Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối Bài 11: Thuỷ quyển, nước trên lục địa

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 11: Thuỷ quyển, nước trên lục địa. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 11: THỦY QUYỂN, NƯỚC TRÊN LỤC ĐỊA

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là

  1. Điều hoà chế độ nước sông
  2. Giảm lưu lượng nước sông
  3. Điều hoà dòng chảy sông
  4. Làm giảm tốc độ dòng chảy

Câu 2: Yếu tố nào sau đây góp phần chủ yếu làm cho chế độ nước sông điều hoà?

  1. Nước mưa chảy trên mặt
  2. Địa hình đồi núi dốc nhiều
  3. Các mạch nước ngầm cạn
  4. Bề mặt đất đồng bằng rộng

Câu 3: Giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt không phải là

  1. Phủ xanh đồi trọc
  2. Không xả rác bừa bãi
  3. Giữ sạch nguồn nước
  4. Sử dụng nước tiết kiệm

Câu 4: Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến mực nước ngầm và lượng nước ngầm?

  1. 4
  2. 5
  3. 6
  4. 7

Câu 5: Việc khai thác cây ở rừng đầu nguồn sẽ dẫn đến hậu quả gì?

  1. Mùa lũ nước sông dâng chào đột ngột, Mùa kho nước sông cạn kiệt
  2. Mực nước sông quanh năm cao
  3. Gây ra tình trạng sạt lở đất ở xung quanh hồ
  4. Hầu như không có nước chảy qua

Câu 6: Hồ Ba Bể được hình thành cách đây hơn 200 triệu năm, do cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối kỷ Camri đã đưa một khối nước khổng lồ với bề mặt xấp xỉ 5 triệu m2 và chiều dày hơn 30m lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ Ba Bể. Hồ Ba Bể thuộc loại hồ nào?

  1. Hồ móng ngựa
  2. Hồ núi lửa
  3. Hồ kiến tạo
  4. Hồ băng hà

Câu 7: Hồ được hình thành khi một dòng sông băng xói mòn đất, và rồi nó tan chảy, lấp đầy cái hố hoặc khoảng trống mà nó tạo ra?

  1. Hồ kiến tạo
  2. Hồ núi lửa
  3. Hồ móng ngựa
  4. Hồ băng hà

Câu 8: Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố nào sau đây?

  1. Lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm 
  2. Nước ngầm, địa hình, các hồ đầm
  3. Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật
  4. Lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm

Câu 9: Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là

  1. Chế độ mưa
  2. Địa hình
  3. Thực vật
  4. Băng tuyết

Câu 10: Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất là

  1. Năng lượng Mặt Trời
  2. Năng lượng thuỷ triều
  3. Năng lượng gió 
  4. Năng lượng địa nhiệt

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

B

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

D

D

D

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Băng tuyết khá phổ biến ở vùng

  1. Hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao 
  2. Ôn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi thấp
  3. Hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi thấp
  4. Hàn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi cao

Câu 2: Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng là do có

  1. Địa hình phức tạp
  2. Địa hình dốc
  3. Nhiều đỉnh núi cao
  4. Nhiều thung lũng

Câu 3: Đâu là cách hình thành lên nước băng tuyết?

  1. Do tuyết tích tụ trên bề mặt Trái Đất qua thời gian dài trở thành băng
  2. Do con người mang nước đá đến vùng cực
  3. Chỉ xuất hiện ở các vùng cực của Trái đất
  4. Đáp án khác 

Câu 4: Đơn vị tính lưu lượng nước thường là

  1. m2/s
  2. m³/s
  3. m/s
  4. Đáp án khác

Câu 5: Hồ có nguồn gốc hình thành từ các nơi sụt lún nứt vỡ trên mặt đất do các mảng kiến tạo di chuyển thuộc loại nào?

  1. Hồ kiến tạo
  2. Hồ núi lửa
  3. Hồ móng ngựa
  4. Hồ băng hà

Câu 6: Sông nào sau đây có dài nhất thế giới?

  1. Nile
  2. A-ma-dôn
  3. I-ê-nit-xây
  4. Mê Công 

Câu 7: Nước trong đại dương và nước băng tuyết có vai trò gì?

  1. Tạo hệ sinh thái mới
  2. Cung cấp nước ăn
  3. Làm tăng nhiệt độ của trái đất
  4. Giữ ổn định nhiệt độ bề mặt trái đất

Câu 8: Thủy quyển phân bổ ở đâu?

  1. Trên các con sông, suối và đầm
  2. Trong khí quyển
  3. Tất cả đại dương, trên lục địa, trong các lớp đất đá, trong khí quyển và trong cơ thể sinh vật
  4. Trong cơ thể sinh vật, Trong các lớp đất đá

Câu 9: Hồ có nguồn gốc hình thành hồ hình chữ U được hình thành do uốn khúc của một con sông, qua thời gian, bị cắt đứt tạo thành một thể nước hình chữ U là hồ nào?

  1. Hồ kiến tạo
  2. Hồ núi lửa
  3. Hồ móng ngựa
  4. Hồ băng hà

Câu 10: Hồ là gì?

  1. Là những vùng có nước chảy thẳng ra biển
  2. Là những vùng có nước được con người xây dựng lên
  3. Là những nơi có nước trên bề mặt Trái Đất, cung cấp nước cho sông ngòi
  4. Là những vùng trũng chứa nước trên bề mặt Trái Đất, không trực tiếp thông với biển

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

A

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

D

C

C

D

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Chế độ nước của các con sông trên Trái Đất có sự khác nhau. Giải thích tại sao?

Câu 2 (4 điểm). Nêu các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Chế độ nước sông chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: nguồn cung cấp nước (mưu, bằng tuyết, nước ngầm), địa thế, thực vật và hộ đảm, hoạt động của con người.

- Các yếu tố này trên Trái Đất khác nhau ở các khu vực khác nhau nên chế độ nước của các con sông khác nhau. Ví dụ, sống ở Xích đạo dây nước quanh năm do có mưa thường xuyên quanh năm, sông ở khu vực nhiệt đới gió mùa có lượng nước vào mùa lũ chiếm 85% lượng nước cả năm do trùng vào thời ki mùa mưa, sống ở khu vực ôn đới lạnh và vùng cực thưởng đồng bằng quanh năm, vào mùa xuân do bằng tuyết tan nên sống có nước dâng cao,…

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phi.

- Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.

- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Tại sao ở mỗi khu vực trên lục địa lại có sự phân bố nước ngầm khác nhau?

Câu 2 (4 điểm). Khi các hồ cạn dần thường biến thành đầm lầy. Giải thích tại sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Đại bộ phận nước ngầm là do nước trên bề mặt Trái Đất thấm xuống. Nước ngầm phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau; các nhân tố này hoạt động khác nhau trên Trái Đất nên nước ngầm trên lục địa phân bố khác nhau ở mỗi nơi.

+ Nguồn cung cấp nước (nước mưa, nước băng, tuyết tan...) và lượng bốc hơi nhiều hay ít.

+ Địa hình: Mặt đất dốc, nước mưa chảy nhanh nên thấm ít; mặt đất bằng phẳng, nước thấm nhiều.

+ Cấu tạo của đất đá: Nếu kích thước các hạt đất đá lớn sẽ tạo thành khe hở rộng, nước thấm nhiều; ngược lại, hạt nhỏ tạo khe hở nhỏ, nước thấm it.

+ Lớp phủ thực vật: Ở nơi cây cỏ nhiều, nước theo thân cây và rễ cây thấm xuống nhiều hơn ở vùng cây cối ít.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Ở miền khí hậu khô (ít mưa), nước hồ bốc hơi nhiều và cạn dần.

- Hồ có sông chảy ra, sông có lòng càng sâu thì càng rút bớt nước của hồ.

- Hồ có sông chảy vào, phù sa của sông sẽ lắng đọng và lấp dần đáy hồ.

- Giai đoạn cuối, đáy hồ bị lấp nông dần, thực vật phát triển, hồ trở thành đầm lầy.

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do đâu?

  1. Đặc điểm đất, đá
  2. Mức độ bốc hơi
  3. Thảm thực vật
  4. Vị trí địa lý

Câu 2. Ngày nước thế giới là ngày nào sau đây?

  1. 22 tháng 3
  2. 22 tháng 5
  3. 23 tháng 3
  4. 21 tháng 3

Câu 3.  Vết lộ là gì?

  1. Là nước ngầm bên trong lớp đất đá
  2. Nơi nước ngầm thoát lên mặt đất
  3. Là nơi chứa nhiều nước trên trái đất
  4. Là nới có nước chảy được ra biển

Câu 4. Lưu lượng nước là gì?

  1. Là dòng chảy của con sông
  2. Là khối lượng nước trong một con sông
  3. Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông trong một đơn vị thời gian
  4. Là thời gian để con sông chứa đầy nước
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Tại sao mực nước ngầm ở hoang mạc không phong phú dù đất cát thấm nước tốt?

Câu 2 (2 điểm): Nước tồn tại dưới những dạng nào và có ở những đâu trên Trái Đất?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

+ Nguồn cung cấp nước hạn chế: Phần lớn nước ngầm có nguồn gốc là nước trên mặt ngấm xuống, nhưng ở đây lượng mưa hạn chế (dưới 200 mm trong năm), hệ số dòng chảy nhỏ làm nguồn cung cấp nước thấp.

+ Nhiệt độ thường xuyên cao, lượng bốc hơi lớn.

+ Thảm thực vật nghèo nàn làm cân bằng ẩm luôn âm, lượng nước cung cấp cho nước ngầm ít.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Nước tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là

  1. Nguồn cấp nước
  2. Dòng chảy mặt 
  3. Lưu vực nước
  4. Chế độ nước

Câu 2. Thủy quyển là gì?

  1. Toàn bộ lớp nước bao quanh trái đất.
  2. Toàn bộ nước ở các con sông
  3. Toàn bộ nước ở đại dương
  4. Toàn bộ nước trong khí quyển

Câu 3. Nước ngọt có đặc điểm gì đúng nhất?

  1. Giúp duy trì sự sống trên đất liền
  2. Giúp cây cối nảy mầm
  3. Giúp con người có thực phẩm để ăn
  4. Giúp con người xác định phương hướng

Câu 4. Phía dưới tầng nước ngầm là

  1. Các tầng chất khoáng
  2. Nhiều đất, hàm lượng khoáng
  3. Tầng đất, đá không thấm nước
  4. Giàu chất khoáng, nhiều đá vôi
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Nêu đặc điểm của nước băng tuyết       

Câu 2 (2 điểm): Nêu các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

A

A

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

- Khi nhiệt độ xuống dưới 0°C, mưa chuyển từ trạng thái lỏng sang xốp là tuyết. Nếu lượng tuyết tan ra hằng năm ít hơn lượng tuyết rơi xuống, tuyết sẽ tích đọng lại và bị nén thành băng.

- Sau hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, khi độ dày đạt trên 30 m, trọng lực sẽ khiến băng có thẻ tự dịch chuyên từ vài cm đến 30 m/ngày, tạo thành sông băng. Sông băng có quy mô rất lớn so với sông bình thường, là một trong các nhân tố thành tạo, biến đổi địa hình những nơi nó di chuyển qua.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phi.

- Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.

- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay