Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối Bài 15: Sinh quyển

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 15: Sinh quyển. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 15: SINH QUYỂN

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bồ động vật chủ yếu do

  1. Sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ
  2. Thực vật là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật
  3. Sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sóng của động vật
  4. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật

Câu 2: Cây lá rộng sinh trưởng và phát triển tốt ở loại đất có đặc điểm

  1. Tầng đất dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt
  2. Tầng đất mỏng, thiếu ẩm, tính chất vật lí tốt
  3. Tầng đất mỏng, độ ẩm và tính chất vật lí tốt
  4. Tầng đất dày, nghèo chất dinh dưỡng, ẩm tốt

Câu 3: Nhân tố khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật

  1. Gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng
  2. Khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng
  3. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng
  4. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng

Câu 4: Các vành đai thực vật ở núi An – pơ, lần lượt từ thấp lên cao là:

  1. Rừng lá kim, rừng hỗn hợp, đồng cỏ núi cao, cỏ và cây bụi
  2. Cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao, rừng hỗn hợp, rừng lá kim
  3. Rừng hỗn hợp, rừng lá kim, cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao
  4. Cỏ và cây bụi, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao

Câu 5: Giới hạn của sinh quyển phụ thuộc vào

  1. Sự tồn tại của ánh sáng
  2. Sự tồn tại của sự sống
  3. Phạm vi nhiệt độ từ 0 - 40°c
  4. Sự phân bố của nguồn thức ăn

Câu 6: Giới hạn của sinh quyển phụ thuộc vào

  1. Không bị giới hạn
  2. Giới hạn phân bố của sinh vật, bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp đất và một phần của thạch quyển.
  3. Toàn bộ động vật thực vật tồn tại trên mặt đất và dưới đại dương
  4. Toàn bộ động vật thực vật tồn tại trên mặt đất

Câu 7: Vì sao thực vật là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển và phân bố động vật?

  1. Vì sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ
  2. Vì thực vật là nơi cư trú của nhiều loài động vật
  3. Vì thực vật là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật
  4. Vì sự phát triển của thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật

Câu 8: Sinh quyển có vai trò như thế nào trong việc hình thành trái đất?

  1. Cung cấp hệ sinh thái cần thiết cho sự tồn tại, các sinh vật sống muốn tồn tại cần phải thích nghi với khí hậu của sinh quyển
  2. Điều tiết số lượng động thực vật
  3. Cung cấp thức ă, khoáng chất, nhiệt độ cho sinh vật
  4. Đáp án khác

Câu 9: Cây xanh tươi tốt quanh năm, tạo thành nhiều tầng từ mặt đất lên đến 40 - 50m (cành vượt tán). Có rất nhiều loài chim thú sống ở đây. Trong rừng có các loài cây dây leo thân gỗ, phong lan, tầm gửi,... là đặc điểm sinh thái ở kiểu khí hậu nào dưới đây?

  1. Khí hậu ôn đới hải dương
  2. Khí hậu xích đạo ẩm 
  3. Khí hậu cận xích đạo
  4. Khí hậu nhiệt đới ẩm

Câu 10: Các nhân tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật là

  1. Nhiệt, ánh sáng, lượng mưa, đất
  2. Nhiệt, ẩm, ánh sáng, không khí
  3. Chế độ nhiệt, ánh sáng, hơi nước
  4. Bức xạ mặt trời, độ ẩm, nước

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

A

D

A

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

A

B

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ý nào dưới đây đúng khi nói về tác động tích cực của con người đối với sự phát triển và phân bố sinh vật trên

Trái Đất?

  1. Con người lai tạo để cho ra nhiều giống mới làm đa dạng thêm giới sinh vật
  2. Con người phá rừng bừa bãi làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật
  3. Con người phá rừng, đồi xây dựng các công trình đô thị mới
  4. Con người tiến hành săn bắt động vật quí làm thuốc chữa bệnh

Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của sinh quyển?

  1. Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển
  2. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển và khí quyển 
  3. Sinh vật tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét
  4. Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật

Câu 3: Ở khu vực nào sau đây sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi?

  1. Ôn đới ấm
  2. Ôn đới lạnh
  3. Hoang mạc
  4. Núi cao

Câu 4: Yếu tố nào dưới đây của khí hậu không ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cà phân bố của sinh vật?

  1. Ánh sáng
  2. Nhiệt độ
  3. Nước
  4. Gió

Câu 5: Nguyên nhân chính dẫn đến giới sinh vật ở hoang mạc kém phát triển là do

  1. Thiếu nước
  2. Nhiều lóc xoáy
  3. Nhiệt độ cao
  4. Biên độ nhiệt lớn

Câu 6: Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải?

  1. Rừng nhiệt đới ẩm
  2. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp
  3. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt
  4. Rừng cận nhiệt ẩm 

Câu 7: Hoạt động nào sau đây của con người không làm ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật?

  1. Áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật giúp tăng năng suất cây trồng
  2. Mở rộng hay thu hẹp diện tích rừng trên bề mặt trái đất
  3. Dĩ chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác
  4. Tạo ra một số loài động, thực vật mới trong quá trình lai tạo

Câu 8: Giới hạn phía trên của sinh quyển là

  1. Nơi tiếp giáp với tầng ôzôn
  2. Nơi tiếp giáp tầng bình lưu
  3. Đỉnh núi cao nhất thế giới
  4. Giữa của tầng cao khí quyển

Câu 9: Đâu không phải ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất?

  1. Đưa khoai tây, thuốc lá, cao su... từ châu Mĩ sang trồng ở châu Phi, châu Á
  2. Đưa các loại cây trồng như cam, chanh từ châu Á sang trồng ở Nam Mĩ
  3. Con người tiến hành trồng rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc
  4. Nhiều loài động vật như bò, cừu, thỏ sang nuôi ở Ô-xtrây-li-a và Niu Di -lân

Câu 10: Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc vào môi trường đới nóng?

  1. Rừng cận nhiệt ẩm
  2. Rừng nhiệt đới ẩm
  3. Xavan
  4. Rừng xích đạo

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

A

D

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

A

C

A

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Nêu các đặc điểm cơ bản của sinh quyển?

Câu 2 (4 điểm). Liệt kê các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

  - Khối lượng của sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyên còn lại trong vỏ Trái Đât.

  - Sinh quyền có khả năng tích luỹ năng lượng. Nhờ có khả năng quang hợp cây xanh có thê tạo nên vật chất hữu cơ từ vật chất vô cơ. Sau đó các năng lượng này được chuyên cho các cơ thê khác trong quá trinh dinh dưỡng....

  - Sinh quyển có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các quyển thành phần trên Trái Đất. Sinh quyên tác động đến sự thay đổi của các thành phân khí trong khí quyền, tham gia vào vòng tuân hoàn nước và quá trình trao đổi chât của sinh vật dưới nước, là một trong những nhân tô quan trọng trong quá trình hình thành đất

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật là khí hậu, nước, đất, địa hình, sinh vật, con người

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Phân tích sự phân bố của động vật gắn liền với sự phân bố của thực vật?

Câu 2 (4 điểm). Tại sao từ Xích đạo về cực, sự phân bố các thảm thực vật lại phụ thuộc nhiều vào khí hậu?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Sự phân bổ của động vật gắn liền với sự phân bố của thực vật:

- Thực vật là nơi cư trú của động vật.

- Thực vật là nguồn thức ăn của động vật:

+ Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phát triển và phân bố của động vật.

- Trong chuỗi thức ăn của bất kể hệ sinh thái nảo, thực vật là mắt xích đầu tiên: nơi có thực vật phong phủ thì có nhiều động vật ăn cỏ, nơi nhiều động vật ăn cỏ thì có nhiều động vật ăn thịt... Ví dụ: Thực vật là có thể có động vật ăn cỏ là thỏ. Thỏ lại là mồi của động vật ăn thịt như chó sói, hổ, báo. Như vậy, các động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau trong một môi trường nhất định.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Điều kiện chủ yếu quyết định sự phát triển của thực vật là nhiệt, ẩm, nên sự phân bố thực vật phụ thuộc vào khí hậu.

- Từ Xích đạo về cực, sự phân bố các kiểu thảm thực vật chính tương ứng với các kiểu khí hậu chính

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Phạm vi của sinh quyển bao gồm

  1. Tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển
  2. Toàn bộ thạch quyển và thổ nhưỡng quyển
  3. Tăng thấp của khí quyển và toàn bộ thủy quyển
  4. Toàn bộ thủy quyển và thổ nhưỡng quyển

Câu 2. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố

  1. Nhiệt độ và ánh sáng
  2. Gió và nhiệt độ
  3. Khí áp và gió
  4. Nhiệt độ và độ ẩm không khí

Câu 3. Nơi tiếp giáp lớp ôzôn của khí quyển (22km) là

  1. Giới hạn trên của khí quyển
  2. Giới hạn trên của sinh quyển
  3. Giới hạn dưới của khí quyền
  4. Giới hạn dưới của sinh quyển

Câu 4. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới ôn hoà?

  1. Xavan
  2. Rừng cận nhiệt ẩm
  3. Rừng xích đạo
  4. Rừng nhiệt đới ẩm
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Phân tích nhân tố khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?

Câu 2 (2 điểm): Sự phân bố các kiểu thảm thực vật có thể đại diện cho sinh vật nói chung. Giải thích tại sao?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

  - Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

  - Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.

=> Ví dụ: Loài ưa nhiệt phân bố ở gần Xích Đạo, khu vực nhiệt đới…

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Sự phân bố các kiểu thảm thực vật có thể đại diện cho sinh vật nói chung, vì: Động vật có mối quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Thực vật là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của bất kì hệ sinh thái nào, vì thế sự phân bố của động vật gắn liền với thực vật; việc xem xét sự phân bố các kiểu thảm thực vật có thể đại diện cho sinh vật nói chung

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Sinh quyền là gì?

  1. Một bộ phận cấu tạo lên vỏ trái đất, nới có sự sống tôn tại
  2. Một bộ phận cấu tạo lên vỏ trái đất, nới chỉ tôn tại thủy quyền
  3. Là lớp vỏ trái đất
  4. Đáp án khác

Câu 2. Nước và độ ẩm không khí là nhân tố tạo môi trường

  1. Thúc đẩy quá trình quang hợp và phát triển của sinh vật
  2. Thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển mạnh của sinh vật
  3. Thúc đẩy sự phá hủy các chất diệp lục của thực vật
  4. Hạn chế sự sinh trưởng, phát triển mạnh của sinh vật

Câu 3. Đâu là đặc điểm của sinh quyển

  1. Khối lượng của sinh quyền nhiều hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển còn lại trong vỏ Trái Đất
  2. Khối lượng của sinh quyền nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển còn lại trong vỏ Trái Đất
  3. Khối lượng của sinh quyền nhỏ hơn nhiều so với khối lượng của các quyển còn lại trong vỏ Trái Đất
  4. Đáp án khác

Câu 4. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đới nóng?

  1. Rừng nhiệt đới ẩm
  2. Rừng hỗn hợp
  3. Đài nguyên
  4. Bán hoang mạc
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Mô tả giới hạn của sinh quyển?

Câu 2 (2 điểm): Trong chiều dài của sinh quyển, sinh vật có phân bố đều hoàn toàn không? Tại sao?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

B

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

- Giới hạn phía trên là nơi tiếp giáp tầng ôdôn của khí quyển (22 - 25 km); sinh vật không thể xâm nhập và tồn tại trong tầng ôdôn, vì ôdôn hấp thụ tia tử ngoại làm cho sinh vật bị tiêu diệt.

- Giới hạn phía dưới xuống tận đáy đại dương (sâu nhất trên 11 km). Ở lục địa xuống tới tận đáy của lớp vỏ phong hoá

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Sinh vật không phân bố đều khắp sinh quyển mà chỉ tập trung vào một lớp dảy khoảng vài chục mét. Đây là nơi chủ yếu có thực vật mọc.

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay