Đáp án Ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 1: Tiếng Việt thực hành. Từ ngữ địa phương

File đáp án Ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 1:Tiếng Việt thực hành. Từ ngữ địa phương.Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

CH1. Chỉ ra từ ngữ địa phương và tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ đó trong các trường hợp sau: 

  1. Ai đi vô nơi đây

Xin dừng chân xứ Nghệ.

(Huy Cận, Ai vô xứ Nghệ)

  1. Đến bờ ni anh bảo:

 "Ruộng mình quên cày xáo

Nên lúa chín không đều.

Nhớ lấy để mùa sau

Nhà cổ làm cho tốt”.

(Trần Hữu Thung, Thăm lúa)

  1. Chữ đây Huế. Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gây

Hãy bay lên! Sông núi của ta râu

(Tố Hữu, Huế tháng Tám)

  1. Nói như cậu thì... còn chí là Huế! 

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chuyện cơm hến)

  1. Má, tánh lo xa. Chứ gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa.

(Nguyễn Ngọc Tư, Trở gió)

Trả lời:

  1. vô 
  2. ni
  3. xiềng, gông 
  4. chí 
  5. má, tánh 

Việc sử dụng từ ngữ địa phương làm nổi bật cuộc sống của mỗi vùng miền, đặc trưng ngôn ngữ của từng vùng miền đó. 

CH2. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương (in đậm) trong các trường hợp sau: 

  1. Năm học này, cả lớp đặt chỉ tiêu giồngvà chăm sóc 20 cây ở nghĩa trang liệt sĩ của xã.

(Trích Biên bản họp lớp)

  1. Con xem, mới có hai hôm mà hạt đậu nó đã nhớnthế đấy. Nếu con giống nó ra vườn, chăm bón cẩn thận, nó sẽ ra hoa ra quả...

(Vũ Tú Nam, Những truyện hay viết cho thiếu nhi)

  1. Lần đầu tiên tôi theo tíanuôi tôi và thằng Cò đi "ăn ong" đây!

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

  1. Tuixin cam đoan những nội dung trình bày trên đây là đúng sự thật.

(Trích một bản tường trinh)

Trả lời:

  1. Việc sử dụng từ địa phương trong các văn bản hành chính là không hợp lý mà phải sử dụng từ ngữ toàn dân nên thay "giồng" thành "trồng". 
  2. Việc sử dụng từ địa phương trong văn học có thể được sử dụng để làm rõ khung cảnh của từng vùng miền qua các sáng tác của thi sĩ. 
  3. Việc sử dụng từ địa phương trong văn học có thể được sử dụng để làm rõ khung cảnh của từng vùng miền qua các sáng tác của thi sĩ. 
  4. Việc sử dụng từ địa phương trong các văn bản hành chính là không hợp lý mà phải sử dụng từ ngữ toàn dân nên thay "tui" thành "tôi". 

CH3. Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào cần tránh dùng từ ngữ địa phương?

  1. Phát biểu ý kiến tại một đại hội của trưởng
  2. Trò chuyện với những người thân trong gia đình
  3. Viết biên bản cuộc họp đầu năm của lớp
  4. Nhắn tin cho một bạn thân
  5. Thuyết minh về di tích văn hoá ở địa phương cho khách tham quan

Trả lời:

a,c,e.

Đề bài: Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) 

Gợi ý:

Chuyến tham quan nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Với chủ đề “Về nguồn”, chúng em được đến thăm mảnh đất lịch sử của Địa đạo Củ Chi.

Buổi sáng hôm ấy, khi em đến trường thì đã nhìn thấy năm chiếc xe ô tô đỗ sẵn. Các học sinh đều vô cùng háo hức. Khoảng ba mươi phút sau, chúng em di chuyển lên xe theo sự hướng dẫn của thầy cô chủ nhiệm. Xe xuất phát khoảng ba mươi phút thì đến nơi.

Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Nơi đây là kỳ quan độc nhất vô nhị dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất. Đặc biệt được làm từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc xe xúc đất. Biết vậy chúng ta mới thấy rằng sự bền bỉ, kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt của chiến sĩ ta. Đúng như câu nói “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Đường hầm sâu dưới đất 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ một người đi lom khom. Khi một lần chui vào địa đạo Củ Chi, ta sẽ cảm nhận rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, y chí bất khuất của “vùng đất thép” và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ. Ta sẽ hiểu vì sao Củ Chi mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt hai mươi năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi.

Chúng em đi tham quan địa đạo Củ Chi theo sự hướng dẫn của các anh chị hướng dẫn viên. Khoảng mười một giờ thì cả trường được nghỉ ngơi để ăn trưa. Nghỉ ngơi khoảng mười lăm phút, chúng em đem cơm nắm mang theo ra ăn. Tất cả tập trung lại một chỗ ăn uống, cười nói vui vẻ. Sau đó, tất cả nghe thầy phổ biến lịch tham quan. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em.

Sau đó, đoàn đã đến thắp hương tưởng niệm và tri ân 44.520 anh hùng liệt sĩ tại Đền Bến Dược. Nơi những người con ưu tú của quê hương được khắc tên trong đền vì sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc. Đoàn đã dâng lên những bó hoa tươi thắm và thắp lên bia đá những nén hương để tưởng nhớ những người con của dân tộc đã ngã xuống trên mảnh đất Củ Chi anh hùng.

Rời phòng họp âm, chúng em được dẫn tới một đoạn địa đạo “mẫu”, mà theo lời giới thiệu thì đã được khoét rộng hơn “nguyên bản” để du khách có thể chui qua chứ không phải bò như những du kích dũng cảm năm nào. Dẫu địa đạo đã được khoét rộng hơn, nhưng để có thể dịch chuyển trong đó, ai nấy đều phải lom khom, không được cao hơn mặt đất quá 80 - 90cm.

Sau khi làm lễ và tham quan Đền Bến Dược xong, đoàn tiếp tục chuyến tham quan của mình tới khu vực tái hiện Vùng giải phóng. Con đường nhỏ dẫn chúng em tới Phòng họp âm – một gian phòng đào chìm xuống lòng đất, sâu ngập đầu – nơi mà bốn mươi mấy năm trước, những chiến sĩ đã từng ngồi họp, bàn phương án đánh giặc. Sơ đồ nổi trong phòng giới thiệu cho du khách thấy địa đạo được đào sâu bốn tầng dưới lòng đất, thông với nhau theo muôn vàn ngách nhỏ, với tổng cộng chiều dài tới 250km. Tầng trên cùng thường là những phòng rộng dùng làm phòng họp, trụ sở, bếp ăn, khu điều trị của thương binh… những tầng dưới chỉ là những đường ngầm nhỏ và hẹp, thông với nhau nhằng nhịt như mạng nhện, toả nhánh khắp nơi. “Cầu thang”, nối các tầng với nhau là những đoạn dốc trượt xuống. Cuối mỗi đoạn “cầu thang” đó thường có một hầm chông nắp gỗ đợi sẵn, phòng khi giặc liều mạng bò xuống thì ta rút nắp cho chúng trượt xuống

Sau đó, toàn trường tập trung lại để cô Loan (cô Tổng phụ trách) tổng kết các cuộc đi tham quan bổ ích này. Chúng em thu dọn lều, bạt, đồ đạc rồi ra về. Đoàn xe chầm chậm rời khỏi khu địa đạo, tiến ra đường quốc lộ, rồi thẳng tiến về Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi trên xe, chúng em hồi tưởng lại diễn biến buổi đi chơi, ai ai cũng cảm thấy tiếc khi phải ra về.

Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em. Buổi đi chơi này đã để lại trong chúng em những kỉ niệm đẹp và sâu sắc. Qua chuyến đi đã góp phần khơi lại, hun đúc lòng yêu nước trong mỗi đoàn viên thanh niên, ý thức tinh thần dân tộc sâu sắc. Khâm phục những khó khăn, gian lao, vất vả và sự hy sinh cống hiến của những vị anh hùng đất thép.

=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 1: Thực hành tiêng việt - Từ ngữ địa phương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay