Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Vật lí Kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN
Câu 1: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kín chỉ xuất hiện khi có sự ….. của từ thông qua tiết diện S của cuộn dây.
A. thay đổi cường độ dòng điện.
B. biến thiên theo thời gian.
C. thay đổi của dòng điện cảm ứng.
D. thay đổi số lượng đường sức từ.
Câu 2: Để thu được dòng điện cảm ứng liên tục, ta cần sử dụng bộ dụng cụ nào sau đây?
A. Một nam châm và một ống dây dẫn kín.
B. Một nam châm, một ampe kế và một vôn kế.
C. Một ống dây dẫn kín, một nam châm và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục.
D. Một ống dây dẫn kín, một ampe kế và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục.
Câu 3: Trong trường hợp nào dưới đây, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây sẽ thay đổi khác so với các trường hợp còn lại?
A. Đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây.
B. Đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây.
C. Để nam châm đứng yên, cho cuộn dây chuyển động lại gần nam châm.
D. Đưa nam châm và cuộn dây lại gần nhau.
Câu 4: Tình huống nào dưới đây sẽ không tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây?
A. Cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang.
B. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ của từ trường.
C. Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín.
D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.
Câu 5: Làm thế nào để tạo ra dòng điện cảm ứng trong đinamô của xe đạp?
A. Nối hai đầu của đinamô với hai cực của acquy.
B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm đinamô.
C. Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.
D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng hút các vật bằng sắt thép.
B. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng làm quay kim nam châm.
C. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có khả năng hút mọi vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.
D. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có tác dụng (vai trò) như một nam châm.
Câu 7: Bút thử điện có thể phát hiện được dòng điện nhờ tác dụng gì của dòng điện xoay chiều?
A. Tác dụng phát sáng
B. Tác dụng sinh lí.
C. Tác dụng từ.
D. Tác dụng nhiệt.
Câu 8: Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:
A. Chạy điện khi châm cứu.
B. Chụp X – quang
C. Đo điện não đồ
D. Đo huyết áp
Câu 9: Hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm thẳng trong thí nghiệm dưới đây?
A. Nam châm thẳng bị xoay tròn.
B. Cực Nam của nam châm thẳng bị hút về phía ống dây.
C. Cực Bắc của nam châm thẳng bị hút về phía ống dây.
D. Cực Bắc của nam châm thẳng lần lượt bị hút, đẩy tùy theo chiều dòng điện vào thời điểm đó.
Câu 10: Một dây dẫn AB chạy ngang qua nhà. Nếu có một kim nam châm thì em làm thế nào để phát hiện đoạn dây AB có dòng điện chạy qua hay không?
A. Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch hỏi hướng Bắc – Nam thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua.
B. Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm không lệch hỏi hướng Bắc – Nam thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua.
C. Đặt kim nam châm ra xa dây dẫn AB. Nếu kim nam châm không lệch hỏi hướng Bắc – Nam thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua.
D. Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch hỏi hướng Bắc – Nam thì dây dẫn AB không có dòng điện chạy qua.
Câu 11: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
B. Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.
C. Nhiên liệu rắn gồm than đá, củi, nến, sáp …
D. Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt thấp, gây độc hại cho môi trường.
Câu 12: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Nhiên liệu là những chất cháy được và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
B. Nhiên liệu hóa thạch không bị cạn kiệt.
C. Năng lượng gió là năng lượng tái tạo.
D. Dầu mỏ và khí thiên nhiên thường được tồn tại cùng nhau trong mỏ dầu.
Câu 13: Chi phí khai thác nhiên liệu hóa thạch không bao gồm lại chi phí nào sau đây:
A. Chi phí thăm dò
B. Chi phí vận chuyển
C. Chi phí sinh hoạt
D. Cho phí tích trữ lưu kho
Câu 14: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được truyền qua:
A. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn
B. quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài
D. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã
Câu 15: Khí tự nhiên khác với than như thế nào?
A. Khí thiên nhiên là một dạng dầu mỏ; than được khai thác từ các mỏ than
B. Khí đốt tự nhiên là một nguồn tài nguyên tái tạo;than là nhiên liệu hóa thạch
C. Than là một dạng dầu mỏ; khí tự nhiên được phát ra từ núi lửa
D. Than là nhiên liệu hóa thạch; khí đốt tự nhiên là một nguồn tài nguyên tái tạo
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng có thể được tái tạo liên tục.
b) Tua bin gió chuyển động nhờ vào sức gió để sản xuất điện.
c) Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng vô hạn và sạch.
d) Năng lượng địa nhiệt chỉ có thể khai thác ở những vùng núi lửa hoạt động.
Câu 2: Cho bài tập sau: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây như thế nào?
Chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Đang tăng mà chuyển sang giảm.
b) Tăng dần theo thời gian.
c) Đang giảm mà chuyển sang tăng.
d) Giảm dần theo thời gian.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................