Đáp án Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Bài 8: Tuyên ngôn độc lập
File đáp án Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Bài 8: Tuyên ngôn độc lập. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
BÀI 8. HAI TAY XÂY DỰNG MỘT SƠN HÀ
VĂN BẢN. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I. TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Bạn hãy sưu tầm những tư liệu (hình ảnh, bài viết, đoạn phim tài liệu,…) về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và giới thiệu, chia sẻ với các bạn cùng lớp.
Hướng dẫn chi tiết:
II. ĐỌC VĂN BẢN
Câu hỏi: Chú ý những trích dẫn trong phần này.
Hướng dẫn chi tiết:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích lại bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.
Câu hỏi: Ghi lại những cảm xúc của bạn khi đọc đoạn “Thế mà…vô cùng tàn nhẫn”
Hướng dẫn chi tiết:
Qua đoạn “Thế mà…vô cùng tàn nhẫn”, chúng ta được làm rõ về những hành động độc ác, dã man của thực dân Pháp đối với dân ta. Tác giả đã trình bày một lập luận chặt chẽ, giới thiệu những bằng chứng rõ ràng để kết tội thực dân Pháp. Qua đó, chúng ta nhận thức được sự tàn bạo, thiếu nhân đạo của họ, cùng với những hành động vi phạm đạo đức, chống lại tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp. Thủ đoạn và hành vi của họ khiến người đọc cảm thấy phẫn nộ. Tuy nhiên, điều này cũng khơi gợi trong người đọc một ý chí mạnh mẽ, tinh thần kiên định, quyết tâm đứng lên đấu tranh để giành lại tự do, hòa bình và độc lập.
Câu hỏi: Tác giả nhắc đến nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn nhằm mục đích gì?
Hướng dẫn chi tiết:
Việc tác gải nhắc đến nguyên tắc dân tốc tại hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn thể hiện lí lẽ mạch lạc về việc công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam, dựa trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng. Hiến chương Liên hợp quốc là nền tảng chính trị và pháp lý quan trọng, khẳng định chủ quyền của các quốc gia và dân tộc mới giành được độc lập, với ý nghĩa lịch sử đến ngày nay. Điều này tái khẳng định quyền tự do và độc lập của dân tộc, không thể tranh cãi, phù hợp với thực tế và các nguyên tắc quốc tế về quyền lợi này.
Câu hỏi: Chú ý đến nghệ thuật phủ định, khẳng định trong đoạn “Mùa thu năm 1940… độc lập ấy”.
Hướng dẫn chi tiết:
Tập trung vào những dẫn chứng Hồ Chí Minh đưa ra về luận điệu xảo trá của thực dân Pháp về công cuộc “khai hóa” và “bảo hộ” của chúng và đồng thời khẳng định giá trị những cuộc đấu tranh nổi dậy của dân tộc ta.
III. SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Xác định bố cục của văn bản. Từ đó, vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.
Hướng dẫn chi tiết:
- Bố cục văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” gồm 3 phần:
+ Đoạn 1: (Từ đầu đến “không ai chối cãi được”): Cơ sở pháp lí và chính nghĩa
+ Đoạn 2: (Tiếp đến “dân tộc đó phải được độc lập”): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khái quát công cuộc nổi dậy giành chính quyền oanh liệt của nhân dân ta.
+ Đoạn 3: (Còn lại): Lời tuyên bố về nền độc lập dân tộc.
- Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản:
Câu 2: Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp trong phần đầu văn bản có tác dụng gì? Từ đó, bạn có nhận xét gì về cách kết hợp các thao tác nghị luận trong phần này?
Hướng dẫn chi tiết:
Việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn trong phần đầu văn bản có tác dụng nhằm thể hiện lập luận sắc bén, khéo léo của tác giả:
- Dùng làm cơ sở pháp lí tuyên bố nền độc lập cho nước mình.
- Đó là cơ sở suy rộng ra nền tự do của các dân tộc bị áp bức trên thế giới
=> Ý nghĩa về mặt lập luận:
- Tăng sức thuyết phục cho lời tuyên ngôn độc lập
- Thể hiện sự khôn khéo, quyết liệt trong cách chiến đấu với kẻ thù
- Nghệ thuật gậy ông đập lưng ông là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” dùng chính lý lẽ chính nghĩa của Pháp, Mỹ đập lại luận điệu xảo trá của chúng.
Cách kết hợp thao tác nghị luận trong phần này tăng sự đảm bảo tính khách quan, chính xác của dẫn chứng, làm tiền đề cơ sở pháp lí để tăng sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn. Đồng thời thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
Câu 3: Đọc lại phần từ “Thế mà hơn 80 năm nay” cho đến “Dân tộc đó phải được độc lập!”, đối chiếu với ô thông tin ở đầu văn bản và cho biết:
a, Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để bác bỏ luận điểm “khai hoá, bảo hộ” của Pháp và khẳng định quyền tự do, độc lập của nước Việt Nam? Nhận xét về cách lựa chọn, sắp xếp, triển khai các lí lẽ, bằng chứng ấy.
b, Xác định và phân tích tác dụng một số nét đặc sắc về biện pháp tu từ, từ ngữ, sự kết hợp giữa câu khẳng định, phủ định trong phần này.
Hướng dẫn chi tiết:
- Những lí lẽ, bằng chứng được dùng để bác bỏ luận điểm “khai hóa, bảo hộ” của Pháp và khẳng định quyền tự do, độc lập của nước Việt Nam:
- Tác giả sử dụng các sự kiện lịch sử của Việt Nam để minh chứng cho quyền tự do và độc lập của dân tộc, bao gồm cuộc kháng chiến chống Pháp và các phong trào dân chủ, độc lập.
- Tác giả cũng tập trung vào bản chất và tư duy của người Việt Nam để chứng minh rằng họ có khả năng và quyền tự do trong việc định đoạt tương lai và phát triển của dân tộc và quốc gia.
Nhận xét về cách lựa chọn, sắp xếp, triển khai các lí lẽ, bằng chứng ấy:
- Sử dụng luận điểm, lí lẽ hợp lí, logic, lựa chọn sắp xếp những bằng chứng để chứng minh một cách thuyết phục.
- Đảm bảo được sự liên kết với chủ đề chung, tạo nên lập luận mạch lạc, thống nhất.
- Tác giả đưa vào văn bản nhiều những bằng chứng khác nhau về nhiều khía cạnh từ lịch sử, văn hóa, tư duy để tạo tiền đề, minh chứng cho quyền tự do và độc lập của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam nhằm tạo ra sự đa dạng, phong phú và càng chặt chẽ hơn cho luận điểm.
- Tác giả nêu ra những dẫn chứng cụ thể để bác bỏ những luận điệu xảo trá của thực dân Pháp:
+ Thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, văn hóa - xã hội, giáo dục và kinh tế.
+ Hai lần bán nước ta cho Nhật (vào năm 1940, 1945), khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”, “Không hợp tác với Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh…”.
- Đồng thời cũng khẳng định giá trị các cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta:
+ Nhân dân ta đã chống ách nô lệ hơn 80 năm, đứng về phía Đồng minh chống phát xít, kêu gọi Pháp chống Nhật, lấy lại nước từ tay Nhật.
+ Kết quả: cùng lúc phá tan ba xiềng xích đang trói buộc dân tộc ta (Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị), thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tuyên bố thoát ly hẳn với thực dân Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký kết, mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.
- Khẳng định quyền được tự do, độc lập của Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn và để kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận điều đó.
- Nhận xét: Cách tác giả lập luận theo quan hệ nhân quả là hợp lý và logic, dẫn chứng thuyết phục, lời văn giàu tính biểu cảm làm nổi bật cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn.
Câu 4: Phân tích ý nghĩa của lời tuyên bố ở cuối văn bản. Nhận xét về tác dụng của ngôn ngữ biểu cảm (từ ngữ, kiểu câu khẳng định,...) trong việc thể hiện giọng điệu và nội dung của lời tuyên bố.
Hướng dẫn chi tiết:
- Ý nghĩa lời tuyên bố cuối văn bản:
Tuyên bố thoát ly hoàn toàn khỏi sự chi phối thực dân của Pháp, hủy bỏ mọi hiệp ước và đặc quyền mà Pháp đã ký với Việt Nam, và loại bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Dân Việt đoàn kết, quyết tâm chống lại âm mưu của thực dân Pháp. Việt Nam tận hưởng quyền tự do và độc lập, trở thành một quốc gia tự do và độc lập. Mọi công dân Việt Nam sẵn sàng hiến dâng tinh thần, sức lực, tính mạng và của cải để bảo vệ quyền tự do và độc lập đó.
=> Từ những tuyên bố trên cho thấy tác giả đã nhấn mạnh về việc xóa bỏ mọi quan hệ với Pháp, khẳng định lại một lần nữa rằng Việt Nam có quyền độc lập, tự do. Hơn nữa, từ tuyên bố trên còn cho thấy niềm tự hào sâu sắc về nền độc lập. Đồng thời thể hiện một quyết tâm mạnh mẽ về việc bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Bằng việc ngôn ngữ biểu cảm (từ ngữ, kiểu câu khẳng định,...) trong việc thể hiện giọng điệu và nội dung của lời tuyên bố đã diễn tả được tinh thần chung của văn bản. Giúp cho lời tuyên bố vừa trở lên hào hùng, mạnh mẽ, dứt khoát vừa thể hiện được sự quyết tâm và tự hào dân tộc.
Câu 5: Khi viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra câu hỏi: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?”. Phân tích một số ví dụ trong văn bản “Tuyên ngôn Độc lập để cho thấy quan điểm sáng tác này.
Hướng dẫn chi tiết:
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi văn học là một phương tiện tinh thần sâu sắc, có ảnh hưởng đến đông đảo nhân dân, đặc biệt là trong hoàn cảnh đất nước chịu sự xâm lăng và khó khăn. Văn chương trở thành một phần của mặt trận tinh thần, động viên tinh thần yêu nước của nhân dân và là vũ khí trong cuộc chiến cách mạng. Trong văn chương, cần tập trung vào tính chân thật và bản sắc dân tộc, tôn trọng sự sáng tạo, cái hay, cái đẹp và đồng thời chỉ trích sự xấu xa, lừa dối. Theo ông, viết cần đặt ra câu hỏi cụ thể: "Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?". Trong tuyên ngôn độc lập, việc xác định mục đích, đối tượng và nội dung giúp tạo ra văn bản mạch lạc, logic, dễ hiểu và hỗ trợ cho việc xây dựng cấu trúc và lập luận chặt chẽ.
Câu 6: Văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” gợi cho bạn suy nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
Hướng dẫn chi tiết:
Qua văn bản “Tuyên ngôn Độc lập”, ta nhận thức được một cách sâu sắc về vấn đề quyền con người và tự do dân tộc. Đó không chỉ là lời tuyên bố độc lập, khai sinh ra một Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà còn đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người vì Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Từ đó thấy được ý chí, sự quyết tâm và sức mạnh trong tinh thần đoàn kết, lòng tự tôn dân tộc mỗi con người Việt Nam.
=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 8: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh)