Đáp án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 Văn bản 2: Nếu mai em về Chiêm Hoá
File đáp án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 Văn bản 2: Nếu mai em về Chiêm Hoá. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
VĂN BẢN. NẾU MAI EM VỀ CHIÊM HÓA
CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Chỉ ra biện pháp tư từ nhân hóa trong khổ thơ.
Trả lời:
Biện pháp tu từ nhân hóa trong khổ thơ: “đá ngồi dưới bến trông nhau”, “non Thần hình như trẻ lại”.
Câu 2: Dòng thơ nào được điệp lại trong khổ cuối?
Trả lời:
Dòng thơ được điệp lại là: "Nếu mai em về Chiêm Hóa"
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Hãy xác định bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hoá.
Trả lời:
- Bố cục:
- Khổ 1+2: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân ở Chiêm Hóa.
- Khổ 3+4: Vẻ đẹp con người trong mùa xuân.
- Khổ 5: Giới thiệu lễ hội xuân ở vùng Chiêm Hóa.
- Mạch cảm xúc: kết cấu giản đơn, bình dị, đi từ khung cảnh thiên nhiên đến con người và những rung cảm, nét đặc sắc riêng về cảnh sắc khi bước sang xuân tại quê hương.
Câu 2: Tác giả sử dụng những hình ảnh, chi tiết nào để thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân? Hãy chia sẻ ấn tượng, nhận xét của em về bức tranh đó (Gợi ý: về màu sắc, sức sống; về những nét riêng của mùa xuân ở vùng núi phía bắc,...).
Trả lời:
- Những hình ảnh, chi tiết thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân:
- "Tháng Giêng mưa tơ rét lộc"
- "Non thần.... Xanh lên ngút ngát một màu"
- "Cô gái Dao nào cũng đẹp/ Vòng bạc rung rinh cổ tay/ Ngù hoa mơn mởn ngực đầy"
- "Con gái bản Tày...riêng nụ cười môi mọng"
- Bức tranh thiên nhiên và con người hiện ra với tông màu tươi sáng, tràn đầy sức sống của núi rừng khi mùa xuân về. Những người con gái khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống, cùng nét cười duyên vừa duyên dáng là vừa hiền hậu.
Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong các khổ thơ 2, 4 của văn bản.
Trả lời:
Khổ 2:
- Đá - ngồi, trông nhau.
- Non Thần - trẻ lại.
-> Việc sử dụng biên pháp tu từ nhân hóa khiến cảnh vật trở nên có hồn hơn. Qua đó nhấn mạnh được vẻ đẹp của thiên nhiên vùng Chiêm Hóa.
Khổ 4:
- Sắc chàm - pha hương.
- Mùa xuân - lạc đường.
-> Phác họa lên bức tranh mùa xuân đầy hấp dẫn, giúp người đọc hình dung ra khung cảnh thiên nhiên trở nên sinh động, gần gũi hơn.
Câu 4: Tìm các từ đồng nghĩa với từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hoá”. Theo em, vì sao nên chọn từ “về”?
Trả lời:
- Từ đồng nghĩa với từ "về": lại, đến, đi.
- Theo em, thay vì sử dụng các từ đồng nghĩa khác, tác giả sử dụng từ "về" là có nguyên nhân. Từ "về" tạo cho người ta một cảm giác thân quen như người đi xa quay lại nơi mình có quan hệ gắn bó coi như nhà mình, quê hương mình, hoặc người nhà mình.
Câu 5: Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả với quê hương?
Trả lời:
Mượn hình ảnh cảnh sắc thiên nhiên cùng con người tại mảnh đất Chiêm Hóa khi mùa xuân về, bài thơ đã thể hiện được tình cảm sâu sắc, da diết, đầy gắn bó cùng với tình yêu thương của nhà thơ đối với quê hương, nguồn cội của mình.
Câu 6: Giả sử sau dấu ba chấm “Nếu mai em về...” là tên vùng đất quê hương em, thì em sẽ chia sẻ những hình ảnh, chi tiết nào của quê hương mình? Vì sao em lại chọn các chi tiết, hình ảnh ấy?
Gợi ý:
Giả sử sau dấu ba chấm “Nếu mai em về...” là tên vùng đất quê hương em, thì em sẽ chia sẻ những hình ảnh, chi tiết về bãi biển Cồn Vành, về Chùa Keo, lễ hội đền A Sào và món bánh Cáy. Bởi đây đều là những hình ảnh quen thuộc với mỗi người con quê lúa Thái Bình, đồng thời cũng là những hình ảnh mọi người hình dung khi nhắc đến mảnh đất này.
=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 Đọc 2: Nếu mai em về Chiêm Hoá