Đáp án Ngữ văn 8 cánh diều: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 (P4)
File đáp án Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 (P4). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II
NỘI DUNG ÔN TẬP
TIẾNG VIỆT
Câu 14: Nêu nội dung chính của phần tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 8, tập hai. Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với phần Đọc hiểu, Viết, Nói và nghe?
Trả lời:
Bốn nội dung lớn về tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8 là: Từ ngữ, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ. Trong đó có các nội dung chính cụ thể của tiếng Việt tập 2 là:
- Bài 6: Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Bài 7: Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình và từ tượng thanh.
- Bài 8: Câu khẳng định và câu phủ định.
- Bài 9: Thành phần biệt lập trong câu.
- Bài 10: Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể.
Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.
Câu 15: Nêu một số biện pháp tu từ có trong các bài thơ đã học ở Bài 7 và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật.
Trả lời:
Một số biện pháp tu từ có trong các bài thơ đã học ở Bài 7 là: ẩn dụ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ.
Ví dụ: Ẩn dụ trong bài thơ Mời trầu
- "Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi": khác với miếng trầu têm cánh phượng khéo léo trang trọng, câu thơ cho thấy sự giản dị, bình thường nhất. Vẫn là quả cau, miếng trầu nhưng lại không được toàn vẹn, ý nói sự nghèo khó, thiếu thốn, không hoàn hảo. Người phụ nữ chỉ có sự khéo léo, tấm lòng nhưng lại nghèo khó,...
- "Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá bạc như vôi": ý nói nếu giữa cô gái và chàng trai có tình cảm với nhau thì hãy như sự xúc tác giữa miếng trầu và vôi, khi nhai sẽ tạo ra màu đỏ. Đừng như vẻ bề ngoài: trầu lá xanh, vôi bạc trắng. Như thế ẩn dụ ấy cho thấy niềm mong muốn của Hồ Xuân Hương trong tình yêu: con người đừng như những thực thể xa cách mà hãy yêu nhau hết lòng, dành tình cảm cho nhau. Điều này cũng được thể hiện trong nhiều vần thơ khác của Hồ Xuân Hương: Làm lẽ, Tự tình,...
=> Không muốn chia sẻ tình cảm, không muốn người mình yêu năm thê bảy thiếp....
TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II
- Đọc hiểu
Câu 1: Đoạn trích trên giới thiệu về vấn đề gì?
- Về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng
- Về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Nguyễn Huy Tưởng
- Về tài năng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
- Về một số nhân vật trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Trả lời:
- Về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Nguyễn Huy Tưởng
Câu 2: Có thể xem đoạn trích trên thuộc kiểu bài viết nào?
- Giới thiệu về một nhà văn
- Phân tích tác phẩm văn học
- Giới thiệu về một cuốn sách
- Kể lại một truyện lịch sử
Trả lời:
- Giới thiệu về một cuốn sách
Câu 3: Đoạn văn nào tóm tắt nội dung chính của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng?
- (1) và (2)
- (1) và (3)
- (2) và (4)
- (2) và (3)
Trả lời:
- (1) và (2)
Câu 4: Đoạn văn nào đánh giá tài năng viết truyện lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng?
- (2) và (3)
- (1) và (2)
- (3) và (4)
- (1) và (3)
Trả lời:
- (3) và (4)
Câu 5: Ghép tiếng "hào" trong các từ ở cột A với nghĩa phù hợp ở cột B:
Trả lời:
a - 4
b – 3
c - 1
d - 2
Câu 6: Trong văn bản có nêu: “Yêu cầu quan trọng nhất khi viết về đề tài này là người viết phải cung cấp thông tin liên quan đến sự vật, sự việc một cách chính xác, có độ tin cậy cao ...”. Em hiểu “đề tài này” là đề tài nào? Vì sao đề tài ấy phải đáp ứng được yêu cầu đã nêu?
Trả lời:
Em hiểu “đề tài này” là đề tài viết về các anh hùng trong lịch sử. Đề tài ấy phải đáp ứng được yêu cầu đã nêu là vì bên trong tác phẩm có đề cập đến thông tin về các nhân vật, sự kiện lịch sử có thật. Mà khi viết lịch sử, phải đảm bảo tính thống nhất về sự chính xác, rõ ràng, đầy đủ, loại trừ sự tùy tiện, sai lệch. Điều đó thể hiện sự tôn trọng với các bậc anh hùng, với lịch sử của dân tộc.
Câu 7: “Ông khéo léo dựa trên nền tảng vững chắc là lịch sử hào hùng của nước nhà, chắp thêm cánh cho nó để biến thành một truyện lịch sử vừa hấp dẫn vừa cung cấp cho người đọc hiểu biết về những sự kiện đã xảy ra.”. Em hiểu cụm từ “chắp thêm cánh” trong câu văn trên là chỉ việc gì?
Trả lời:
Em hiểu cụm từ “chắp thêm cánh” trong câu văn trên là việc thêm thắt một số chi tiết được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động nhằm tăng sức hút cho tác phẩm. Song việc thêm thắt các chi tiết này không làm sai lệch giá trị tư tưởng và lịch sử dân tộc.
=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2