Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 1: MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Để tìm hiểu về chế độ nước của một con sông, cần phải sử dụng bản đồ nào?

  1. bản đồ khí hậu.
  2. bản đồ địa hình.
  3. bản đồ địa chất.
  4. bản đồ nông nghiệp.

Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng về bản đồ?

  1. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.
  2. Bản đồ quốc gia thường có tỉ lệ lơn hơn bản đồ thế giới.
  3. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỉ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.
  4. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì càng dễ xác định đặc điểm các đối tượng.

Câu 3: Cần sử dụng bản đồ khí hậu và địa hình để giải thích vấn đề nào dưới đây?

  1. Tác chiến quân sự.
  2. Phân vùng du lịch
  3. Tình hình phân bố mưa.
  4. Sự phân công nghiệp.

Câu 4: Trên bản đồ tỉ lệ 1 / 3 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 3 cm điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là

  1. 9 km.    
  2. 90 km.    
  3. 900 km.    
  4. 9000 km.

Câu 5: Để giải thích sự phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu và bản đồ

  1. sông ngòi. 
  2. địa hình.
  3. thổ nhưỡng.          
  4. sinh vật

Câu 6: Nhận định nào sau đây không phải là vai trò của bản đồ trong học tập?

  1. Biết mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên trong một lãnh thổ.
  2. Biết được sự phân bố dân cư và các trung tâm công nghiệp.
  3. Nghiên cứu thời tiết, khí hậu để xác định lịch thời vụ hợp lí.
  4. Xác định vị trí địa lí, hình dạng và quy mô của một lãnh thổ.

Câu 7: Để giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào?

  1. Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.
  2. Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất.
  3. Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.
  4. Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng.

Câu 8: Nhận định nào dưới đây không đúng?

  1. Khi sử dụng bản đồ cần xác định phương hướng.
  2. Khi sử dụng bản đồ cần tìm hiểu tỉ lệ và kí hiệu trên bản đồ.
  3. Khi sử dụng bản đồ cần chọn bản đồ phù hợp với nội dung.
  4. Khi sử dụng bản đồ cần hiểu màu sắc thể hiện trên bản đồ.

Câu 9: Trên bản đồ tỉ lệ 1/ 9000000, khoảng cách giữa hau thành phố đo được 6cm, điều đó cõ nghĩa trên thực tế khoảng cách giữa 2 thành phố là

  1. 540 km.
  2. 450 km.
  3. 500 km.
  4. 600 km.

Câu 10: Cần sử dụng bản đồ địa chất để giải thích vấn đề nào dưới đây?

  1. Tác chiến quân sự.
  2. Phân vùng đất hình
  3. Tình hình phân bố mưa.
  4. Sự phân công nghiệp.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

D

C

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

C

D

A

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho biết ý nào dưới đây là không đúng ?

  1. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.
  2. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.
  3. Bản đồ Quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.
  4. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng.

Câu 2: Trong học tập địa lí, khi sử dụng bản đồ vấn đề cần lưu ý đầu tiên là

  1. chọn bản đồ phù hợp với nội dung.
  2. đọc kĩ bảng chú giải.
  3. nắm được tỉ lệ bản đồ.
  4. xác định phương hướng trên bản đồ.

Câu 3: Trong đời sống, bản đồ là một phương tiện để

  1. trang trí nơi làm việc
  2. tìm đường đi, xác định vị trí…
  3. xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí
  4. biết được sự phát triển KT-XH của một quốc gia

Câu 4: Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong

  1. Đời sống hàng ngày.
  2. Giáo dục, du lịch.
  3. Quân sự, hàng không.
  4. Nông nghiệp, công nghiệp.

Câu 5: Loại bản đồ nào dưới đây thường xuyên được sử dụng trong quân sự?

  1. Bản đồ dân cư
  2. Bản đồ khí hậu
  3. Bản đồ địa hình
  4. Bản đồ nông nghiệp

Câu 6: Những bản đồ không vẽ kinh vĩ tuyến muốn xác định phương hướng dựa vào

  1. mũi tên chỉ hướng Đông
  2. mũi tên chỉ hướng Tây
  3. mũi tên chỉ hướng Nam
  4. mũi tên chỉ hướng Bắc

Câu 7: Cần sử dụng kết hợp bản đồ khí hậu và địa hình để giải thích vấn đề nào dưới đây?

  1. Tác chiến quân sự
  2. Phân vùng du lịch
  3. Tình hình phân bố mưa
  4. Sự phân công nghiệp

Câu 8: Cho biết ý nào dưới đây là đúng ?

  1. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện càng lớn.
  2. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ mức độ chi tiết càng cao.
  3. Bản đồ quốc gia thường có tỉ lệ nhỏ hơn bản đồ thế giới.
  4. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ khó sử dụng.

Câu 9: Để xác định phương hướng chính xác trên bản dồ, cần phải dựa vào

  1. chú giải và kí hiệu.
  2. các đường kinh, vĩ tuyến,
  3. kí hiệu và vĩ tuyến.         
  4. kinh tuyến và chú giải.

Câu 10: Nhận định nào đúng về GPS:

  1. GPS là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí của vật thể dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
  2. Các ứng dụng của GPS và bản đồ số sẽ được phát huy khi chúng ta sử dụng thiết bị điện tử ở chế độ offline.
  3. Google Maps là một trong những bản đồ truyền thống được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày.
  4. So với bản đồ truyền thống, bản đồ số có tính cố định hơn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

A

B

A

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

A

B

A

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Địa lí có vai trò như thế nào đối với cuộc sống? 

Câu 2 (4 điểm). Một trong những yêu cầu đối với Hướng dẫn viên du lịch là phải hiểu biết về địa lí và lịch sử? Giải thích tại sao.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Địa lí cung cấp kiến thức cơ bản, từ đó hiểu thêm môi trường sống xung quanh và các vùng trên bề mặt Trái Đất.

- Giúp chúng ta biết cách ứng xử và thích nghi được với những thay đổi đnag diễn ra xung quanh.

- Vận dụng kiến thức địa lí đã học vào cuộc sống và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

- Học địa lí giúp sử dụng hiệu quả bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê,… để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Một trong những yêu cầu đối với Hướng dẫn viên du lịch là phải hiểu biết về địa lí và lịch sử bởi vì: đây là phần kiến thức bắt buộc mà các hướng dẫn viên du lịch cần phải biết và am hiểu kỹ càng. Đó là những thông tin về quá trình hình thành, lịch sử phát triển của quốc gia, điểm du lịch; những đặc trưng văn hóa; những lễ hội nổi bật; những yếu tố địa lý khác biệt,… Khi xâu chuỗi được những kiến thức này, sẽ giúp các hướng dẫn viên du lịch có được cái nhìn hệ thống, toàn cảnh về quốc gia, địa phương… để từ đó dễ dàng trả lời được những câu hỏi thắc mắc của khách du lịch.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Ứng dụng kiến thức Địa lí vào cuộc sống hằng ngày như thế nào?

Câu 2 (4 điểm). Nêu đặc điểm của môn Địa lí ở trường phổ thông? 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thiết kế quy hoạch các công trình nông nghiệp, quản lý đất đai và bảo vệ môi trường.

- Các ngành thương mại, tài chính, dịch vụ, đặc biệt là trong ngành du lịch.

- Những kiến thức tổng hợp và chuyên ngành giúp các em có khả năng tham gia và trở thành những kĩ sư trắc địa, bản đồ, địa chất điều tra thăm dò tài nguyên thiên nhiên; hay cũng có thể trở thành những nhà nghiên cứu về các vấn để kinh tế, xã hội, quản lí đô thị, quản lí xã hội,...

- Môn Địa lý cùng với các môn học khác trong nhà trường có thể hướng các em trở thành người truyền cảm hứng hoặc giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Địa lí được học ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở Tiểu học và Trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí thuộc môn Lịch sử và Địa lí; ở Trung học phổ thông, địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội. 

Khác với các môn học khác, môn Địa lí mang tính chất tổng hợp, bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội. 

Môn Địa lí có mối liên quan với các môn Toán, Vật li, Hoá học, Sinh học và các môn Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật.…

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Ứng dụng phổ biến của bản đồ số trong đời sống hằng ngày là

  1. Tìm đường đi
  2. lưu địa chỉ nhà
  3. cập nhật kiến thức
  4. thu phóng bản đồ

Câu 2. Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào

  1. bảng chú giải
  2. các đối tượng địa lí
  3. mạng lưới kinh vĩ tuyến
  4. vị trí địa lí của lãnh thổ

Câu 3. Ngày nay, GPS được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực giao thông vận tải nhờ khả năng

  1. xác định vị trí và dẫn đường
  2. thu thập thông tin người dùng
  3. điều khiển mọi phương tiện 
  4. cung cấp các dịch vụ vận tải 

Câu 4. Để giải thích tình hình phân bố Mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào?

  1. Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình
  2. Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất
  3. Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình
  4. Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Nêu đặc điểm của môn Địa lí ở trường phổ thông? 

Câu 2 (2 điểm): Địa lí có vai trò như thế nào đối với cuộc sống? 

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

D

A

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Địa lí được học ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở Tiểu học và Trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí thuộc môn Lịch sử và Địa lí; ở Trung học phổ thông, địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội. 

Khác với các môn học khác, môn Địa lí mang tính chất tổng hợp, bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội. 

Môn Địa lí có mối liên quan với các môn Toán, Vật li, Hoá học, Sinh học và các môn Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật.…

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Địa lí cung cấp kiến thức cơ bản, từ đó hiểu thêm môi trường sống xung quanh và các vùng trên bề mặt Trái Đất.

- Giúp chúng ta biết cách ứng xử và thích nghi được với những thay đổi đnag diễn ra xung quanh.

- Vận dụng kiến thức địa lí đã học vào cuộc sống và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

- Học địa lí giúp sử dụng hiệu quả bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê,… để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn.

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để

  1. Học tập và rèn các kĩ năng địa lí.
  2. Học thay sách giáo khoa.
  3. Thư dãn sau khi học bài.
  4. Học tập và ghi nhớ các địa danh

Câu 2. Muốn xác định hướng Bắc của bản đồ phải căn cứ vào yếu tố nào ? 

  1. Hướng phía trên của tờ bản đồ
  2. Dựa vào các đường kinh tuyến
  3. Mũi tên chỉ hướng Bắc ở trên bản đồ
  4. Dựa vào kinh tuyến và mũi tên chỉ hướng Bắc

Câu 3. Công cụ truyền tải và giám sát tính năng định vị của GPS là

  1. Các vệ tinh.
  2. Trạm điều khiển.
  3. Bản đồ số.
  4. Thiết bị thu.

Câu 4. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là

  1. Định vị.
  2. Định tính.
  3. Định lượng.
  4. Định luật.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Những ngành nghề nào có liên quan đến kiến thức môn địa lí?

Câu 2 (2 điểm): Nêu đặc điểm của môn Địa lí ở trường phổ thông? 

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

D

C

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí như: 

- Giáo viên, giảng viên dạy địa lý ...

- Nhà nghiên cứu địa lý - địa chất,...

- Hướng dẫn viên du lịch 

- Dự báo thời tiết, quan sát khí tượng

- Công tác quy hoạch môi trường phân vùng kinh tế ...

- Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Địa lí được học ở tất cả các cấp học phổ thông

- Khác với các môn học khác, môn Địa lí mang tính chất tổng hợp, bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội

- Môn Địa lí có mối liên quan với các môn Toán, Vật li, Hoá học, Sinh học và các môn Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật.…

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay