Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối Bài 36: Địa lí ngành du lịch
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 36: Địa lí ngành du lịch. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 36: ĐỊA LÍ NGÀNH DU LỊCH
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ngành dịch vụ nào sau đây được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói”?
- Du lịch
- Bảo hiểm
- Ngân hàng
- Y tế
Câu 2: Nhân tố nào sau đây là cơ sở hình thành các điểm du lịch và sự đa dạng của sản phẩm du lịch?
- Vị trí địa lí, các tài nguyên thiên nhiên
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngành du lịch
- Đặc điểm thị trường của khách du lịch
- Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá
Câu 3: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận điểm đến của khách du lịch?
- Vị trí địa lí
- Cơ sở hạ tầng
- Nguồn nhân lực
- Tài nguyên du lịch.
Câu 4: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch?
- Tài nguyên du lịch
- Nguồn nhân lực
- Vị trí địa lí, tự nhiên
- Đặc điểm thị trường.
Câu 5: Di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta hiện nay là
- Phố cổ Hội An
- Thánh địa Mỹ Sơn
- Vịnh Hạ Long
- Hoàng thành Thăng Long
Câu 6: Nhân tố nào sau đây tạo môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho sự phát triển và phân bố du lịch?
- Chính sách du lịch, an ninh, chính trị
- Đặc điểm thị trường của khách du lịch
- Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngành du lịch.
Câu 7: Dựa vào hình dưới đây cho biết, Các nước có số lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch đứng hàng đầu thế giới năm 2019 là
- Hoa Kỳ. Ai Cập. Trung Quốc, Ấn Độ
- Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Bra-xin
- Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên bang Nga. Ấn Độ
- Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha
Câu 8: Trung tâm du lịch lớn ở nước ta không phải là
- Hà Nội
- Hà Nam
- Đà Nẵng
- TP Hồ Chí Minh
Câu 9: Loại hình du lịch nào dưới đây có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường?
- Du lịch nghỉ dưỡng,
- Du lịch sinh thái
- Du lịch không gian.
- Du lịch tham quan
Câu 10: Hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ do
- vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của một ngành văn hoá - xã hội
- là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành nghề khác
- chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên
- chịu tác động của khoa học - công nghệ
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
D |
A |
B |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
D |
B |
B |
C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Loại hình du lịch nào dưới đây có vai trò lớn trong việc đáp ứng nhu cầu phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho con người.
- Du lịch tham quan
- Du lịch sinh thái
- Du lịch nghỉ dưỡng,
- Du lịch thể thao.
Câu 2: Nhân tố nào có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của ngành du lịch cũng như cơ cấu của các sản phẩm du lịch?
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật
- Thị trường (khách du lịch)
- Các điều kiện kinh tế xã hội.
- Tài nguyên thiên nhiên
Câu 3: Dựa vào hình dưới đây cho biết, Quốc gia có số lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch lớn nhất khu vực Đông Nam Á năm 2019
- Xin-ga-po
- Việt Nam
- Ma-lai-xi-a.
- Thái Lan.
Câu 4: Đâu không phải là vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế?
- góp phần khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước
- tạo nguồn thu cho đất nước
- bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá
- tạo nguồn thu cho đất nước
Câu 5: Các nước có ngành du lịch phát triển nhất trên thế giới là
- Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Nhật Bản, Hàn Quốc
- Thái Lan, Việt Nam, Singapo, Lào, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc
- Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Singapo, Hungari, Liên Bang Nga
- Liên Bang Nga, Thái Lan, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Campuchia
Câu 6: Tổ chức Du lịch Thế giới viết tắt là
- USMCA.
- UNWTO
- WTO.
- IMF.
Câu 7: Ngành du lịch có đặc điểm nào sau đây?
- Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng và nhiều hoạt động
- Nhu cầu của khách đa dạng, phong phú và thường có tính thời vụ.
- Gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng
- Sản phẩm thường được thực hiện theo các quy trình nghiêm ngặt.
Câu 8: Để tạo ra các sản phẩm du lịch cần nhân tố
- Thị trường, nguồn nhân lực
- tài nguyên du kịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
- cơ sở vật chất – kĩ thuật
- các điều kiện kinh tế xã hội.
Câu 9: Đối với hoạt động du lịch, khoa học - công nghệ có tác động
- tạo ra các sản phẩm du lịch
- thay đổi hình thức, chất lượng của ngành.
- đưa du lịch trở thành ngành kinh tế tổng hợp
- làm cho du lịch vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc một ngành điểm của một ngành văn hóa – xã hội
Câu 10: Đối với việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là
- sự phân bố tài nguyên du lịch
- trình độ phát triển kinh tế
- sự phân bố các điểm dân cư
- cơ sở vật chất và hạ tầng
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
B |
D |
C |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
B |
B |
B |
A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Tại sao nhiều nước trên thế giới đều chú trọng phát triển du lịch?
Câu 2 (4 điểm). Tại sao ở các nước đang phát triển nguồn lao động trong các ngành dịch vụ còn ít?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Du lịch được chú trọng phát triển ở nhiều nước trên thế giới: - Kinh tế: Nguồn thu ngoại tệ đáng kể, góp phần vào phát triển kinh tế; góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác,.... - Xã hội: Khai thác tài nguyên du lịch để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho người dân; tạo công ăn việc làm và góp phần tăng thu nhập; bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá,... - Tài nguyên, môi tường: Phát huy giá trị của các tài nguyên, tạo các cảnh quan văn hoá hấp dẫn, góp phần bảo vệ môi trường,... |
6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội thấp. - Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tới các nước này - còn yếu. - Trình độ đô thị hóa thấp, mạng lưới thành phố kém phát triển, tỉ lệ dân thành thị còn thấp. Mức sống của nhân dân nhìn chung còn thấp. |
4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Nêu cơ cấu của ngành dịch vụ?
Câu 2 (4 điểm). Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và doanh thu du lịch?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Cơ cấu của ngành dịch vụ: - Là khu vực có cơ cấu ngành hết sức phức tạp. - Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành ba nhóm: - + Dịch vụ kinh doanh: gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp,... + Dịch vụ tiêu dùng: bao gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (như y tế, giáo dục, thể dục thể thao)... + Dịch vụ công: bao gồm dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể... |
6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
- Tài nguyên du lịch trên lãnh thổ (tự nhiên, nhân văn). - Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho ngành du lịch và cơ sở hạ tầng. Nhân lực ngành du lịch: tính chuyên nghiệp của người phục vụ lữ hành, khách sạn, quảng bá. - Thị trường du lịch (trong nước và quốc tế). - Các nhân tố: an ninh, chính trị, sự phát triển các ngành kinh tế, hệ thống pháp luật,... |
4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Loại hình du lịch nào dưới đây có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường?
- Du lịch nghỉ dưỡng,
- Du lịch sinh thái
- Du lịch không gian.
- Du lịch tham quan
Câu 2. Ngành du lịch có đặc điểm nào sau đây?
- Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng và nhiều hoạt động
- Nhu cầu của khách đa dạng, phong phú và thường có tính thời vụ.
- Gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng
- Sản phẩm thường được thực hiện theo các quy trình nghiêm ngặt.
Câu 3. Đâu không phải là vai trò của ngành du lịch đối với các lĩnh vực khác?
- đáp ứng nhu cầu tinh thần, phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho con người
- bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá
- tạo nguồn thu cho đất nước
- tăng cường sự hiểu biết giữa các nước
Câu 4. Đối với hoạt động du lịch, khoa học - công nghệ có tác động
- tạo ra các sản phẩm du lịch
- thay đổi hình thức, chất lượng của ngành.
- đưa du lịch trở thành ngành kinh tế tổng hợp
- làm cho du lịch vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc một ngành điểm của một ngành văn hóa – xã hội
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Trình bày đặc điểm của ngành du lịch?
Câu 2 (2 điểm): Nêu tình hình phát triển và phân bố khu vực?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
B |
C |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
+ Hoạt động du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch, khách du lịch phải đến nơi có tài nguyên du lịch nhờ các dịch vụ du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình. + Nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và phong phú, thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi,... + Hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ. |
4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
Tình hình phát triển và phân bố du lịch: lượng khách du lịch, doanh thu từ du lịch ngày càng tăng; các hình thức du lịch ngày càng phong phú, từ truyền thống (du lịch biển, nghỉ dưỡng vùng núi, mạo hiểm,...) đến các hình thức mới (du lịch hội thảo, hội nghị, sự kiện, mua sắm,...); các tuyến, tour và sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng |
2 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận điểm đến của khách du lịch?
- Vị trí địa lí
- Cơ sở hạ tầng
- Nguồn nhân lực
- Tài nguyên du lịch.
Câu 2. Loại hình du lịch nào dưới đây có vai trò lớn trong việc đáp ứng nhu cầu phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho con người.
- Du lịch tham quan
- Du lịch sinh thái
- Du lịch nghỉ dưỡng,
- Du lịch thể thao.
Câu 3. Đâu không phải là vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế?
- góp phần khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước
- tạo nguồn thu cho đất nước
- bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá
- tạo nguồn thu cho đất nước
Câu 4. Nhân tố nào sau đây tạo môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho sự phát triển và phân bố du lịch?
- Chính sách du lịch, an ninh, chính trị
- Đặc điểm thị trường của khách du lịch
- Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngành du lịch.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Nêu vai trò của ngành du lịch?
Câu 2 (2 điểm): Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của du lịch?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
C |
C |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
+ Kích thích sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, mang lại nguồn thu ngoại tệ, tăng nguồn thu ngân sách cho quốc gia và địa phương. +Tạo nhiều việc làm, giảm nghèo, phục hồi sức khoẻ, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia. +Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí và hiệu quả tài nguyên; bảo vệ, khôi phục và tôn tạo môi trường (tự nhiên và nhân văn). |
4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của du lịch: tài nguyên du lịch, thị trường khách du lịch, cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...) và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch (cơ sở lưu trú, các khu vui chơi giải trí, cơ sở dịch vụ...), các nhân tố kinh tế - xã hội khác như khoa học công nghệ, chính sách phát triển du lịch, điều kiện chính trị và an toàn xã hội,... |
2 điểm |
=> Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức bài 36: Địa lí ngành du lịch