướng dẫn tự học. Dưới đây là sơ đồ khái quát về các văn bản đọc hiểu trong sách giáo khoa Cánh Diều 12:
ĐỌC HIỂU |
THƠ HIỆN ĐẠI -Đàn ghi ta của Lor-ca - Bài thơ của một người yêu nước mình |
THƠ CA NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH -Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – cuộc đời và sự nghiệp - Tuyên ngôn độc lập - Nhật kí trong tù |
VĂN BẢN TỔNG HỢP THÔNG TIN -Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học – công nghệ - Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường |
TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI -Hạnh phúc của một tang gia - Ánh sáng cứu rỗi |
=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 9: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ