Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối Bài 14: Đất trên Trái Đất

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 14: Đất trên Trái Đất. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 14: ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Loại đất tốt cho canh tác, trồng cây bóng mát, cây bụi và thảm là

  1. Đất đỏ badan
  2. Đất phù sa
  3. Đất feralit
  4. Đất đen, xám

Câu 2: Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ờ vùng nào?

  1. Đồng bằng sông Cửu Long
  2. Đồng bằng sông Hồng
  3. Đồng bằng Nam Trung Bộ
  4. Duyên hải miền Trung

Câu 3: Ý nao sau đây là biểu hiện của khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành của đất

  1. Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng khí hậu nhiệt đới
  2. Thực vật cung cấp chất hữu cơ cho đất
  3. Ở vùng núi, đất đai dễ xói mòn, rửa trôi
  4. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật sống và tổng hợp thành mùn

Câu 4: Nhóm đất bồi tụ phù sa sông biển chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất tự nhiên?

  1. 28%
  2. 24%
  3. 25%
  4. 27%

Câu 5: Ý nào sau đây không đúng về biện pháp làm tăng độ phì cho đất?

  1. Loại bỏ giun đất
  2. Bón phân cho đất
  3. Luân canh cấy trồng
  4. Cày xới đất

Câu 6: Loại đất có tính chất bị biến đổi do con người tạo ra là

  1. Đất phù sa
  2. Đất mùn núi cao
  3. Đất feralit
  4. Đất bạc màu

Câu 7: Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất?

  1. Đất phù sa
  2. Đất thịt nặng
  3. Đất thịt nhẹ
  4. Đất cát

Câu 8: Khu vực nào tầng đất thương dày?

  1. Nhiệt đới
  2. Cận cực
  3. Cận nhiệt
  4. Ôn đới

Câu 9: Độ chua và độ kiềm của đất được đo bằng gì?

  1. HCl
  2. Độ pH
  3. MgSO4
  4. Ca(OH)2

Câu 10: Trong các câu sau, câu nào sai?

  1. Độ pH đo độ ẩm của đất
  2. Đá mẹ là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất
  3. Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất
  4. Sinh vật tham gia vào quá trình phân hủy đá

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

A

A

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

D

A

B

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thổ nhưỡng là gì?

  1. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt
  2. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp
  3. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, hình thành từ quá trình phong hóa
  4. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì

Câu 2: Việt Nam có nhóm đất chính :

  1. 5
  2. 4
  3. 3
  4. 6

Câu 3: Trên Trái đất có nhiều loại đất khác nhau do

  1. Nhiệt độ, địa hình và thực vật phân bố không đồng đều
  2. Các nhân tố hình thành đất có tác động mạnh, yếu khác nhau tùy thuộc điều kiện hình thành đất
  3. Do hình thành từ nhiều loại đá mẹ khác nhau
  4. Tuổi của đất khác nhau

Câu 4: Đá mẹ là gì?

  1. Là đá gốc
  2. Là những sản phẩm từ đất
  3. Những sản phẩm được phong hoá từ đá gốc
  4. Đáp án khác

Câu 5: Tầng nào sau đây của đất chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất?

  1. Tích tụ
  2. Đá mẹ
  3. Thảm mùn
  4. Hữu cơ 

Câu 6: Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?

  1. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật
  2. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí
  3. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất
  4. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất

Câu 7: Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về

  1. Màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày
  2. Màu sắc, chất khoáng, độ xốp và bề dày
  3. Màu sắc, chất hữu cơ, độ xốp và độ phì
  4. Màu sắc, chất khoáng, độ phì và bề dày

Câu 8: Câu nào sau đây sai?

  1. Tầng chứa mùn bên trên tầng tích tụ
  2. Tầng tích tụ bên trên tầng đá gốc
  3. Tầng đá mẹ bên trên tầng tích tụ
  4. Tầng đá gốc bên dưới tầng chứa mùn

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?

  1. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ
  2. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất
  3. Thường ở tầng trên cùng của đất
  4. Thành phần quan trọng nhất của đất

Câu 10: Hai yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất là

  1. Nhiệt độ và lượng mưa
  2. Độ ẩm và lượng mưa
  3. Bức xạ và lượng mưa
  4. Nhiệt độ và ánh sáng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

B

C

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

A

C

A

A

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày vai trò của đá mẹ, khí hậu và sinh vật trong quá trình hình thành đất?

Câu 2 (4 điểm). Nêu vai trò của con người trong quá trình hình thành đất?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Đá mẹ, khi hậu, sinh vật có vai trò khác nhau trong quá trình hình thành đất

- Đá mẹ: Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất.

- Khí hậu: Nhiệt và ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá bị phá huỷ thành những sản phẩm phong hoá. Những sản phẩm này sẽ tiếp tục bị phong hoá thành đất.

- Sinh vật: Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất. Thực vật cung cấp xác vật chất hữu cơ, rễ cây tạo phong hoá sinh học; vi sinh vật phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn; động vật phần làm thay đổi một số tính chất vật lí, hoá học của đất.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Con người không tham gia vào quá trình hình thành đất tự nhiên nhưng lại có vai trò rất quan trọng làm biến đổi đất, tạo ra một số loại đất có tính chất bị biến đổi như đất trồng lúa nước, đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Trình bày những tác động của khí hậu tới sự hình thành đất?

Câu 2 (4 điểm). Để nhận biết đất cần dựa vào dấu hiệu nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Khí hậu ảnh hưởng đến hình thành đất thông qua hai yếu tố nhiệt và ẩm.

+ Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá bị phá hủy thành những sản phẩm phong hóa; những sản phẩm

này sẽ bị tiếp tục phong hóa thành đất.

+ Nhiệt và ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.

+ Nhiệt ẩm tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.

+ Thông qua sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến hình thành đất. Ở các đới khí hậu khác nhau, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật rất khác nhau, do đó số lượng

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Sự khác biệt giữa đất với các vật thể tự nhiên khác ở chỗ đất có độ phì, còn các vật thể tự nhiên khác thì không.

- Độ phì là một thuộc tính khách quan, không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên mà còn phụ thuộc vào cả loài thực vật sinh trưởng trên đất đó.

Do vậy để nhận biết đất, phải dựa vào dấu hiệu là độ phì

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất?

  1. Đá mẹ
  2. Địa hình
  3. Thực vật
  4. Nhiệt độ

Câu 2. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là

  1. Đá mẹ
  2. Khí hậu
  3. Sinh vật
  4. Địa hình

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng về tác động của sinh vật trong quá trình hình thành đất

  1. Sinh vật quyết định thành phần chất khoáng có trong đất
  2. Sinh vật ngăn xói mòn, rửa trôi
  3. Xác sinh vật phân hủy cung cấp chất dinh dưỡng cho đất
  4. Sinh vật ảnh hượng đến lượng chất hữu cơ có trong đất

Câu 4. Vai trò của đá mẹ là gì?

  1. Là nguồn cung cấp vật chất hữu cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất
  2. Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, không quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất
  3. Là đá gốc
  4. Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Hai nhân tố quan trọng nhất là đá mẹ và sinh vật tác động trực tiếp đến sự hình thành dất. Giải thích tại sao?

Câu 2 (2 điểm): Tại sao phân bố đất trên lục địa cũng tuân theo phan bố của khí hậu và sinh vât?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

A

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Đá mẹ và sinh vật là hai nhân tố quan trọng nhất tác động trực tiếp đến sự hình thành đất:

- Hai thành phân quan trọng của đất là vô cơ và hữu cơ. Thành phần vô cơ gồm các khoáng vật có trong đất và thành phần hữu cơ là chất mùn của đất.

- Thành phần vô cơ là do đá mẹ tạo nên, còn chất mùn là do sinh vật tạo nên, do vậy đây là hai thành phần quan trọng nhất tác động trực tiếp đến sự hình thành đất

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.

- Như vậy, trong đặc trưng của đất có các yếu tố khí hậu và sinh vật. Do vậy sự phân bố đất tuân theo sự phân bố của khí hậu và sinh vật

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Vỏ phong hóa gồm

  1. Tầng đất chứa mùn và tầng tích tụ
  2. Đất, tầng đá mẹ và tầng đá gốc
  3. Đất và tầng đất mẹ
  4. Tầng đá mẹ và tầng đá gốc

Câu 2. Các thành phần chính của lớp đất là

  1. Nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì
  2. Không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ
  3. Chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật
  4. Cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn

Câu 3. Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên các thành phần chủ yếu của đất?

  1. Đá mẹ, khí hậu
  2. Sinh vật, đá mẹ
  3. Khí hậu, sinh vật
  4. Địa hình, đá mẹ

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng về đất?

  1. Đất là sản phẩm của phong hóa của đá gốc
  2. Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì nhiêu
  3. Đất được câu tạo bởi chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước
  4. Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Phân biệt sự khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất?

Câu 2 (2 điểm): Đất được xem là tấm gương phản chiếu môi trường tự nhiên. Giải thích tại sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Sự khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất

  - Vỏ phong hoá là sản phẩm phong hoá của đá gốc, phần trên cùng của vỏ Trái Đất, chịu ảnh hưởng của nhiều yêu tô bên ngoài, có cấu trúc phân tầng theo chiều thăng đứng.

  - Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hoá các loại đá

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Đất (thổ nhưỡng) là tấm gương phản chiếu môi trường tự nhiên, bởi đất là nơi tiếp xúc, xâm nhập và tác động qua lại một cách trực tiếp và thường xuyên nhất của các thành phần tự nhiên. Đất còn là sản phẩm của tác động tương hỗ giữa các thành phần vô cơ và hữu cơ thông qua các vòng tuần hoàn sinh vật; do đó, đặc điểm của đất sẽ phản ánh một cách rõ nét và trung thực mối tác động đó.

2 điểm

=> Giáo án địa lí 10 kết nối bài 14: Đất trên trái đất

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay