Đáp án Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Bài 6: Văn bản. Tự do

File đáp án Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Bài 6: Văn bản. Tự do Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 6. TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ

VĂN BẢN. TỰ DO

I. HƯỚNG DẪN ĐỌC 

Câu 1: Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Chủ thể trữ tình trong bài thơ là “tôi”.

Câu 2: Liệt kê các hình ảnh liên kết với hành động “viết tên em” trong mỗi khổ thơ. Trong các hình ảnh đó, hình ảnh nào mang ý nghĩa tượng trưng, hình ảnh nào mang ý nghĩa siêu thực?

Hướng dẫn chi tiết:

  • Các hình ảnh liên quan đến hành động "viết tên em" trong mỗi khổ thơ là những hình ảnh đều được kết nối với thị giác, bao gồm: trang vở, bàn học, cây xanh, đất cát, tuyết, trang sách, tro tàn, gươm đao, mũ áo, sa mạc, rừng hoang, tổ chim, hoa trái, khoanh bánh trắng, trời xanh, vầng trăng, tàu thuyền, núi non, mây, cây đèn,...
  • Những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng: sách vở, đất cát, gươm đao, rừng hoang, tổ chim, trời xanh,…
  • Những hình ảnh mang ý nghĩa siêu thực: tàu thuyền, vầng trăng, ngọn hải đăng đổ nát,…

Câu 3: Trong khổ thơ cuối, hành động “viết tên em” được thay thế bằng hành động “gọi tên em”. Sự thay đổi này có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn chi tiết:

Nếu như ở những khổ thơ trước đó, tác giả hành động bằng việc “viết tên em” để thể hiện cảm xúc dạt dào, thiết tha, chân thành và một tình yêu, niềm khao khát mãnh liệt dành cho tự do; thì ở câu cuối, việc thay đổi hành động “viết tên em” thành “gọi tên em” càng nhấn mạnh hơn, bạo dạn hơn, ý thức một cách mãnh liệt để giành lại tự do hơn. Tình yêu tự do cũng là lời kêu gọi hy sinh vì tự do.

Câu 4: Chủ thể trữ tình “bắt đầu lại cuộc đời” với phép màu của “một tiếng” - TỰ DO. Theo bạn, tại sao tiếng TỰ DO có thể mang đến phép màu đó?

Hướng dẫn chi tiết:

Hai từ "Tự do" đích thực là biểu tượng thiêng liêng và cao quý. Dù chỉ được nhắc đến một lần trong bài thơ, nhưng chúng lại được ẩn dụ sâu sau từ "em", và "em" ở đây chính là tự do. Do đó, khái niệm này lan tỏa khắp bài thơ, đặt trọng tâm vào sự khao khát và sùng bái TỰ DO. Điều này làm cho chủ thể trữ tình có cảm giác như được phép mở ra một chương mới trong cuộc đời, tiếp tục hành động và biến ước mơ cao cả đó thành động lực để làm sáng tỏ tinh thần, để đứng dậy và chiến đấu cho sự TỰ DO thiêng liêng, quý báu đó.

Câu 5: Theo bạn, bài thơ thể hiện thông điệp gì? Biện pháp điệp cấu trúc đã góp phần thể hiện thông điệp đó như thế nào?

Hướng dẫn chi tiết:

  • Bài thơ thể hiện thông điệp về sự khát vọng tự do, đồng thời là lời kêu gọi hành động vì tự do khi đất nước bị xâm lăng.
  • Biện pháp điệp cấu trúc trong bài đã góp phần thể hiện thông điệp đó một cách mạnh mẽ, nhấn mạnh niềm khao khát về sự tự do. Từ những khát vọng về tự do biến thành khát khao hành động để giành lấy tự do cho tât cả mọi người. Tạo nên một mạch cảm xúc tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ cho một lí tưởng cao đẹp.

Câu 6: Hãy xác định mối liên hệ giữa chủ đề, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của văn bản.

Hướng dẫn chi tiết:

Mối liên hệ giữa chủ đề, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của văn bản gắn bó chặt chẽ, xuyên suốt là khát vọng tự do, là lời kêu gọi hành động vì tự do của nhà thơ (và của cả dân tộc Pháp) khi đất nước bị phát xít xâm lăng.

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 6: Tự do (Pôn Ê-luy-a)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay