Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 5: HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trên bề mặt Trái Đất, một vật bị lệch sang phải theo hướng chuyển động khi đi từ

  1. Xích đạo về cực Bắc và từ cực Bắc về Xích đạo.
  2. Xích đạo về cực Nam và từ cực Nam vê Xích đạo.
  3. cực Nạm về Xích đạo và từ Xích đạo về cực Băc.
  4. cực Băc ve Xích đạo và từ Xích đạo vê cực Nam.

Câu 2: Hiện tượng mùa trên Trái Đất là do đâu?

  1. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông
  2. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông
  3. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi
  4. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục 

Câu 3: Trong năm, có 2 ngày không bán cầu nào ngả nhiều hơn về phía mặt trời . Đó là các ngày

  1. 21 – 3 và 22 – 6.    
  2. 22 – 6 và 23 – 9.
  3. 23 – 9 và 21 – 3.    
  4. 22 – 6 và 22 – 12.

Câu 4: Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do đâu?

  1. Trái Đất tự quanh quanh trục
  2. Trục Trái Đất nghiêng
  3. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
  4. Trái Đât có dạng hình khối cầu

Câu 5: Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất là do

  1. Trái Đất tự chuyển động quanh trục.
  2. Trái Đất tự chuyển động tịnh tuyến quanh Mặt Trời.
  3. trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi tự quay quanh Mặt Trời.
  4. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục.

Câu 6: Việt Nam (nằm ở múi giờ số 7) kém hơn Nhật Bản (nằm ở múi giờ số 9) là

  1. 1 giờ.
  2. 2 giờ.
  3. 3 giờ.
  4. 4 giờ.

Câu 7: Một trận bóng diễn ra ở Luân Đôn (Anh) lúc 16 giờ ngay 5/11/1022. Hỏi ở Hà Nội (Việt Nam) sẽ xem được trận bóng đá đó lúc mấy giờ, ngày nào?

  1. 9 giờ ngày 5/11/2022.
  2. 9 giờ ngày 4/11/2022.
  3. 23 giờ ngày 5/11/2022.
  4. 23 giờ ngày 4/11/2022

Câu 8: Nguyên nhân tạo nên hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là do

  1. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.
  2. Trái Đất tự chuyển động quanh trục của mình,
  3. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất chuyển động.
  4. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất quay quanh trục.

Câu 9: Cho câu tục ngữ sau

“Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười, chưa cười đã tối”

Câu tục ngữ trên thể hiện hệ quả nào của chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất?

  1. Các mùa trong năm.
  2. Ngày, đêm luân phiên nhau.
  3. Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh.
  4. Ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.

Câu 10: Theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, nên phải chọn một đối tượng làm mốc để đổi ngày. Đối tượng đó là

  1. Kinh tuyến 1800.
  2. Bán cầu Tây.
  3. Bán cầu Đông.
  4. Kinh tuyến 00.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

D

A

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

A

D

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lí do nào sau đây làm cho đường chuyển ngày quốc tế không đi qua các lục địa?

  1. Để cho mỗi nước không có hai ngày lịch trong cùng một thời gian.
  2. Để cho mỗi nước không có hai giờ khác nhau trong cùng một lúc.
  3. Để cho mỗi quốc gia có cùng chung một ngày lịch ở hai địa điểm.
  4. Để cho mỗi quốc gia có hai ngày lịch ở trong cùng một thời gian.

Câu 2: Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là?

  1. Kinh tuyến 00 đi qua múi giờ số 0
  2. Kinh tuyến 900 Đ đi qua giữa múi giờ số 6 (+6)
  3. Kinh tuyến 1800 đi qua giữa múi giờ số 12 (+12)
  4. Kinh tuyến 900 T đi qua giữa múi giờ số 18 (-6)

Câu 3: Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian bao nhiêu?

  1. Một ngày đêm
  2. Một năm
  3. Một mùa
  4. Một tháng

Câu 4: Phát biểu nào đúng về Các chuyển động để sinh ra các mùa trên trái đất?

  1. Trái đất vừa tự quay quanh mình vừa chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng.
  2. Trái đất tự quay quanh mình theo hướng từ tây sang đông trục trái đất nghiêng.
  3. Trái đất chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng và không đối phương trong quá trình chuyển động.
  4. Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ trục trái đất nghiêng.

Câu 5: Bề mặt trái đất được chia ra làm?

  1. 12 múi giờ , mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.
  2. 24 múi giờ ,mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.
  3. 12 múi giờ ,mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.
  4. 24 múi giờ ,mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.

Câu 6: Phát biểu nào đúng về Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời ?

  1. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là chuyển động không có thực của Mặt Trời.
  2. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là chuyển động có thực của Mặt Trời.
  3. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là Mặt trời ở đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa.
  4. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là chuyển động của Mặt Trời tự quay quanh trục.

Câu 7: Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn đêm?

  1. Chí tuyến Bắc.
  2. Vòng cực.
  3. Xích đạo.
  4. Chí tuyến Nam.

Câu 8: Ý câu nào sau đây không đúng về đặc điểm chuyển động?

  1. Chu kì tự quay quanh trục 24h
  2. Vận tốc quay lớn nhất ở xích đạo và nhỏ nhất ở 2 cực.
  3. Chiều tự quay từ dông sang tây
  4. Trực Trái Đất nghiêng một góc khoảng 66 độ 33 với mặt phẳng quỹ đạo

Câu 9: Lực Côriôlit làm cho một vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất

  1. tăng tốc độ.    
  2. giảm tốc độ.
  3. bị lệch hướng.
  4. bị ngược hướng.

Câu 10: Trong năm, bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào thời gian

  1. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.
  2. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.
  3. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.
  4. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

A

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

C

B

B

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Tại sao ở bán cầu Bắc, nhiệt độ trung bình về mùa hạ lại cao hơn bán cầu Nam?

Câu 2 (4 điểm). Tại sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Nhiệt độ trung bình về mùa hạ ở bán cầu Bắc lại cao hơn bán cầu Nam

- Mùa hạ ở nửa cầu Bắc (từ 21/3 - 23/9): Có thời gian dài hơn (186 ngày) thời gian mùa hạ ở bán cầu Nam (179 ngày), nên nhận được nhiều nhiệt hơn. 

- Mùa hạ ở nửa cầu Nam (từ 23/9 - 21/3): Có thời gian ngắn hơn (179 ngày) thời gian mùa hạ ở bán cầu Bắc (186 ngày), nên nhận được ít nhiệt hơn. 

Ngoài ra, ở nửa cầu Bắc có diện tích lục địa lớn hơn (chiếm 39,4% diện tích nửa cầu Bắc) diện tích lục địa ở nửa cầu Nam (chiếm 19,0% diện tích nửa cầu Nam); diện tích đại dương nhỏ hơn (60,6%) diện tích đại dương ở nửa cầu Nam (81,0%). 

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

+ Do đường phân chia sáng tối và trục của Trái Đất không trùng nhau, tại Xích đạo chúng cắt nhau chia Xích đạo ra hai phần bằng nhau nên trong năm tại Xích đạo lúc nào cũng có ngày đêm dài bằng nhau. 

+ Càng về phía cực, đường phân chia sáng tối và trục của Trái Đất càng xa nhau, chênh lệch diện tích phần chiếu sáng và phần khuất trong bóng tối càng nhiều, chênh lệch độ dài ngày đêm càng nhiều.. 

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Tại sao ở vùng ôn đới mùa hạ ở bán cầu Bắc lại dài hơn bán cầu Nam?

Câu 2 (4 điểm). Tại sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Mùa hạ ở bán cầu Bắc (186 ngày) dài hơn mùa hạ ở bán cầu Nam (179 ngày). 

- Mùa hạ của bán cầu Bắc từ ngày 21/3 đến 23/9, là thời kì Trái Đất quay trên phần quỹ đạo có điểm viễn nhật, sức hút của Mặt Trời nhỏ, tốc độ quay chậm hơn, thời gian dài hơn (186 ngày). 

- Mùa hạ của bán cầu Nam từ ngày 23/9 đến 21/3, là thời kì Trái Đất quay trên phần quỹ đạo có điểm cận nhật, sức hút của Mặt Trời lớn, tốc độ quay nhanh hơn, thời gian ngắn hơn (179 ngày). 

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Ở Xích đạo, quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau, càng xa Xích đạo sự chênh lệch thời gian giữa ngày và đêm càng lớn. Riêng ở hai cực có sáu tháng ngày, sáu tháng đêm

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn ngày?

  1. Chí tuyến Nam.
  2. Xích đạo.
  3. Vòng cực.
  4. Chí tuyến Bắc.

Câu 2. Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo

  1. Biên giới quốc gia.
  2. Điểm cực đông.
  3. Vị trí của thủ đô.
  4. Kinh tuyến giữa.

Câu 3. Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày ngắn hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  1. Từ 21/3 đến 22/6
  2. Từ 21/3 đến 23/9
  3. Từ 23/9 đến 21/3
  4. Từ 23/9 đến 22/12 

Câu 4. Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?

  1. Vòng cực.
  2. Chí tuyến.
  3. Cực.
  4. Xích đạo.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Tại sao Trái Đất lại có sự luân phiên ngày đêm?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày nguyên nhân sinh ra các mùa của Trái Đất?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

C

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Trái Đất có sự luân phiên ngày đêm do có hình khối cầu, nên Trái Đắt luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa còn một nửa chưa được chiếu sáng, sinh ra ngày và đêm. Trái Đất tự quay quanh trục, dẫn đến tất cả mọi nơi trên bề mặt Trái Đắt đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại lần lượt chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng ngày đêm luân phiên

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với hướng trục không thay đổi và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66⁰33’, làm cho góc chiếu của tia sáng mặt trời và thời gian tiếp nhận ánh sáng mặt trời thay đổi trong năm dẫn đến trong năm có các mùa khác nhau

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có

  1. Ngày dài hơn đêm.
  2. Toàn ngày hoặc đêm.
  3. Đêm dài hơn ngày.
  4. Ngày đêm bằng nhau.

Câu 2. Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy?

  1. Múi giờ số 0
  2. Múi giờ số 6
  3. Múi giờ số 12
  4. Múi giờ số 18

Câu 3.  Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn ngày?

  1. Xích đạo.
  2. Chí tuyến.
  3. Cực.
  4. Vòng cực.

Câu 4. Trái Đất tự quanh quanh trục sinh ra hệ quả nào dưới đây?

  1. Các mùa trong năm
  2. Sự luân phiên ngày, đêm
  3. Chuyển động biểu kiến hằng năm
  4. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Quan sát dưới đây và trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Câu 2 (2 điểm): Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh là gì?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

C

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

 + Trái Đất tự quay quanh một trục (tưởng tượng) nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời một góc 66°33'.

  + Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.

  + Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ).

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời đứng ở đỉnh đầu người quan sát. Như vậy, dù đứng tại bất cứ nơi nào trên Trái Đất khi ngửa mặt nhìn thẳng đứng lên phía trên là nhìn lên thiên đỉnh

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay