Đáp án Tiếng Việt 5 chân trời Chủ điểm 3 Bài 6: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh

File đáp án Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo Chủ điểm 3 Bài 6: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

BÀI 23. BUỔI SÁNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHỞI ĐỘNG                   

Câu hỏi: Nói 2 - 3 câu về hoạt động quen thuộc của người dân ở địa phương em vào buổi sáng.

Hướng dẫn chi tiết:

Từ sáng sớm, lác đác người đi tập thể dục. Mấy cô hàng rong hay người đi bán buôn đã về họp chợ với những rổ rau quả và thực phẩm tươi rói. Khi mặt trời ló rạng, các bạn học sinh í ới chờ nhau đi học. Các cô bác ra đồng, đến nhà máy, đến cơ quan, bắt đầu một ngày làm việc đầy hứa hẹn.

ĐỌC: BUỔI SÁNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Câu hỏi, bài tập:

Câu 1: Sự thay đổi của thành phố trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông được tả bằng những hình ảnh nào?

- Những tòa nhà cao tầng

- Những vùng cây xanh

- Những ngọn đèn.

Hướng dẫn chi tiết:

- Tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những toà nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét.

- Những vùng cây xanh bỗng oà tươi trong nắng sớm.

- Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình Thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại.

Câu 2: Em thích hình ảnh so sánh nào trong đoạn văn thứ hai? Vì sao?

Hướng dẫn chi tiết:

Ở đoạn văn thứ hai em thích hình ảnh so sánh “thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương” vì chúng ta có thể hình dung thành phố Hồ Chí Minh trong sáng như một hòn đảo bị bồng bềnh giữa không gian mờ ảo của sương. Đây là một hình ảnh tinh tế, khiến cho thành phố trở nên thần tiên và đáng yêu.

Câu 3: Những hình ảnh, âm thanh được nhắc đến ở đoạn văn thứ ba giúp em cảm nhận điều gì về Thành phố Hồ Chí Minh?

Hướng dẫn chi tiết:

Những hình ảnh, âm thanh được nhắc đến ở đoạn văn thứ ba giúp em hình dung về một thành phố nhộn nhịp, tấp nập với rất nhiều âm thanh của nhịp sống hối hả.

Câu 4: Hai câu văn cuối bài thể hiện tình cảm gì của tác giả với Thành phố Hồ Chí Minh?

Hướng dẫn chi tiết:

Hai câu văn cuối bài thể hiện tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả với Thành phố Hồ Chí Minh.

NÓI VÀ NGHE: TRANH LUẬN THEO CHỦ ĐỀ Ý NGHĨA CỦA SỰ CHIA SẺ

Câu 1: Quan sát và cùng bạn trao đổi về một bức tranh dưới đây:

a. Những người trong tranh đang làm gì?

b. Mỗi việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

c. Em có suy nghĩ gì về việc làm của họ?

Hướng dẫn chi tiết:

a. Các nhân vật trong tranh đang làm từ thiện.

b. Các việc làm đó mang lại niềm vui cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ và tạo động lực sống và cố gắng cho họ.

c. Đây là những việc làm nên được nhân rộng và có sức lan tỏa tích cực để góp phần xây dựng một xã hội văn minh, để không một ai bị bỏ lại phía sau.

Câu 2: Cùng bạn thảo luận, bày tỏ ý kiến của em về nhận định: Cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn khi mỗi người biết chia sẻ.

Gợi ý:

a. Nêu ý kiến của em

b. Đưa ra các lí lẽ để làm rõ ý kiến đã nêu.

- Đem đến niềm vui cho nhiều người

- Giúp mọi người gần gũi với nhau hơn.

- ?

Hướng dẫn chi tiết:

Em đồng ý với quan điểm “Cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn khi mỗi người biết chia sẻ”. Sự sẻ chia không chỉ là hành động đơn thuần mà còn mang theo những ý nghĩa sâu sắc:

  • Sự sẻ chia tạo được niềm vui cho người khác: Khi chúng ta chia sẻ, chúng ta không chỉ giúp người khác vượt qua khó khăn, mà còn mang lại niềm vui cho họ. Một nụ cười, một lời động viên, hay một bữa ăn ấm no có thể thay đổi cuộc đời của ai đó.

  • Giảm bớt năng lượng tiêu cực: Khi ta chia sẻ, ta cảm thấy thoải mái hơn. Những năng lượng tiêu cực từ đó được giảm bớt và cuộc sống trở nên vui vẻ hơn. Đặc biệt, sự sẻ chia trong cuộc sống là giúp người sẻ chia cảm thấy thanh thản, thấy bản thân mình có ích được mọi người yêu mến và tôn trọng.

  • Xây dựng xã hội tốt đẹp hơn: Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Những mảnh đời khó khăn khi được sẻ chia, giúp đỡ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

VIẾT: LUYỆN TẬP TÌM Ý, LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chỉ tiết sáng tạo.

Câu 1: Chia sẻ với bạn về một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích.

a. Em đã nghe, đã đọc câu chuyện cổ tích nào?

- Sự tích hoa cúc trắng

- Cóc kiện Trời

- ?

b. Kể tóm tắt các sự việc chính của câu chuyện.

c. Chọn một sự việc, xác định những chi tiết em muốn thêm vào đề câu chuyện sinh động hơn.

- Tả ngoại hình của nhân vật

- Kể hành động, lời nói, ý nghĩa của nhân vật

- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện

- ?

Hướng dẫn chi tiết:

Sự tích hoa cúc trắng là một câu chuyện hay và ý nghĩa về tình cảm gia đình mà em rất yêu thích. Câu chuyện kể về một cô bé tuy nhỏ tuổi nhưng để có thể cứu mẹ đang ốm nặng, cô đã chấp nhận làm mọi việc. Cho dù việc chăm mẹ có vất vả, cuộc sống có khó khăn, con đường đi tìm thuốc có nguy hiểm, gian nan thì cô bé cũng không hề thở than hay có ý định bỏ cuộc. Chính tấm lòng hiếu thảo, tình thương mẹ chân thành ấy của cô bé đã cảm động đến tận trời xanh, khiến ông tiên giúp mẹ cô khỏi bệnh. Cô bé trong câu chuyện giúp em cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và ấm áp. Cũng từ đó, em càng thêm yêu quý và muốn được ở bên quan tâm, chăm sóc mẹ của mình nhiều hơn.

Câu 2: Dựa vào bài tập 1, lập dàn ý cho bài văn.

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 6: Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay