Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 8: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh)
Giáo án Bài 8: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
BÀI 8: HAI TAY XÂY DỰNG MỘT SƠN HÀ
Môn: Ngữ văn 12 – Lớp:
Số tiết: 14 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 8
Vận dụng được những hiểu biết về tác gia Hồ Chí Minh để đọc hiểu một số tác phẩm của Người.
Nhận biết phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong một văn bản nghị luận; chỉ ra mối liên hệ của chúng.
Phân tích và đánh giá được cách tác giả sử dụng một số thao tác nghị luận trong văn bản để đạt được mục đích.
Phân tích được các biện pháp tu từ, câu khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các hình thức này; nhận biết và phân tích được vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận.
Viết được bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội.
Biết thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.
Biết trân trọng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; phát huy trách nhiệm của công dân trẻ đối với cộng đồng.
KIẾN THỨC NGỮ VĂN
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: GV cho HS xem 1 video và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi: Hãy đọc một câu thơ/câu nói của Hồ Chí Minh mà thích? Cho biết vì sao thích câu thơ/câu văn/câu nói đó của Người?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: HS tự do phát biểu cảm nhận của mình.- GV dẫn dắt vào bài học mới: “Bác Hồ - Người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”. Sẽ không có gì là quá khi nói rằng chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của những gì tinh túy nhất. Người không chỉ là ánh sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam, của chủ nghĩa cộng sản mà hơn cả còn là một tác gia lớn với nhiều đóng góp cho sự nghiệp văn học Việt Nam. Trong bài học hôm nay hãy cùng tìm hiểu về văn bản tác gia Hồ Chí Minh để hiểu thêm về sự nghiệp vĩ đại của Người.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Chi ra được sự thống nhất giữa sự nghiệp các mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh sự chi phối của quan niệm sáng tác đến tác phẩm của Người.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến sự thống nhất giữa sự nghiệp các mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh sự chi phối của quan niệm sáng tác đến tác phẩm của Người.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến sự thống nhất giữa sự nghiệp các mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh sự chi phối của quan niệm sáng tác đến tác phẩm của Người.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tiểu sử cuộc đời Hồ Chí Minh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV cho HS theo dõi video ngắn sau đây để chuẩn bị trả lời câu hỏi: https://s.net.vn/CEwt (hết video 3’41s) + Hãy trình bày đôi nét về tiểu sử của tác gia Hồ Chí Minh? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS chia nhóm thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu văn bản - Tên: Hồ Chí Minh (khi còn nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, lúc trưởng thành có tên là Nguyễn Tất Thành). - Năm sinh: 1890 -1969. - Quê quán: Làng Sen, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. - Sau một thời gian học chữ Hán tại gia đình, vào năm 1910, Nguyễn Tất Thành vào Phan Thiết dạy học ở trường Dục Thanh rồi vào Sài Gòn. - 6/1911 dưới tên Văn Ba, Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu sang Pháp và một số nước phương Tây vừa lao động vừa tham gia các hoạt động yêu nước. - Năm 1919, thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước gửi đến hội nghị Véc-xây bản Yêu sách của nhân dân An Nam và lấy tên Nguyễn Ái Quốc. - Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp, bỏ phiếu thành lập Đảng Cộng sản Pháp. - Từ 1923 đến năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan. - Nguyễn Ái Quốc thể hiện vai trò trong việc Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào 2/1930. - Tháng 1/1941, Người về nước và lập Mặt Trận Việt Minh lấy tên Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. - 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi to lớn khẳng định vị thế độc lập, tự chủ của nước ta trên trường quốc tế. - 2/9/1969 Người qua đời tại Hà Nội.
| ||||||||||
Nhiệm vụ 2: Sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV chia HS thành nhóm nhỏ 4-5 HS để thảo luận các câu hỏi sau đây: + Hoàn thành phiếu học tập sau đây: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
+ Nhận xét mối quan hệ giữa sự nghiệp văn học và sự nghiệp cách mạng của Người? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS tiến hành thực hiện yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | 1. Sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 | ||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
| |||||||||||
Nhiệm vụ 3: Sự chi phối của quan điểm sáng tác đến tác phẩm Người viết ra. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV chia HS thành 3 nhóm, hướng dẫn HS cách đọc văn bản và trả lời câu hỏi: + Khi nêu công khai quan điểm sáng tác của mình, Hồ Chí Minh muốn hướng tới điều gì? Dựa trên sự suy luận và những kiến thức đã học, hãy cho biết quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh đã có tác động thế nào đến xu hướng phát triển của nền văn học cách mạng Việt Nam? + Vì sao có thể nói Hồ Chí Minh đã để lại cho hậu thế một di sản văn học lớn? Trong di sản văn học đó bộ phận nào chiếm ưu thế về khối lượng? Điều này được giải thích thế nào? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS suy nghĩ cá nhân và tiến hành thảo luận trong vòng 3 phút. - Nhóm nào hoàn thành sớm sẽ được trình bày và lấy điểm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức | 2. Sự chi phối của quan điểm sáng tác đến tác phẩm Người viết ra. - Xét toàn bộ lịch sử văn học có thể thấy, mỗi khi văn học chuyển giai đoạn (để thích ứng với vận động không ngừng của đời sống xã hội); người ta thường bắt gặp nhiều tác phẩm (hay ít nhất là những câu thơ, câu văn, lời nói) mang tính tuyên ngôn, vạch lộ trình phía trước cho sáng tác, báo hiệu một xu hướng tìm tòi mới hay sự ra đời của một dòng văn học mới. Có thể xem đây là một hiện tượng mang tính quy luật. Việc Hồ Chí Minh nhiều lần nêu công khai quan điểm sáng tác của mình cho thấy chủ trương “đưa nghệ thuật vào chính trị” có ý nghĩa lớn như thế nào trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giai cấp, mà khi đó, việc vận động quần chúng được xác định là nhiệm vụ trung tâm. KHi nêu quan điểm sáng tác như vậy, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy trước sự ra đời và phát triển của một xã hội mới, mà trong xã hội đó, văn học nghệ thuật phải đảm nhiệm những sứ mệnh khác hơn để đóng góp được nhiều nhất, trực tiếp nhất cho cuộc cách mạng đang diễn ra. - Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh có ý nghĩa: + quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh vừa có ý nghĩa soi tỏ bản chất cách mạng của những tác phẩm được Người viết ra, vừa có ý nghĩa định hướng phát triển cho cả một nền văn học phục vụ sự nghiệp xây dựng xã hội mới. + Trong thực tế, quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh đã được đồng nhất với quan điểm sáng tác chung của cả nền văn nghệ cách mạng. Nhiều nhà thơ, nhà văn đã nhắc lại nội dung quan điểm sáng tác đó theo những hình thức khác nhau, tạo nên nền tảng tư tưởng – nhận thức vững chắc cho toàn bộ sáng tác hướng về cách mạng. - Trong di sản văn học Hồ Chí Minh bộ phận văn chính luận chiếm ưu thế về số lượng. + Sự vượt trội về số lượng của văn chính luận cho thấy hoạt động sáng tác của Hồ Chí Minh luôn nhằm tới mục đích phục vụ công cuộc cách mạng, đáp ứng những nhu cầu bức thiết của đời sống. Để làm nghệ thuật “thuần túy” người ta cần có nhiều thời gian và điều kiện, do vậy, trước những tình huống gai góc, căng thẳng, đặc biệt của cuộc đấu tranh cách mạng, việc Hồ Chí Minh dùng văn chính luận để ứng chiến kịp thời là một sự lựa chọn tự nhiên, tất yếu. Các sự kiện càng diễn ra dồn dập thì số lượng tác phẩm cũng theo đó mà tăng lên. | ||||||||||
Nhiệm vụ 4: Thao tác nghị luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn nghị luận ........................ | 3. Thao tác nghị luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn nghị luận ........................ |
........................
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT : VĂN BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Vận dụng được những hiểu biết về tác gia Hồ Chí Minh để đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập.
Chỉ ra và phân tích được vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn nghị luận quan tìm hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập.
Nêu và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
Đánh giá được gí trị lịch sử to lớn của Tuyên ngôn độc lập.
Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ trong thực tiễn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu Tuyên ngôn độc lập.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Tuyên ngôn độc lập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tuyên ngôn độc lập.
3. Phẩm chất
- Biết trân trọng, bảo vệ và giữ gìn độc lập Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án
SGK, SGV Ngữ văn 12;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 12.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
Bố cục
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: GV cho HS xem 1 video và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi: Trình bày cảm xúc của em sau khi nghe Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập? (GV có thể gửi video cho HS xem trước tại nhà)
https://s.net.vn/LwFF (từ giây 40 đến phút cuối cùng)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: HS tự do phát biểu cảm nhận của mình.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập. Tuyên ngôn độc lập không chỉ khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Bởi khát vọng, tinh thần và ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam; vì một nước Việt Nam thoát khỏi ách thống trị của ngoại bang dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành hiện thực sinh động. Hãy cùng khám phá về bản Tuyên ngôn Độc lập ấy qua bài học ngày hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả tác phẩm và đọc văn bản Tuyên ngôn độc lập.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Hồ Chí Minh và bản Tuyên ngôn Độc lập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả Hồ Chí Minh và bản Tuyên ngôn Độc lập.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả Hồ Chí Minh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV cho HS phân vai thực hiện chuyên mục “Người nổi tiếng”. Tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của Hồ Chí Minh: + Thân thế, sự nghiệp. + Sự nghiệp văn chương. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS chia vai đóng cặp để thực hiện phỏng vấn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả a. Tiểu sử Xem lại phần tìm hiểu tác giả - tri thức ngữ văn |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu văn bản chính luận Tuyên ngôn Độc lập Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV chia HS thành 3 nhóm, hướng dẫn HS cách đọc văn bản và trả lời câu hỏi: + Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn Độc Lập? + Xác định bố cục của bản Tuyên ngôn Độc lập và nêu tóm tắt nội dung của từng phần? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS suy nghĩ cá nhân và tiến hành thảo luận trong vòng 3 phút. - Nhóm nào hoàn thành sớm sẽ được trình bày và lấy điểm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức | 2. Tìm hiểu văn bản chính luận Tuyên ngôn Độc lập 2.1. Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập + Ngày 22/8/1945 Hồ Chí Minh cùng ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam rời Tân Trào, Tuyên Quang về Hà Nội. + Ngày 25/8/2945 Hồ Chí Minh cùng Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam về đến Hà Nội, Ủy ban này được cải tổ thành Chính phủ Lâm thời. Hồ Chí Minh ở số nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội của nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô. + Đêm 28/8/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội. + Ngày 31/8/1945 Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh đọc lại, bổ sung một số điểm vào bản thảo Tuyên ngôn độc lập. + Chiều 2/9/1945 Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. + Ngày 5/9/1945 Tuyên ngôn độc lập được đăng trên báo Cứu quốc (cơ quan tuyên truyền, tranh đấu của Việt Minh) số 36,với tên gọi đầy đủ là Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. => Tuyên ngôn Độc lập viết vào thời điểm đặc biệt của lịch sử dân tộc, khi nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Việt Minh vừa giành được chính quyền trong cả nước sau tám mươi năm bị nô lệ. Tuy nhiên đó cũng là lúc những thách thức to lớn đang chờ phía trước; thực dân Pháp đang nuôi dã tâm chiếm nước ta với sự tiếp tay của một số nước đế quốc thuộc phe Đồng Minh. Vì vậy bên cạnh việc tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc, Tuyên ngôn Độc lập còn đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ đối với các thế lực thực dân, đế quốc đang âm mưu tước đoạt nền độc lập dân tộc mà nhân dân ta đã phải đổ bao nhiêu xương máu mới gây dựng được. - Có thể chia thành 3 phần như sau: + Phần 1: Từ đầu cho đến “không ai chối cãi được”: Trích dẫn một số luận điểm then chốt về quyền con người từ hai bản tuyên ngôn quan trọng bậc nhất trong lịch sử thế giới cận đại để làm chỗ dựa pháp lí cho bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam mới. + Phần 2: Tiếp theo đến “Dân tộc đó phải được độc lập”: Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp và kêu gọi thế giới công nhận quyền độc lập của nước Việt Nam. + Phần 3: Còn lại: Tuyên bố quyền hưởng tự do, độc lập của nhân dân, đất nước Việt Nam và thể hiện ý chí của toàn dân tộc quyết tâm bảo vệ quyên tự do, độc lập vừa giành được. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
Mục tiêu: HS vận dụng các tri thức ngữ văn để tìm hiểu theo đúng đặc trưng của văn bản chính luận trên các phương diện như:
+ Vận dụng hiểu biết về tác gia Hồ Chí Minh để đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn Độc lập.
+ Vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong bản Tuyên ngôn Độc lập.
Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Tuyên ngôn Độc lập.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tuyên ngôn độc lập.
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Vận dụng những hiểu biết về tác gia Hồ Chí Minh để đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn Độc lập Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV chia lớp thành các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút để trả lời câu hỏi sau đây: +Đối tượng tiếp nhận bản Tuyên ngôn Độc lập hướng đến là ai? Em có nhận xét gì về tầm bao quát của tác giả khi hướng đến những đối tượng này? + Theo em vì sao Hồ Chí Minh lại chọn thể loại văn chính luận để viết bản Tuyên ngôn này? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, chốt kiến thức. | II. Khám phá văn bản 1. Vận dụng những hiểu biết về tác gia Hồ Chí Minh để đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn Độc lập a. Đối tượng tiếp nhận - Đối tượng tiếp nhận bản Tuyên ngôn Độc lập là nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, các lực lượng không muốn thừa nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam, đồng thời đang âm mưu ủng hộ thực dân Pháp quay lại chiếm nước ta một lần nữa. => Hồ Chí Minh đã có tầm bao quát lớn khi hướng vào những đối tượng này: Khi Tuyên ngôn Độc lập được tuyên bố, tuy cách mạng Việt Nam đã đạt được những thắng lợi to lớn nhưng vẫn đang phải giải quyết rất nhiều khó khan vì thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta, nạn thù trong giặc ngoài vẫn chưa dứt. b. Lí do chọn thể loại văn chính luận Hồ Chí Minh chọn thể loại văn chính luận vì thể loại này có thế mạnh trong việc sử dụng các luận điểm, lí lẽ dẫn chứng để thuyết phục người đọc theo quan điểm của mình. Trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã sử dụng hệ thống luận điểm rõ rang, lí lẽ xác đáng và dẫn chứng thuyết phục, kết hợp với giọng điệu đanh thép để khẳng định nền độc lập dân tộc cũng như kêu gọi, thuyết phục tạo động lực cho nhân dân Việt Nam tiếp tục chiến đấu. |
Nhiệm vụ 2: Vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong bản Tuyên ngôn Độc lập ........................ | 2. Vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong bản Tuyên ngôn Độc lập ........................ |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học Khoa học máy tính 12 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo