Đáp án Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 7 Văn bản 2: Lá đỏ

File đáp án Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 7 Văn bản 2: Lá đỏ. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

VĂN BẢN. LÁ ĐỎ (NGUYỄN ĐÌNH THI)

CÂU HỎI MỞ ĐẦU

CH1. Hãy tái hiện (kể, vẽ...) một hình ảnh để lại ấn tượng sâu sắc về chiến trường Trường Sơn trong những năm chiến tranh mà em biết đã được biết qua phim ảnh, sách báo hoặc qua bài học lịch sử.

Tham khảo:

Chuyến xe định mệnh thắp lửa tình yêu

Quán nước trước cửa nhà bà Bùi Thị Vân (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) trở thành nơi “hội tụ” của một số chị em từng là nữ chiến sĩ lái xe Trường Sơn một thuở. Những nữ chiến sĩ lái xe Trường Sơn ngày ấy nay đã tuổi xế chiều  nhưng thỉnh thoảng vẫn gặp nhau để ôn lại kỷ niệm về những năm tháng gắn bó.

Bà Vân quê Nam Định, năm 17 tuổi, bà đăng ký TNXP rồi chuyển sang quân đội học lái xe. Bà Vân nhớ lại, do thấp nhất nên khi ngồi vào buồng lái, chân bà không với được tay lái. Bà phải kê cái chăn lên ghế và lấy can xăng 20 lít để ở phía sau lưng để dựa vào. Khó khăn thế nhưng chiếc xe do bà lái lúc đó đã vượt qua biết bao đoạn đường nguy hiểm, gập ghềnh. Những tuyến đường ác liệt như Cổng Trời, Khe Tang, Ngã ba Đồng Lộc… đều ghi dấu chân bà và các đồng đội.

“Bom Mỹ thả phá trước thì chúng tôi tìm đường tắt mà đi, thả sau lưng thì cho xe chạy thật nhanh. Nhiều hôm đường 15 bị tắc, chúng tôi phải cho xe luồn ra đường 21 (Quốc lộ 3) để xuyên ra Quốc lộ 1 đi tiếp” - bà Vân kể.

Bà Vân gặp ông Nguyễn Trần Đừng (quê Thanh Trì, Hà Nội) - chồng bà bây giờ - trong chuyến xe chở thương binh về các trại an dưỡng ở Thường Tín. Ông Đừng nhập ngũ khi đang là sinh viên đại học Ngoại ngữ, là lái xe cho Binh trạm 32, Đoàn 559, bị thương nặng ở chân trong một trận càn của địch vào năm 1970. Không ngần ngại, cô tài xế người nhỏ nhắn vẫn cõng anh thương binh trên lưng từ cửa ga vào trại.

Dù kiệt sức vì mất máu nhưng chàng thương binh vẫn không quên xin địa chỉ và tên tuổi của cô gái lái xe để liên lạc. “Sau chuyến xe định mệnh ấy, thỉnh thoảng tôi lại nhận được những lá thư tình. Chữ viết trong thư nắn nót từng dòng, lời lẽ tha thiết, nói rằng “chỉ một lần gặp gỡ mà nhớ nhớ, thương thương...” hay “đối diện với chiến tranh bom đạn chưa từng sợ mà đối diện với người thương sao chẳng nói được điều tưởng chừng như đơn giản...”.

Những lá thư đó không ghi tên người gửi khiến tôi không biết là ai, nhưng lạ là lần nào chở thương binh về hậu cứ, anh Đừng lại chạy ra hỏi tôi có nhận được lá thư nào không? Có lần, tôi đùa: “Nhờ anh nói hộ người viết thư rằng tôi sắp lấy chồng rồi”. Lúc đó, anh Đừng mới bối rối thú nhận mình là người viết thư” - bà Vân nhớ lại.

Từ dạo đó, tình cảm giữa cô nữ lái xe và chàng thương binh Đừng ngày một nhân lên. Nhưng chiến tranh loạn lạc không biết ngày mai ra sao nên hai người không dám hứa hẹn điều gì. Không ngần ngại, ông Đừng thường xuyên động viên, giúp bà có niềm tin vào ngày sum họp. Khi chân đã bắt đầu đi lại được, ông Đừng vượt hơn chục km để thăm người yêu - lúc đó đơn vị bà đang đóng ở Thường Tín.

Đến năm 1974, chúng tôi tổ chức đám cưới sau khi Trung đội nữ lái xe kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình. Kết quả của đám cưới ngọt ngào ấy là 5 người con đều đã trưởng thành, cuộc sống ổn định. Với tôi, những năm tháng lái xe Trường Sơn không chỉ phục vụ chiến trường mà còn tìm được một mái ấm hạnh phúc” - bà Vân xúc động.

CH2. Bài thơ Lá đỏ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Nghe bài hát đó và nêu ấn tượng của em.

Tham khảo:

Khi nghe bài hát ngay ở phần mở đầu ca khúc “Lá đỏ”, cả Nguyễn Đình Thi và Hoàng Hiệp đã tạo cho em sự ấn tượng về sự khéo tạo được một không gian cao rộng, kì vĩ của núi rừng trong cả Thơ và Nhạc, khiến người nghe ngỡ ngàng, sững sờ, choáng ngợp. Nó đã toát lên vẻ khỏe khoắn, sự chắc nịch hừng hực khí thế trong bước quân hành vừa hùng dũng, tự tin, vừa yêu đời say đắm của những chàng trai tràn trề sức sống của tình yêu người và yêu đời.

Một cuộc gặp mang tính lịch sử, in đậm dấu ấn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc. Lịch sử sắp sang trang mới. Bởi cái không gian cao rộng, lộng gió cùng vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn, với màu đỏ mạnh mẽ hưng phấn của một rừng lá đỏ, cho ta cảm nhận điều đó.

Hình ảnh: Rừng ào ào lá đỏ đâu phải chỉ miêu tả thiên nhiên? Nó còn là một ẩn dụ cho khí thế hào hùng, cho sức mạnh không gì ngăn cản của điệp trùng bàn chân lính trẻ mang cả tình yêu và niềm tin ra trận. Sức khỏe của tuổi hai mươi, tuổi “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Từ láy ào ào –với nguyên âm tròn rộng cùng thanh huyền tạo nên cảm giác phấn khích. Tâm điểm của không gian có một không hai ấy là Em – người con gái Giải phóng quân – Em là quê hương. Mộc mạc, bình dị; dịu hiền, lạc quan, cứng rắn, kiên định. Một biểu tượng cho thanh bình giản dị, chịu thương, chịu khó, mộc mạc chân chất – Vai áo bạc, quàng súng trường - một biểu tượng cho chiến tranh, khói lửa. Nó tương phản nhau, nhưng cả hai ở trong em lại vô cùng hài hòa tạo nên cái đẹp đầy quyến rũ.

Chỉ bằng hai nét phác thảo bờ vai mà biểu hiện một bức chân dung cô Giải phóng quân duyên dáng, cứng cỏi, lạc quan. Bức chân dung điển hình của nữ Giải phóng quân miền Nam thời chống Mỹ. Đầu đội mũ tai bèo, áo bà ba, cổ quàng khăn rằn, buông hờ mái tóc bay theo chiều gió. Một bức chân dung tuyệt đẹp!

Tiếp đến, ta  nghe thấy rất rõ âm thanh rầm rập của đoàn quân điệp trùng lá ngụy trang cuốn theo bụi đỏ: Đoàn quân vẫn đi vội vã/ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa. Chiến tranh dưới ngòi bút của đôi tác giả Nguyễn Đình Thi và Hoàng Hiệp không có âm thanh cuồng nộ của máy bay rít, không có âm thanh ghê rợn xé gió của bom rơi, không có sự khủng khiếp của chết chóc, nhưng ta vẫn cảm thấy sự hối hả, sự cần thiết nơi chiến trường: Quân đi vội vã và sự khốc liệt của chiến tranh đang chờ phía trước: Nhòa trời lửa.

Kết thúc là lời tạm biệt hẹn gặp vô cùng thân thiết, yêu thương. Chỉ một từ nhé nhỏ nhẹ mà sao đằm sâu cảm động đến thế. Lời hứa hẹn có niềm tin tất thắng của cả dân tộc: Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn. Có phải sự tiên đoán trong cảm thức tinh nhạy của người nghệ sĩ? Đây là một cuộc hẹn lịch sử kỳ lạ, đầy ấn tượng và mãi mãi khát khao.

Khi còn sống nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi từng đến thăm Đài TNVN kể chuyện đi Miền Nam và viết bài thơ “Lá Đỏ”. Ông tâm sự: “Những người làm đường kia “lớn” hơn những gì mà ta nghĩ về họ. Chiếc lá săng dẻ đầu mùa khô đỏ như máu, ngẫu nhiên rơi xuống trước mặt mình... để hôm đó nảy ra ý thơ”.

Chiếc lá đỏ chỉ là một kích thích ngọn lửa tâm hồn của Nguyễn Đình Thi. Nhà thơ đã từng suy nghĩ sâu xa như một nỗi niềm. Theo ông, trên thế giới chưa có nơi nào phụ nữ ra trận nhiều như ở Việt Nam. Ở chiến trường Điện Biên Phủ, có khoảng năm vạn chiến sĩ thì đã có khoảng vài ba vạn dân công tiếp sức trong đó phần lớn là phụ nữ…

Nhà thơ kể chuyện lần vào miền tây Quảng Bình ông cũng đã “giải vây” cho một trạm trưởng khi điều đại đội nữ trái với “hợp đồng” vì quá địa phận Quảng Bình. Chị em xôn xao, nhưng khi được nhà thơ cho biết đây là lệnh bí mật, muốn giao phó cho đơn vị giỏi giang, dũng cảm đi canh giữ kho quân nhu, quân trang rất quan trọng thì tất cả đều reo lên sung sướng và hồ hởi lên đường giữa mùa lá đỏ.

Theo ông Lá đỏ, lá vàng, lá xanh chỉ là hình tượng, những biểu tượng trạng thái, hình hài con người, đời người. “Lá đỏ” vẫn mãi  bừng lên hồng thắm những “Giấc mơ” tuyệt đẹp – những ước mơ cao cả về lẽ phải, tình yêu và hy vọng.

CÂU HỎI GIỮA BÀI

CH1. Số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ, vần và nhịp thơ.

Trả lời:

Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 6

Số dòng trong mỗi khổ: 4

Vần: chân

Nhịp thơ: 2/2/2

CH2. Hình dung về cuộc gặp gỡ trên đường Trường Sơn.

Trả lời:

Cuộc gặp gỡ trên đường Trường Sơn: Em đứng bên đường như quê hương– Vai áo bạc quàng súng trường”là một hình ảnh đẹp và ấm áp. Giữa con đường hành quân gian khổ, hình ảnh cô gái thanh niên xung phong đứng bên đường với hình ảnh giản dị, vai áo quàng súng đã xóa tan những sự vất vả vừa trải qua, mang lại cảm xúc thân thương, bình dị như quê hương.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

CH1. Hãy xác định những đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện trong bài thơ Lá đỏ

Trả lời:

Thể thơ tự do trong bài thơ Lá đỏ được thể hiện trong bài rất rõ ràng qua các câu thơ không yêu cầu về số câu số dòng và ngôn từ giản dị mộc mạc dễ gần tới người đọc.

CH2. Bài thơ thể hiện cảm xúc trước một cuộc hội ngộ rồi chia li trong niềm tin gặp lại. Hãy cho biết ai là người bộc lộ cảm xúc và đó là cuộc gặp giữa ai với ai.

Trả lời:

Bài thơ thể hiện cảm xúc trước một cuộc hội ngộ rồi chia li trong niềm tin gặp lại, người bộc lộ cảm xúc và đó là cuộc gặp giữa tác giả và nhân vật em giữa Sài Gòn.

CH3. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong không gian như thế nào? Không gian đó giúp em hiểu thêm gì về bối cảnh lịch sử, về những con đường hành quân ra trận những năm chiến tranh?

Trả lời:

Cuộc gặp gỡ trong không gian người chiến sĩ hành quân gặp cô gái ở bên đường của rừng lá đỏ.

Không gian giúp em hiểu thêm được con đường kháng chiến chống giặc vô cùng nguy hiểm và gian nan.

Những con đường hành quân ra trận trong những năm chiến tranh vô cùng gian nan và nguy hiểm, điệp điệp trùng trùng, màu lá đỏ như  nhắc tới sự mất mát và máu của các chiến sĩ nhuộm đỏ nơi đây.

CH4. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến trong bài thơ. Em từng đọc những câu thơ nào khác cũng miêu tả hình ảnh đoàn quân ra trận.

Trả lời:

Hình ảnh đoàn quân đứng trước nguy hiểm nhưng những đôi chân vẫn mạnh mẽ, vững trãi bước đi trên con đường để tiến về phía trước khung cảnh không một chút buồn hay lo lắng mà vô cùng lạc quan và yêu đời.

Những bài thơ như: Tây Tiến, Việt Bắc, Đồng Chí, .....

CH5. Nhận xét các chi tiết miêu tả hình ảnh "em gái tiền phương" trong bài thơ.

Gợi ý:

Chi tiết miêu tả em gái Tiền Phong vô cùng giản dị và tự nhiên hình ảnh của em hiện lên hài hòa trong trẻo với đất trời, với một bầu trời cao trong xanh đối lập với khu rừng màu đỏ tạo cảm giác không gian mở rộng ra, tạo lên một dự cảm về sự chiến thắng sắp tới.

 

CH6. Xác định mạch cảm xúc của bài thơ. Mạch cảm xúc đó liên quan như thế nào đến hình ảnh lá đỏ rừng lá đỏ trong bài thơ?

Trả lời:

Mạch cảm xúc trong bài thơ có liên quan đến tới lá đỏ giống như những sự hi sinh đau thương của người lính đã vì Tổ Quốc nằm lại nơi đây và một niềm tin chiến thắng.

CH7. Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Lá đỏ là gì?

Trả lời:

Thơ Nguyễn Đình Thi mang cảm hứng về đất nước, nhân dân. Ông viết về đất nước gian khổ đau thương quật khởi và ngời sáng với chiều sâu lịch sử và mang tính khái quát bởi tầm cao thời đại.

 

CH8. Có ý kiến cho rằng bài thơ thể hiện niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

Em tán thành vì bài thơ gợi cho em suy nghĩ về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm chiến tranh gian khổ là những vẻ đẹp bất khuất, kiên cường, dù gian khó nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh "em gái tiền phương" trong bài thơ

Tham khảo:

Đoạn cuối bài thơ mang một vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn. Hiện thực ở cảnh rừng hoang vu, ở người lính canh giữ chờ giặc, ở đầu súng nằm trong bàn tay cứng cỏi người bộ đội. Đồng thời những hình ảnh ấy cũng thật lãng mạn bởi tình đồng chí sưởi ấm không gian giá lạnh, khi mảnh trăng thơ thẩn đi chơi, níu giữ lại trên đầu ngọn súng. Một hình ảnh thật đẹp, thật thơ mộng, cây súng chiến tranh và mảnh trăng hòa bình, một tương lai tươi đẹp đang chờ đợi phía trước.

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 7 Văn bản 2: Lá đỏ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay