Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối Bài 12: Nước biển và đại dương

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 12: Nước biển và đại dương. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 12: NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nước biển và đại dương có vị mặn (độ muối) là do

  1. Các hoạt động vận động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra
  2. Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra
  3. Các trận động đất, núi lửa ngầm dưới đấy biển, đại dương tạo ra
  4. Hoạt động sống các loài sinh vật trong biển và đại dương tiết ra

Câu 2: Câu nào sau đây sai về thủy triều?

  1. Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày
  2. Thủy triều lên xuống với biên độ thay đổi theo không gian, thời gian và nhiệt độ
  3. Nguyên nhân sinh ra: chủ yếu do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.
  4. Thủy triều lên xuống với biên độ thay đổi theo không gian và thời gian.

Câu 3: Ở vùng ôn đới, bờ Tây của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của

  1. Dòng biển lạnh
  2. Dòng biển nóng
  3. Frông ôn đới
  4. Áp thấp ôn đới

Câu 4: Thủy triều có biên độ nhỏ nhất khi nào?

  1. Trăng tròn
  2. Không trăng
  3. Trăng khuyết
  4. Cả A và B

Câu 5: Dòng biển nào sau đây là không  phải dòng biển nóng?

  1. Dòng biển Pê-ru
  2. Dòng biển Đông Úc 
  3. Dòng biển Gơn-xtrim
  4. Dòng biển Bra-xin

Câu 6: Các dòng biển trên thế giới, cho biết nhận đinh nào dưới đây đúng.

  1. Các dòng biển ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam có đặc điểm và hướng chảy trái ngược nhau
  2. Ở Bắc Ấn Độ Dương, các dòng biển có đặc điểm và hướng chảy thay đổi theo mùa
  3. Các dòng biển chảy ven bờ Tây các lục địa là dòng biển nóng, ven bờ Đông là dòng biển lạnh
  4. Các dòng biển chảy ven bờ Tây các lục địa là dòng biển lạnh, ven bờ Đông là dòng biển nóng

Câu 7: Trong lịch sử chống giặc giữ nước của dân tộc ta, Ngô Quyển đã áp dụng hiện tượng gì trên sông để chiến thắng quân Nam Hán

  1. Nước lũ
  2. Thủy triều
  3. Sóng biển
  4. Dòng chảy của sông

Câu 8: Vai trò quan trọng nhất của biển và đại dương đối với khí quyển của Trái Đất là

  1. cung cấp nguồn nước vô tận cho bầu khí quyển
  2. giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu
  3. cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất
  4. cung cấp hơi nước cho quá trình sản sinh khí O2

Câu 9: Ảnh hưởng của các dòng biển nóng (lạnh) đến việc đánh bắt thủy hải sản như thế nào?

  1. Có số lượng thủy hải sản phong phú
  2. Nhiều thủy hải sản biến mất do đột ngột gặp phải dòng biển nóng hoặc lạnh
  3. Ảnh hưởng đến thời tiết
  4. Có ít ngư dân ra biển đánh cá do sợ các dòng hải lưu cuốn tàu đi xa

Câu 10: Các dòng biển trên thế giới, ở vĩ độ thấp (từ 0o đến 40o B và N), nhìn chung các dòng biển có đặc điểm

  1. Chảy ven bờ Đông các lục địa là dòng biển nóng, ven bờ Tây là dòng biển lạnh
  2. Chảy ven bờ Đông các lục địa là dòng biển lạnh, ven bờ Tây là dòng biển nóng
  3. Chảy ven bờ Đông và bờ Tây các lục địa đều là các dòng biển nóng
  4. Chảy ven bờ Đông và bờ Tây các lục địa đều là các dòng biển lạnh

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

B

B

C

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

B

B

A

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Giao động thủy triều có biên độ lớn nhất khi nào?

  1. Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng
  2. Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất vuông góc với nhau
  3. Mặt Trăng, Mặt Trời gần nhau nhất
  4. Mặt Trăng, Mặt Trời xa nhau nhất

Câu 2: Phân biệt nguyên nhân hình thành sóng thần và sóng bạc đầu là?

  1. Sóng thần do động đất, núi lửa còn sóng bạc đầu là do gió thổi nước lên cao rồi đập xuống
  2. Sóng thần do bão còn sóng bạc đầu là do gió thổi nước lên cao rồi đập xuống
  3. Sóng thần do bão còn sóng bạc đầu là do động đất, núi lửa
  4. Đáp án khác

Câu 3: Hình thức dao động của nước biển theo chiều theo chiều lên xuống gọi là:

  1. Sóng biển
  2. Thủy triều
  3. Dòng biển  
  4. Triều cường

Câu 4: Các dòng biển nóng thường có hướng chảy từ

  1. Vĩ độ cao về vĩ độ thấp
  2. Bán cầu Nam lên Bắc
  3. Vĩ độ thấp về vĩ độ cao
  4. Bán cầu Bắc xuống Nam

Câu 5: Dòng biển lạnh là gì?

  1. Khi nước biển chảy từ vùng biển nóng sang vùng biển nóng, nhiệt độ của nó sẽ thấp hơn môi trường xung quanh
  2. Khi nước biển chảy từ vùng biển lạnh sang vùng biển lạnh, nhiệt độ của nó sẽ thấp hơn môi trường xung quanh
  3. Khi nước biển chảy từ vùng biển nóng sang vùng biển lạnh, nhiệt độ của nó sẽ thấp hơn môi trường xung quanh
  4. Khi nước biển chảy từ vùng biển lạnh sang vùng biển nóng, nhiệt độ của nó sẽ thấp hơn môi trường xung quanh

Câu 6: Các dòng biển lạnh thường xuất hiện ở đâu?

  1. Hai bên xích đạo
  2. Gần đất liền
  3. Khu vực gần bờ đông của đại dương
  4. Bất cứ ở đâu

Câu 7: Ở vùng chí tuyến, bờ Đông của lục địa có mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của

  1. Dòng biển nóng
  2. Dòng biển lạnh
  3. Gió mùa
  4. Áp cao

Câu 8: Hiện tượng nước dâng cao ở ngoài biển theo chu kỳ hay còn gọi là thủy chiều do nguyên nhân nào sau đây

  1. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng
  2. Sức hút của Trái Đất và Mặt Trăng
  3. Sức hút của Mặt Trời và Trái Đất
  4. Đáp án khác

Câu 9: Dòng biển nóng có đặc điểm nào sau đây?

  1. Nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh
  2. Nhiệt độ nước cao hơn 00C và tự di chuyển trên biển
  3. Nhiệt độ nước cao hơn 200C và có thể gây cháy rừng
  4. Vào mùa hạ chạy từ khu vực vĩ độ cao về vĩ độ thấp

Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai

  1. Dòng biển nóng chảy từ nơi có vĩ độ cao về nơi có vĩ độ thấp
  2. Dòng biên có hai loại là nóng và lạnh
  3. Vùng ven bờ đại dương có dòng biển lạnh chảy qua thường mưa nhiều
  4. Dòng biển lạnh chảy từ nơi có vĩ độ thấp về nơi có vĩ độ cao

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

A

B

C

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

C

A

A

C

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày tính chất độ muối của nước biển và đại dương.

Câu 2 (4 điểm). Trình bày đặc điểm của thủy triều.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

  - Nước biển có nhiều chất hoà tan, nhiều nhất là các muối khoáng. Độ muối trung bình của nước biển là 35%. Độ muối tăng hay giảm phụ thuộc vào lượng bốc hơi, lượng mưa và lượng nước sông đổ vào

  - Độ muối còn thay đổi theo vĩ độ: vùng Xích đạo độ muối là 34,5%, vùng chí tuyến độ muối là 36.8%, vùng ôn đới độ muối giảm xuống 35%, vùng gần cực độ muôi chỉ còn 34%.

  - Độ muối cũng thay đổi khá phức tạp theo độ sâu, tuỳ thuộc vào các điều kiện khí tượng, thuỷ văn.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

+ Là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong các biến và đại dương.

+ Nguyên nhân tạo nên thuỷ triều là do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí vuông góc, dao động thuỷ triều nhỏ nhất.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Trình bày tính chất nhiệt độ của nước biển và đại dương

Câu 2 (4 điểm). Trình bày sự khác nhau giữa sóng và sóng thần

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

  - Chế độ nhiệt của nước biển điều hoà hơn chế độ nhiệt của không khi. Nhiệt độ trung binh bê mặt toàn bộ đại dương thê giới là khoảng 17°C.

  - Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa trong năm, mùa hạ cao hơn mùa đông.

  - Nhiệt độ nước biển giảm dân từ Xích đạo về hai cực. Ở đới nóng, nhiệt độ nước biển trung bình là 27 - 28°C, ôn đới là 15 - 16°C, đới lạnh dưới 1°C. Nhiệt độ nước biển cũng thay đổi theo độ sâu.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Sóng:

+ Là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

+ Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là gió, gió càng mạnh sóng càng to.

- Sóng thần:

+ Là sóng cao dữ dội, có chiều cao khoảng 20 - 40 m, truyền theo chiều ngang với tốc độ có thể tới 400-800 km/h.

+ Nguyên nhân tạo thành sóng thần: Chủ yếu do động đất gây ra, ngoài ra còn do núi lửa phun ngầm dưới đáy biển hoặc bão.

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Dòng biển nóng là gì?

  1. Khi nước từ vùng biển lạnh chảy sang vùng biển lạnh, khiến nhiệt độ ở đây cao hơn môi trường xung quanh
  2. Khi nước từ vùng biển nóng chảy sang vùng biển lạnh, khiến nhiệt độ ở đây cao hơn môi trường xung quanh
  3. Khi nước từ vùng biển nóng chảy sang vùng biển nóng, khiến nhiệt độ ở đây cao hơn môi trường xung quanh
  4. Khi nước từ vùng biển lạnh chảy sang vùng biển nóng, khiến nhiệt độ ở đây cao hơn môi trường xung quanh

Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu của sóng biển là

  1. Nhiệt độ
  2. Dòng hải lưu
  3. Gió thổi
  4. Núi lửa

Câu 3. Sóng biển là gì?

  1. Là sự giao động của nước biển theo chiều thẳng đứng
  2. Là sự giao động của nước biển theo chiều thẳng ngang
  3. Là sự giao động của nước biển vuông góc
  4. Là sự giao động của nước biển từ ngoài khơi vào bờ

Câu 4. Nguyên nhân hình thanh lên sóng thần là do

  1. Hoạt động hốn loạn của dòng biển nóng lạnh
  2. Bão
  3. Động đất, núi lửa
  4. Gió biển
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày sự khác nhau giữa sóng biển và sóng thần.

Câu 2 (2 điểm): Trình bày đặc điểm của thủy triều.        

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

C

A

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

- Sóng:

+ Là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

+ Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là gió, gió càng mạnh sóng càng to.

- Sóng thần:

+ Là sóng cao dữ dội, có chiều cao khoảng 20 - 40 m, truyền theo chiều ngang với tốc độ có thể tới 400-800 km/h.

+ Nguyên nhân tạo thành sóng thần: Chủ yếu do động đất gây ra, ngoài ra còn do núi lửa phun ngầm dưới đáy biển hoặc bão.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

+ Là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong các biến và đại dương.

+ Nguyên nhân tạo nên thuỷ triều là do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí vuông góc, dao động thuỷ triều nhỏ nhất.

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Dòng biển còn có tên gọi khác là gì?

  1. Hải lưu
  2. Sóng
  3. Thủy triều
  4. Đối lưu

Câu 2. Độ mặn của nước biển là:

  1. Khác nhau. Do nồng độ muối khác nhau
  2. Giống nhau. Do nồng độ muối giống nhau
  3. Khác nhau. Do thời tiết khác nhau
  4. Giống nhau. Do thời tiết giống nhau

Câu 3. Dòng biển là gì?

  1. Dòng biến là sự chuyển động tịnh tiến thành công của nước biển từ những nơi khác nhau trong một đại dương trên Trái Đất
  2. Dòng biến là sự giao nhau của nước biển từ những nơi khác nhau trong một đại dương trên Trái Đất
  3. Là sự kết nối nước từ các con sông chảy ra biển
  4. Đáp án khác

Câu 4. Các dòng biển nóng thường xuất hiện ở đâu?

  1. Hai cực của địa cầu
  2. Gần đất liền
  3. Hai bên xích đạo
  4. Bất cứ ở đâu
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Phân tích sự khác nhau giữa sóng biển, thủy triều trong các biển và đại dương?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày đặc điểm của sóng thần.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

A

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

- Thủy triều, sóng có các nguyên nhân hình thành khác nhau.

+ Thủy triều: Nguyên nhân hình thành thủy triều là do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất.

+ Sóng: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là do gió; gió càng mạnh thì sóng càng to. Riêng sóng thần có nguyên nhân hình thành là do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển hoặc bão.

- Trong các biển và đại dương và vào các thời gian khác nhau, tác động của các nhân tố hình thành nên thủy triều, sóng không giống nhau nên chế độ thủy triều, sóng và dòng biển không giống nhau.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

+ Là sóng cao dữ dội, có chiều cao khoảng 20 - 40 m, truyền theo chiều ngang với tốc độ có thể tới 400-800 km/h.

+ Nguyên nhân tạo thành sóng thần: Chủ yếu do động đất gây ra, ngoài ra còn do núi lửa phun ngầm dưới đáy biển hoặc bão.

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay