Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hoá

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hoá. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 21: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới là

  1. Bắc Phi.
  2. châu Đại Dương.
  3. Đông Á,Nam Á.
  4. Trung Phi.

Câu 2: Đô thị hoá là một quá trình gắn liền với

  1. nông nghiệp
  2. công nghiệp hoá.
  3. công nghiệp.
  4. dịch vụ

Câu 3: Tốc độ đô thị hoá ở Việt Nam là

  1. 35%
  2. 39,3%
  3. 50%
  4. 75%

Câu 4: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế có

  1. ảnh hưởng đến việc chuyển cư
  2. tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người
  3. vai trò quyết định trong sự phân bố dân cư
  4. sự phát triển kinh tế của khu vực

Câu 5: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của đô thị hoá?

  1. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
  2. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh
  3. Trình độ nhận thức của dân cư ngày càng cao
  4. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn

Câu 6: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến phân bố dân cư là

  1. sự chuyển cư
  2. Trình độ phát triển kinh tế.
  3. điều kiện tự nhiên
  4. lịch sử khai thác lãnh thổ.

Câu 7: Nhận định nào sau đây không phải ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hoá?

  1. Thất nghiệp, tệ nạn xã hội.
  2. Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
  3. Sức ép lên giáo dục, giao thông, y tế.
  4. Môi trường bị ô nhiễm

Câu 8: Cho bảng số liệu sau: Bảng 21. Tỉ lệ dân nông thôn và thành thị của thế giới, giai đoạn 1900 – 2020

Đơn vị: %)

Theo bảng số liệu trên, để thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 1900 – 2020, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

  1. Biểu đồ cột
  2. Biểu đồ đường.
  3. Biểu đồ tròn
  4. Biểu đồ miền

Câu 9: Dân cư trên thế giới phân bố

  1. các nước phát triển
  2. đồng đều
  3. không đều
  4. các nước đang phát triển

Câu 10: Đâu không phải là ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường?

  1. phân hoá giàu nghèo giữa các vùng
  2. tạo sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm
  3. suy giảm đa dạng sinh học
  4. góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

B

B

C

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

D

C

D

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Châu lục nào sau đây có tỉ trọng nhỏ nhất trong dân cư toàn thế giới?

  1. Châu Đại Dương
  2. Châu Phi
  3. Châu Mĩ
  4. Châu Âu

Câu 2: những khu vực được khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác là do

  1. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
  2. Lịch sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư
  3. tính chất của nền kinh tế
  4. Vị trí địa lí

Câu 3: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế có

  1. ảnh hưởng đến việc chuyển cư
  2. tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người
  3. vai trò quyết định trong sự phân bố dân cư
  4. sự phát triển kinh tế của khu vực

Câu 4: Tốc độ đô thị hoá ở Việt Nam là

  1. 35%
  2. 39,3%
  3. 50%
  4. 75%

Câu 5: Số lượng các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm nước nào sau đây?

  1. Phát triển
  2. Đang phát triển
  3. Kém phát triển.
  4. Chậm phát triển

Câu 6: Các nước ở khu vực Tây Âu có mật độ dân số cao do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  1. Khí hậu ôn hoà, ấm áp.
  2. Nền kinh tế phát triển.
  3. Vị trí địa lí thuận lợi,
  4. Tỉ lệ dân nhập cư cao.

Câu 7: Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp đến sự mở rộng phạm vi phân bố của dân cư trên Trái Đất?

  1. Chính sách phân bố dân cư
  2. Tài nguyên thiên nhiên
  3. Tiến bộ khoa học kĩ thuật
  4. Gia tăng dân số quá mức

Câu 8: Sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thịlà biểu hiện của quá trình

  1. Đô thị hoá
  2. Công nghiệp hoá
  3. Thương nghiệp hoá
  4. Hiện đại hoá

Câu 9: Mật độ dân số (người/km2) được tính bằng

  1. số lao động tính trên đơn vị diện tích
  2. số người sinh ra trên một quốc gia
  3. số dân trên một đơn vị diện tích.
  4. dân số trên một diện tích đất canh tác

Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của đô thị hoá?

  1. Kinh tế tăng trưởng nhanh
  2. Thiếu hụt lao động ở nông thôn,
  3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  4. Cải thiện cơ sở hạ tầng, tiện nghi dịch vụ

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

C

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

A

C

B

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Quan sát hình ảnh dưới đây và trình bày tình hình phân bố dân cư thế giới?

Câu 2 (4 điểm). Tại sao ở các nước phát triển, tỉ lệ dân đô thị ngày càng tăng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Sự phân bố dân cư trên thế giới không đều trong không gian và biến động theo thời gian. Con người sống khắp nơi trên bề mặt các lục địa và các đảo, quần đảo giữa đại dương với mật độ dân số trung bình thế giới là 60 người/km2 (năm 2020). Nơi có mật độ dân số cao nhất là quốc gia Mô-na-cô (Monaco), lên đến 26 338 người/km2; nơi có mật độ dân số thấp nhất là đảo Grơn-len (Greenland – Đan Mạch) chi chưa đến 1 người/km2. Trong một lục địa, một khu vực, một quốc gia và thậm chí trong một vùng lãnh thổ của từng quốc gia, phân bố dân cư cũng không đều.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Tỉ lệ dân đô thị chịu tác động của các nhân tố: công nghiệp hóa, điều kiện sống và cơ hội tìm kiếm việc làm.

- Hiện nay các nước đang phát triển đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa; ngoài ra, ở các đô thị có điều kiện sống tốt hơn nông thôn và dễ kiếm việc làm phù hợp với trình độ và có thu nhập nên số dân đô thị tăng

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Trình bày các nhân tố tác động đến đô thị hóa?

Câu 2 (4 điểm). Trong các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư, nhân tố nào là quan trọng nhất? Tại sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

+ Vị trí địa lí: Tạo động lực phát triển đô thị, quy định chức năng đô thị.

+ Tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản,...): Tác động đến bố trí cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị; khả năng mở rộng không gian đô thị, chức năng bản sắc đô thị.

+ Kinh tế - xã hội (dân cư, trình độ phát triển kinh tế, cơ sở vật chất kĩ thuật, chính sách phát triển kinh tế - xã hội...): Tác động đến mức độ và tốc độ đô thị hoá; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, lối sống; mô và chức năng đô thị; hình thành hệ thống đô thị toàn cầu.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Nhân tố kinh tế – xã hội đóng vai trò quan trọng nhất, vì:

+ Vì khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển thì con người phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, lựa chọn nơi phù hợp để sinh sống.

+ Ngày nay, khi lực lượng sản xuất phát triển, con người có thể khắc phục những trở ngại về mặt tự nhiên để tiến hành sản xuất và phân bố dân cư như ở các vùng sa mạc, hoang mạc,...

+ Dựa vào tính chất của nền kinh tế, con người sẽ lựa chọn nơi cư trú phù hợp

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới là

  1. Bắc Phi.
  2. châu Đại Dương.
  3. Đông Á,Nam Á.
  4. Trung Phi.

Câu 2. Quá trình đô thị hóa trên thế giới có đặc điểm nào sau đây?

  1. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn, cực lớn.
  2. Thất nghiệp ở đô thị và nông thôn ngày càng tăng.
  3. Phổ biến các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư.
  4. Tỉ lệ người sống ở vùng nông thôn ngày càng tăng.

Câu 3. Tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người qua đó tác động đến sự phân bố dân cư là do

  1. Điều kiện kinh tế - xã hội
  2. Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên
  3. Trình độ phát triển
  4. Lịch sử hình thành lãnh thổ

Câu 4. Đô thị hóa tự phát không gây ra hậu quả nào sau đây?

  1. Ô nhiễm môi trường: nước, không khí.
  2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  3. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.
  4. Ách tắc giao thông đô thị, nhiều bụi.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày tác động tích cực của đô thị hóa đến kinh tế - xã hội?

Câu 2 (2 điểm): Tại sao chỉ số mật độ dân số của các địa phương chính xác hơn chỉ số dân số của chính quốc gia đó?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

B

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Đô thị hoá góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ; tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư,...

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Mật độ dân số là đại lượng bình quân, nghĩa là chỉ sự phân bố không đều của dân cư trên một lãnh thổ nào đó. Trên thực tế, trong một quốc gia, có nhiều tỉnh, huyện dân cư rất đông đúc, nhiều tỉnh, huyện khác dân cư lại thưa thớt. Việc tính toán mật độ dân số trên một lãnh thổ càng nhỏ, chỉ số này càng gần với thực tế hơn

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Dân cư trên thế giới phân bố

  1. các nước phát triển
  2. đồng đều
  3. không đều
  4. các nước đang phát triển

Câu 2. Nhân tố nào tác động mạnh đến quá trình đô thị hoá, mang tính chất quyết định đến quá trình đô thị hoá?

  1. Nhân tố tự nhiên
  2. Nhân tố kinh tế - xã hội
  3. Vị trí địa lí
  4. Tài nguyên thiên nhiên

Câu 3. Chức năng hoạt động kinh tế ở đô thị chủ yếu là

  1. dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.
  2. dịch vụ, xây dựng, thủ công nghiệp
  3. nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
  4. công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Câu 4. Đâu không phải là ảnh hưởng tích cực của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường?

  1. quá tải cơ sở hạ tầng (giao thông, nhà ở, điện nước, y tế, giáo dục,..)
  2. góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế
  3. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
  4. đô thị hoá mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày ảnh hưởng tiêu cực của đô thị đến kinh tế - xã hội.

Câu 2 (2 điểm): Phân bố dân cư là gì?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

A

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Quá trình đô thị hoá tự phát không gắn với công nghiệp hoá sẽ đẩy nhanh quá trình tập trung dân cư tại các đô thị. Từ đó, gây quá tải cơ sở hạ tầng (giao thông, nhà ở, điện, nước, y tế, giáo dục,..) dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng và tạo sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm, quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị. Trong khi đó, ở nông thôn sẽ thiếu hụt nguồn lao động, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, bao gồm trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất nền kinh tế, điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ,...

2 điểm

=> Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hoá (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay