Đáp án Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Bài 9: Ôn tập học kì 2

File đáp án Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Ôn tập học kì II. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II VÀ HỆ THỐNG HÓA VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM

A.   ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

Câu 1: Xác định yếu tố tượng trung hoặc siêu thực trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo), ý nghĩa và vai trò của yếu tố đó trong việc thể hiện chủ đề, cảm hứng, của đoạn thơ.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Yếu tố tượng trưng: “Đàn ghi ta của Lor - ca” => Đàn ghi ta của Lor-ca trở thành biểu tượng cho cuộc đời phẩm cách và số phận bi tráng của Lor-ca - người nghệ sĩ.

=> Ý nghĩa, vai trò: Nhằm truyền tải những cảm xúc, suy tư, tình cảm một cách ẩn ý, không trực tiếp qua những hình ảnh mang tính trừu tượng.

  • Cái chết của Lor-ca là một hình ảnh siêu thực: Lor-ca được diễn tả cái sự bất diệt vĩnh hằng cái chết của Lor-ca là một sự mất mát lớn trong hội thuật đương đại Tây Ban Nha.

=> Ý nghĩa, vai trò: Thể hiện tâm trạng của chủ thể trữ tình, làm tăng sức gợi cho bài thơ, góp phần thể hiện nội dung thơ một cách hiệu quả, đầy sáng tạo mới mẻ.

Câu 2. Chỉ ra một số đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại thể hiện qua một trong các văn bản sau:

  • Hai quan niệm về gia đình và xã hội (trích Số đỏ, Vũ Trọng Phụng)
  • Ở Va-van (trích Hội chợ phù hoa, Uy-li-am Thác-cơ-rây)
  • Ngày 30 Tết (trích Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng)

Hướng dẫn chi tiết:

  • Một số đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại qua “Ngày 30 Tết”:

+ Tính văn xuôi.

+ Nghệ thuật kể chuyện với các điểm nhìn trần thuật khác nhau.

+ Tính hư cấu.

+ Tính phản ánh toàn vẹn đời sống.

+ Ẩn chứa những vấn đề nhức nhối của xã hội

Câu 3: Mỗi văn bản dưới đây được sáng tác theo phong cách của trường phái văn học nào? Dựa vào đâu để bạn xác định như vậy?

  1. Hai quan niệm về gia đình và xã hội (trích Sổ đỏ, Vũ Trọng Phụng)
  2. Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân)

Hướng dẫn chi tiết:

  1. Phong cách trường phái hiện thực phê phán. Dựa vào nội dung, ý nghĩa, giá trị tác phẩm.
  2. Phong cách trường phái chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Dựa vào nội dung, ý nghĩa, giá trị tác phẩm.

Câu 4. Tóm lược một số nội dung/ thông tin trong phẩn giới thiệu về tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh mà theo bạn là cần lưu ý khi đọc tác phẩm của Người.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Một số nội dung/ thông tin cần lưu ý:

+ Con người, cuộc đời

+ Quan niệm sáng tác

+ Hoàn cảnh sáng tác

+ Sự nghiệp văn chương và cách mạng

Câu 5. Nêu một số nét đặc sắc về nghệ thuật nghị luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Chỉ ra một số điểm tương đồng vẻ tư tưởng giữa tác phẩm này với các tác phẩm Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt) và Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).

Hướng dẫn chi tiết:

  • Một số nét đặc sắc về nghệ thuật nghị luận trong Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh:

+ Luận điểm rõ ràng

+ Lí lẽ, bằng chứng chặt chẽ, logic, thuyết phục

+ Ngôn ngữ hùng hồn, gần gũi, giàu tính biểu cảm

  • Điểm tương đồng về tư tưởng:

+ Đều thể hiện tư tưởng chính nghĩa.

+ Khẳng định chủ quyền, quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.

+ Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, đồng bào.

+ Tố cáo tội ác của giặc, vạch trần bộ mặt gian xảo của chúng đồng thời ca ngợi, tôn vinh con người Việt Nam.

Câu 6. Vì sao việc xử lí thông tin, sử dụng tài liệu trong văn bản thông tin lại được xem là quan trọng? Khi đọc một văn bản thông tin về một vấn để tự nhiên hoặc xã hội, bạn có thể căn cứ vào đâu để nhận biết, đánh giá:

  1. Tài liệu sơ cấp, tài liệu thứ cấp?
  2. Tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin trong văn bản?

Hướng dẫn chi tiết:

Việc xử lí thông tin và sử dụng tài liệu trong văn bản thông tin đóng vai trò quan trọng bởi nó giúp người sử dụng dữ liệu có khả năng xác định nguyên nhân của vấn đề và tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Việc này cũng hỗ trợ cho việc nhìn nhận vấn đề một cách bao quát, toàn diện và thực tế thông qua việc xử lí các số liệu và nội dung có trong tài liệu. Khi đọc một văn bản thông tin về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội, có thể dựa vào tính mới mẻ, cập nhật và độ tin cậy của dữ liệu và thông tin trong văn bản để nhận biết và đánh giá chính xác

Câu 7. Để giữ gìn và phát triển tiếng Việt, trong giao tiếp, chúng ta cần lưu ý những gì?

Hướng dẫn chi tiết:

Để giữ gìn và phát triển tiếng Việt, trong giao tiếp, chúng ta cần lưu ý:

+ Chọn lọc, sử dụng ngôn ngữ trong sáng, chính xác, phù hợp, diễn đạt hiệu quả.

+ Dùng ngôn ngữ giao tiếp một cách sáng tạo, chừng mực.

+ Ngôn ngữ mang yếu tố biểu đạt cao, dễ hiểu.

+…

Câu 8. Lấy ví dụ và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa.

Hướng dẫn chi tiết:

Ví dụ: Công chúng luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo ở cái nước có hàng triệu con voi.

(Vũ trọng Phụng, Số đỏ)

- Biện pháp tu từ nói mỉa: “mặt rồng”; “vị thiên tử”.

=> Tác dụng: Nhấn mạnh sự tức giận của đức vua Xiêm, một người quyền cao chức trọng giống như một con rồng, một vị thiên tử. Đồng thời phê phán việc lạm quyền của nhà vua.

Câu 9. Phân tích tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,...) trong văn bản thông tin.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Tác dụng:

+ Giúp biến những thông tin phức tạp trở nên đơn giản, trực quan, gần gũi với đời sống và dễ hình dung.

+ Thể hiện, cung cấp thông tin ngắn gọn, dễ hiểu. Các kí hiệu, hình tượng, giúp người đọc khai thác nội dung cần thiết một cách nhanh chóng và dễ nhớ.

+ Tổ chức thông tin theo một trình tự logic hợp lí, liên kết các phần.

Câu 10: Nêu một số lưu ý khi viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề xã hội. Chỉ ra một số điểm khác biệt về bố cục giữa kiểu bài này với kiểu bài viết báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Một số lưu ý khi viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề xã hội:
  • Thuyết phục và trình bày đầy đủ các kết quả nghiên cứu thu thập được.
  • Áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng được nghiên cứu.
  • Sử dụng ngôn ngữ chính xác và khách quan trong việc trình bày kết quả.
  • Sử dụng các trích dẫn, cước chú, và các phương tiện hỗ trợ như hình ảnh, bảng biểu, số liệu, biểu đồ, sơ đồ một cách phù hợp.
  • Bố cục văn bản báo cáo bao gồm các phần, mục: Mở đầu, nội dung chính, và kết luận

Câu 11: Nêu một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa hai kiểu bài: viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ và viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội.

Hướng dẫn chi tiết:

* Một số điểm khác biệt:

  • Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ:

+ Mục đích

+ Nội dung: Các vấn đề được bàn luận liên quan đến tuổi trẻ

+ Đối tượng: Những người trẻ tuổi

  • Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội:

+ Mục đích

+ Nội dung: Các vấn đề trong bài phát biểu liên quan đến hoạt động xã hội

+ Đối tượng: Tất cả mọi người.

 

Câu 12: So sánh, chỉ ra một số điểm khác biệt giữa hai kiểu bài thuyết trình:

- Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án.

- Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.

Hướng dẫn chi tiết:

Điểm khác biệt:

* Kiểu bài trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án:

  • Báo cáo kết quả dự án gồm 4 nội dung:

+ Mục tiêu dự án

+ Nội dung của dự án

+ Kết quả của dự án 

+ Tự đánh giá và kiến nghị

  • Nội dung chính là phần kết quả của dự án.
  • Báo cáo kết quả của dự án được thực hiện qua các đề mục: số lượng tài liệu, nội dung của sản phẩm, minh họa cụ thể, tự đánh giá sản phẩm ( về số lượng, chất lượng so với yêu cầu của bài tập dự án)
  • Việc đưa vào báo cáo những hình ảnh và thuyết trình hình ảnh nhằm mục đích: khiến cho báo cáo trở nên trực quan, rõ ràng và sinh động hơn.

* Kiểu bài thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước:

  • Báo cáo gồm 3 phần:

+ Mở đầu

+ Nội dung chính

+ Kết thúc

  • Ở phần nội dung đặt vấn đề, mục tiêu và chỉ ra những thách thức, cơ hội, nêu hướng giải quyết.

Câu 13: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, sau đó chuyển dàn ý bài viết đó thành dàn ý bài nói.

Hướng dẫn chi tiết:

* Dàn ý bài văn nghị luận về tệ nạn xã hội:

a, Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tệ nạn xã hội. (Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận nhiều năm nay chính là vấn đề tệ nạn xã hội).

b, Thân bài:

Thực trạng

  • hiện nay là tệ nạn xã hội, bao gồm cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,... đã lan rộng và phức tạp ở nhiều địa phương trên khắp đất nước.
  • Số lượng người bị dính líu vào tệ nạn xã hội ngày càng tăng, đặc biệt là các bạn thanh niên đang trong độ tuổi lao động.

Nguyên nhân của vấn đề này có thể được phân thành hai mặt:

  • Chủ quan: Do ý thức còn kém, hiểu biết hạn hẹp, không nhận ra được hậu quả của những tệ nạn; do mong muốn thể hiện bản thân là một "dân chơi" trong một số nhóm thanh niên.
  • Khách quan: Do bị ảnh hưởng và thần tượng hóa tệ nạn từ môi trường xung quanh, cũng như do thiếu thông tin và dạy dỗ chi tiết về những hậu quả tiêu cực của tệ nạn.

Hậu quả của tình trạng này là rất nặng nề, bao gồm việc mất mát về tài chính, sức khỏe, đạo đức và đặc biệt là sự phụ thuộc vào tệ nạn đó, gây mất trật tự và ảnh hưởng đến lối sống văn hóa của cộng đồng.

Để giải quyết vấn đề này, mỗi người cần nhận thức rõ về hậu quả của các tệ nạn xã hội, tránh xa chúng và duy trì một lối sống lành mạnh. Đồng thời, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về những nguy hại của tệ nạn và áp dụng các biện pháp cụ thể để giảm thiểu và ngăn chặn chúng, cũng như xử lý nghiêm các hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội

c, Kết bài:

Khái quát lại tác hại của tệ nạn xã hội đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

 

* Dàn ý bài nói:

- Mở đầu: Giới thiệu về vấn đề thuyết trình

- Nội dung chính: Trình bày các vấn đề của bài thuyết trình:

+ Thực trạng

+ Nguyên nhân

+ Hậu quả

+ Giải pháp

- Tương tác với người nghe.

- Kết thúc: Khái quát lại vấn đề, đưa ra kết luận. Xin ý kiến đóng góp.

B.   HỆ THỐNG HÓA VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Câu 1: Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại chính nào? Nêu tên tác phẩm tiêu biểu cho mỗi thể loại đó.

Hướng dẫn chi tiết:

Văn học dân gian Việt Nam gồm các thể loại chính:

 

Tên thể loại chính

 

Tác phẩm tiêu biểu

Thần thoại

VD: Trần Trụ trời, Lạc Long Quân – Âu Cơ…

Truyền thuyết

VD: An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ; Thánh Gióng….

Sử thi

VD: Sử thi Đăm Săn (dân tộc Êđê), Đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường)…

Truyện cổ tích

VD: Tấm Cám, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau…

Truyện ngụ ngôn

VD: Con hổ, con trâu và người đi cày, Cáo mượn oai hùm, Rùa và thỏ…

Truyện thơ

VD: Phạm Công – Cúc Hoa ; Tống Trân – Cúc Hoa ; Tiễn dặn người yêu….

Câu 2: Kẻ bảng vào vở và xếp các tác phẩm – tác giả nêu phía dưới vào ô phù hợp trong bảng:

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Giai đoạn

Tác phẩm – tác giả

Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV

Từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII

Từ đầu thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX

Nửa cuối thế kỉ XIX

Một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Thánh Tông di thảo (tương truyền của Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Chinh phụ ngâm (nguyên văn chữ Hán: Đặng Trần Côn; bản diễn Nôm song thất lục bát: Phan Huy Ích), Chí khí anh hùng (Nguyễn Công Trứ), Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm (Nguyễn Khuyến), Thương vợ (Trần Tế Xương), Hương Sơn phong cảnh ca (Chu Mạnh Trinh).

Hướng dẫn chi tiết:

 

Giai đoạn

Tác phẩm – tác giả

Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV

Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

Từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII

Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Thánh Tông di thảo (tương truyền của Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)

Từ đầu thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX

Truyện Kiều (Nguyễn Du), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Chinh phụ ngâm (nguyên văn chữ Hán: Đặng Trần Côn; bản diễn Nôm song thất lục bát: Phan Huy Ích), Chí khí anh hùng (Nguyễn Công Trứ),

Nửa cuối thế kỉ XIX

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm (Nguyễn Khuyến), Thương vợ (Trần Tế Xương), Hương Sơn phong cảnh ca (Chu Mạnh Trinh).

Câu 3: Nêu một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

Hướng dẫn chi tiết:

  1. Văn học chữ Hán.

- Thành phần văn học chữ Hán xuất hiện sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại, bao gồm cả thơ và văn xuôi.

- Thể loại phong phú gồm chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết, chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật...

- Ở loại hình nào, văn học chữ Hán cũng cớ những thành tựu nghệ thuật to lớn.

  1. Văn học chữ Nôm.

- Văn học viết bằng chữ Nôm xuất hiện muộn hơn so với văn học chữ Hán, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, và tiếp tục tồn tại và phát triển trong suốt thời kỳ văn học trung đại.

Chủ yếu là thơ, văn học chữ Nôm ít có văn xuôi. Trong văn học này, một số thể loại được nhập từ Trung Quốc như phú, văn tế, thơ Đường luật, nhưng phần lớn là thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc (viết theo thể song thất lục bát), truyện thơ (lục bát), hát nói (viết theo thể thơ tự do kết hợp với âm nhạc), hoặc thể loại văn học Trung Quốc đã được Việt hóa như thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.

Văn học chữ Nôm đạt được những thành tựu lớn ở tất cả các thể loại trên.

Trong thời kỳ văn học trung đại, cả hai thành phần văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển và bổ sung cho nhau trong quá trình tiến triển của văn học dân tộc.

Câu 4: Kẻ bảng sau vào vở và ghi tên ít nhất 5 tác phẩm (kèm tên tác giả) đã học thuộc văn học hiện đại Việt Nam vào ô phù hợp trong bảng (có thể chọn tác phẩm từ lớp 6 đến lớp 12)

VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

 

Thời kì

Tác phẩm truyện/thơ/kịch/văn nghị luận

Từ đầu thế kỉ XX đến hết Cách mạng tháng Tám năm 1945

 

Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

 

 

Hướng dẫn chi tiết:

Thời kì

Tác phẩm truyện/thơ/kịch/văn nghị luận

Từ đầu thế kỉ XX đến hết Cách mạng tháng Tám năm 1945

Việc làng (Ngô Tất Tố), Chí Phèo (Nam Cao), Kĩ nghệ lấy Tây (Vũ Trọng Phụng),  Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh), Thơ thơ (Xuân Diệu), Điêu tàn (Chế Lan Viên), Tuyên ngôn độc lập,…

Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

Làng (Kim Lân), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Tây Tiến (Quang Dũng), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), Sóng (Xuân Quỳnh), Bắc Sơn, Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng),…

 

 

Câu 5: Tìm hiểu về nội dung yêu nước và nội dung nhân đạo trong văn học hiện đại Việt Nam. Phân tích biểu hiện của nội dung yêu nước hoặc nhân đạo qua một/một số tác phẩm đã học.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Nội dung yêu nước:

Văn học hiện đại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước trong các tác phẩm, đưa ra quan điểm mới về đất nước, con người và tình yêu tổ quốc từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975. Trong thời kỳ văn học trung đại, ý thức hệ phong kiến thống trị đã làm cho việc yêu nước bị đặt vào khung cảnh yêu vua là yêu nước, với niềm tin rằng nước là của vua và yêu nước đồng nghĩa với yêu vua. Tuy nhiên, trong văn học hiện đại, với sự thay đổi về chế độ xã hội và chính trị, quan niệm về quốc gia đã thay đổi. Nước không còn là của vua, và vai trò của người dân trong xã hội được khẳng định, điều này gắn liền với vấn đề dân chủ và quyền làm chủ của người dân. Yêu nước không chỉ là vấn đề của cách mạng và chống giặc ngọai xâm, mà còn liên quan đến việc thể hiện tình yêu đối với quê hương, làng xóm và những giá trị giản dị.

Nội dung nhân đạo trong văn học cũng là một chủ đề quan trọng từ thời kỳ văn học trung đại đến văn học hiện đại. Tác giả thường thể hiện tình yêu thương sâu sắc giữa con người với con người, thông qua sự cảm thông, chia sẻ và hiểu biết đối với những khó khăn trong cuộc sống. Họ đặt ra các vấn đề nhân đạo bằng cách phê phán sự bạo lực và sự thống trị của quyền lực, bảo vệ quyền tự do và quyền sống của con người, cũng như khuyến khích đạo đức và nhân nghĩa trong xã hội. Những giá trị này được thể hiện thông qua việc sử dụng ngôn ngữ chính xác và khách quan, cùng với việc sử dụng các trích dẫn, số liệu, và các phương tiện hỗ trợ khác như hình ảnh, bảng biểu, và biểu đồ.

* Biểu hiện nội dung nhân đạo qua truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.

Khi nói về truyện ngắn "Lão Hạc" của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945, chúng ta thường nghĩ ngay đến nhân vật Lão Hạc, một biểu tượng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, trong tác phẩm này, không thể bỏ qua nhân vật "tôi" - ông giáo, mặc dù chỉ xuất hiện với vai trò là người kể chuyện. Nhân vật ông giáo "tôi" được Nam Cao vẽ nên một cách đặc sắc, mang trong mình nhiều giá trị nghệ thuật, đặc biệt là giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

Trong "Lão Hạc", ông giáo không chỉ là một nhân vật phụ, mà còn là một biểu tượng cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản Việt Nam trước Cách mạng, đặc biệt là những người dạy học được gọi là "giáo khổ trường tư". Mặc dù không được miêu tả chi tiết như anh giáo Thứ trong tiểu thuyết "Sống mòn", nhưng qua ông giáo "tôi" trong "Lão Hạc", ta có thể nhận ra những đặc điểm chung của những người này. Họ là những trí thức nghèo khổ, sống với mức lương ít ỏi ở các trường tư, cuộc sống của họ cũng đầy khó khăn, túng quẫn và bế tắc.

Cuộc sống của gia đình ông giáo thường gặp phải những khó khăn, từ việc con cái nheo nhóc đến vợ gánh nặng cuộc sống. Tình hình tài chính thường xuyên eo hẹp, và họ phải làm việc vất vả để kiếm sống. Dù đã từng có thời gian đầy sự nhiệt huyết và đam mê, nhưng cuộc sống khó khăn và nhiều biến động đã khiến ông giáo trở nên mệt mỏi và tận hiến.

Nam Cao không chỉ là một nhà văn hiện thực nổi tiếng mà còn là một nhà nhân đạo chân chính. Qua các tác phẩm của mình, ông đã khắc họa sâu sắc những nỗi đau, những khó khăn và nỗi tuyệt vọng của những người khốn khổ nhất trong xã hội. Các tác phẩm của Nam Cao không chỉ thách thức mà còn làm sáng tỏ giá trị nhân đạo, đó chính là nguồn cảm hứng lớn của ông trong việc viết văn

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập cuối học kì II và hệ thống hoá về văn học Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay