Đáp án Tiếng Việt 5 chân trời Chủ điểm 2 Bài 6: Luật Trẻ em

File đáp án Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo Chủ điểm 2 Bài 6: Luật Trẻ em. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

BÀI 14. LUẬT TRẺ EM

KHỞI ĐỘNG                   

Câu hỏi: Chia sẻ về việc thực hiện nội quy của trường, lớp dựa vào gợi ý:

- Những điều em đã thực hiện tốt

- Những điều em cần cố gắng

- ? 

Hướng dẫn chi tiết:

Những việc làm tốt

Những việc làm chưa tốt

- Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kỉ luật.

- Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp đề ra Tham gia phát biểu xây dựng bài.

- Tham gia góp ý xây dựng kế hoạch của lớp, góp ý xây dựng trong những giờ sinh hoạt lớp.

- Dân chủ nhưng cần có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp.

- Kỉ luật nội quy trường lớp và cá nhân chưa thống nhất với nhau.

- Chưa gắn kết được mối quan hệ giữa cá nhân với địa phương.

- Chưa đặt ra kỉ luật cho chính mình.

- Chưa lên được kế hoạch làm việc cho từng ngày.

ĐỌC: LUẬT TRẺ EM

Câu hỏi, bài tập:

Câu 1: Những điều luật nào được giới thiệu trong bài nói về quyền trẻ em? Đó là những quyền gì?

Hướng dẫn chi tiết:

Những điều luật được giới thiệu trong bài nói về quyền trẻ em: Điều 15, 16, 17 - Luật Trẻ em 2016.

Đó là các quyền: 

- Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

- Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

- Quyền vui chơi, giải trí

Câu 2: Nói 2 - 3 câu về việc gia đình hoặc người thân chăm sóc, nuôi dưỡng em. Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi được chăm sóc, nuôi dưỡng.

Hướng dẫn chi tiết:

Em cảm thấy biết ơn và ấm áp khi gia đình và người thân chăm sóc, nuôi dưỡng em. Họ luôn đồng hành, chia sẻ niềm vui và khó khăn trong cuộc sống. Những lời quan tâm, những bữa ăn ấm áp và những lần động viên khiến em cảm thấy an toàn và yêu thương. Gia đình là nơi em luôn được chào đón và yêu thương, và em rất biết ơn điều đó. 

Câu 3: Trẻ em có những bổn phận nào đối với cộng đồng, xã hội?

Hướng dẫn chi tiết:

Bồn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội

1. Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già,người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp  với khả năng, sức khoẻ, độ tuổi của mình.

2. Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.

3. Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 4: Kể một vài việc em đã làm để thực hiện bổn phận đối với cộng đồng, xã hội.

Hướng dẫn chi tiết:

*Đối với gia đình:

- Yêu quý, kính trọng ông bà cha mẹ.

- Vâng lời ông bà, cha mẹ.

- Khi lớn, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ chúng ta.

*Đối với nhà trường:

- Kính trọng lễ phép với thầy cô giáo. (biết vâng lời...)

- Sống khiêm tốn, trung thực và thực hiện theo những nội quy nhà trường (Dám nhận lỗi khi mắc khuyết điểm, vâng lời thầy cô giáo...)

- Thương yêu bạn bè và các em nhỏ, các em lớp dưới..

NÓI VÀ NGHE: TRANH LUẬN THEO CHỦ ĐỀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

Câu 1: Đọc đoạn đối thoại sau và trả lời câu hỏi: 

Sau giờ học, các bạn Sơn, Tuấn và Tú cùng nhau tranh luận về bổn phận của trẻ em đối với gia đình.

Sơn hào hứng:

- Năm nay, chúng mình mới mười tuổi. Theo tớ, chúng mình chưa cần làm việc nha. Chăm chỉ học tập chính là cách tốt nhất để thể hiện bổn phận với gia đình.

Tuấn tiếp lời:

- Tớ cũng có ý kiến giống cậu. Bố mẹ sẽ rất vui nếu chúng mình có kết quả học tập tốt.

Tú đăm chiêu:

- Tớ lại nghĩ khác. Hằng ngày, trong lúc chúng mình đi học thì bố mẹ bận rộn đi làm. Vì thế, chúng mình cần sắp xếp thời gian hợp lí để có thể cùng bố mẹ làm việc nhà.

a. Các bạn Sơn, Tuấn và Tú tranh luận về việc gì?

b. Ý kiến của mỗi bạn ra sao?

c. Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

Hướng dẫn chi tiết:

a. Các bạn Sơn, Tuấn và Tú tranh luận về bổn phận của trẻ em với gia đình.

b. 

Sơn: Năm nay, chúng mình mới mười tuổi. Theo tớ, chúng mình chưa cần làm việc nhà. Chăm chỉ học tập chính là cách tốt nhất để thể hiện bổn phận với gia đình.

Tuấn: Tớ cũng có ý kiến giống cậu. Bố mẹ sẽ rất vui nếu chúng mình có kết quả học tập tốt.

Tú đăm chiêu: Tớ lại nghĩ khác. Hằng ngày, trong lúc chúng mình đi học thì bố mẹ bận rộn đi làm. Vì thế, chúng mình cần sắp xếp thời gian hợp lí để có thể cùng bố mẹ làm việc nhà.

c. Em thấy bạn nào nói cũng có ý thuyết phục, tuy nhiên ý kiến của Tú có phần hợp lý hơn vì bổn phận của trẻ em không chỉ là học tập mà còn là ngoan ngoãn và giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa với sức mình.

Câu 2: Đóng vai Sơn, Tuấn và Tú để tiếp tục tranh luận bằng cách thêm lí lẽ và dẫn chứng giúp lời tranh luận có sức thuyết phục.

Hướng dẫn chi tiết:

Ủng hộ “Chưa cần làm việc nhà”:

- Nhà có anh chị lớn hơn nên anh chị sẽ đảm nhận.

- Nếu dành thời gian không đủ cho việc học thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Và khi ấy cha mẹ cũng không vui.

Ủng hộ “Cần làm việc nhà”:

- Làm việc nhà giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì, tỉ mỉ.

- Thấu hiểu nỗi vất vả của cha mẹ hơn.

- Làm việc nhà giống như tập thể dục, giúp cơ thể dẻo dai hơn.

VIẾT: LUYỆN TẬP VIẾT CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay