Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 18: QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây?

  1. Vòng tuần hoàn của nước.
  2. Các đại khi áp và các đới gió trên Trái Đất.
  3. Các hoàn lưu trên đại dương.
  4. Các vành đai đất và thực vật theo độ cao.

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không phải của quy luật địa đới?

  1. Sự phân bố của các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
  2. Sự phân bố các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất
  3. Sự phân hoá theo kinh độ
  4. Các đới khí hậu trên Trái Đất.

Câu 3: Ý nghĩa nào sau đây không đúng với quy luật phi địa đới?

  1. tác động tới sự phân bố nhiệt ẩm trên Trái Đất
  2. quyết định tới thành phần khoáng chất của đất, nước, các chất hữu cơ....
  3. làm cho các đới thiên nhiên đa dạng
  4. có tầm quan trọng đặc biệt đối với sản xuất và đời sống

Câu 4: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan theo

  1. thời gian
  2. vĩ độ
  3. độ cao địa hình
  4. khoảng cách gần hay xa biển

Câu 5: Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới?

  1. Gió Mậu dịch, gió mùa, gió Tây ôn đới.
  2. Gió mùa, gió Tây ôn đới, gió fơn.
  3. Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực
  4. Gió Mậu dịch, gió Đông cực, gió fơn.

Câu 6: Biểu hiện rõ nhất của quy luật đại cao là sự phân bố của các vành đai

  1. đất và thực vật theo độ cao.
  2. nhiệt theo độ cao
  3. khí hậu theo độ cao
  4. khí áp theo độ cao.

Câu 7: Quy luật phi địa đới là

  1. là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và các cảnh quan theo vĩ độ (từ Xích đạo về cực
  2. Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình
  3. là quy luật phân bố của các thành phần địa lí và các cảnh quan không phụ thuộc vào sự phân bố của bức xạ mặt trời (địa đới).
  4. là sự thay đổi các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.

Câu 8: Vòng đai ôn hòa trên trái đất có vị trí

  1. Nằm giữa chí tuyến và vòng cực
  2. Nằm từ vĩ tuyến 30° đến vĩ tuyến 50°
  3. Nằm giữa các đường đẳng nhiệt + 20°C và + 10°C của tháng nóng nhất
  4. Nằm giữa đường đẳng nhiệt năm + 20°C và đường đẳng nhiệt + 10°C của tháng nóng nhất.

Câu 9: Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là

  1. sự phân bố đất liền và biển, đại dương
  2. ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến.
  3. sự hình thành của các vành đai đảo, quần đảo ven các lục địa
  4. các loại gió thổi theo chiều vĩ tuyến đưa ẩm từ biển vào đất liền

Câu 10: Từ xích đạo về cực, các nhóm đất phân bố theo thứ tự là

  1. Pốt dôn, đen, đỏ vàng, đài nguyên
  2. Đài nguyên, pốt dôn, đen, đỏ vàng
  3. Đỏ vàng, đài nguyên, pốt dôn, đen
  4. Đen, đỏ vàng, đài nguyên, pốt dôn

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

D

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

C

D

B

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ Xích đạo đến cực là biểu hiện của quy luật

  1. địa đới
  2. địa ô
  3. thống nhất
  4. đai cao

Câu 2: Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi

  1. nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ.
  2. các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
  3. lượng mưa theo kinh độ.
  4. các nhóm đất theo kinh độ

Câu 3: Từ xích đạo về cực, các kiểu thảm thực vật phân bố theo thứ tự là

  1. Rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng, đài nguyên, rừng nhiệt đới.
  2. Đài nguyên, rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm
  3. Rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng, đài nguyên
  4. Rừng lá rộng, đài nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, rừng nhiệt đới

Câu 4: Vòng đai nóng trên trái đất có vị trí

  1. Nằm từ chí tuyến Nam đến chí tuyến Bắc.
  2. Nằm giữa các vĩ tuyến 5°B và 5°N
  3. Nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt + 20°C của tháng nóng nhất
  4. Nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt năm + 20°C

Câu 5: Các vòng đai nhiệt từ Xích đạo đến cực được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?

  1. Vòng đai lạnh, nóng, ôn hoà, băng giá vĩnh cửu.
  2. Vòng đai nóng, ôn hoà, lạnh, băng giá vĩnh cửu
  3. Vòng đai nóng, lạnh, ôn hoà, băng giá vĩnh cửu
  4. Vòng đai lạnh, nóng, băng giá vĩnh cửu, ôn hoà.

Câu 6: Biểu hiện của qui luật địa đới ở Việt Nam là

  1. địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, phân hoá theo độ cao.
  2. Phía bắc đèo Hải Vân là đới rừng gió mùa chí tuyến; Phía Nam đèo Hải Vân là đới rừng gió mùa á Xích đạo
  3. Địa hình thấp dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng
  4. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố địa hình

Câu 7: Ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới là

  1. có tầm quan trọng đặc biệt đối với sản xuất và đời sống
  2. tác động tới sự phân bố nhiệt ẩm trên Trái Đất
  3. quyết định tới thành phần khoáng chất của đất, nước, các chất hữu cơ....
  4. làm cho các đới thiên nhiên đa dạng, phong phú tạo ra nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp

Câu 8: Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là

  1. sự chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh ngoài đại dương đã ảnh hưởng tới khí hậu của các ác vùng đất ven bờ lạnh
  2. năng lượng bên trong Trái Đất đã phân chia Trái Đất ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao
  3. độ dốc và hướng phơi của địa hình làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời ở các vùng núi
  4. năng lượng bên ngoài Trái Đất đã sinh ra ngoại lực làm hình thành nhiều dạng địa hình khác nhau trên bề mặt Trái Đất

Câu 9: Vòng đai lạnh trên trái đất có vị trí

  1. Nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10°C và 0°C của tháng nóng nhất
  2. Nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10°C và 0°C
  3. Nằm từ vĩ tuyến 50° đến vĩ tuyến 70°
  4. Nằm từ vòng cực đến vĩ tuyến 70°

Câu 10: Nguyên nhân tạo nên các đại cao ở miền núi là sự giảm nhanh

  1. lượng bức xạ mặt trời tiếp nhận theo độ cao.
  2. nhiệt độ, khi áp và mật độ không khi theo độ cao
  3. nhiệt độ và sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa theo độ cao
  4. nhiệt độ, độ ẩm và mật độ không khí theo độ cao.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

C

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

B

A

C

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Nêu một số biểu hiện của quy luật phi địa đới?

Câu 2 (4 điểm). Tại sao quy luật đai cao lại không thể xem là “quy luật địa đới theo chiều cao”?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

+ Theo kinh độ (quy luật địa ô): Quy luật địa ô là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ. Sự phân bố lục địa và đại dương làm cho khí hậu và kéo theo một số thành phần tự nhiên (nhất là thảm thực vật) thay đổi từ đông sang tây. Gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, càng vào sâu trung tâm lục địa tính chất lục địa càng tăng.

+ Theo đại cao (quy luật đại cao): Quy luật đại cao là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình. Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố các ành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao địa hình.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Các vành đai theo chiều cao có thể biểu hiện ở bất kì địa hình núi cao thuộc vĩ độ nào (nhiệt đới, ôn đới, hàn đới).

- Sự sắp xếp các vành đai từ chân lên đỉnh núi có thể gần tương tự như các đới theo chiều vĩ tuyến, s chúng khác nhau về bản chất: Quy luật đại cao có nguyên nhân từ nguồn năng lượng bên trong, còn luật địa đới lại phụ thuộc vào bức xạ mặt trời.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Trình bày biểu hiện tính địa đới của thời gian chiếu sáng, khí áp, gió trên Trái Đất?

Câu 2 (4 điểm). Phân tích tính địa đới biểu hiện trong phân bố mưa?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Thời gian chiếu sáng thay đổi có tính quy luật từ xích đạo về hai cực một cách rõ rệt:

+ Xích đạo: Ngày dài bằng đêm.

+ Từ Xích đạo về hai cực, chênh lệch độ dài ngày đêm càng lớn.

+ Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.

+ Càng gần cực, số ngày, đêm địa cực càng tăng.

+ Ở hai cực, số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt 6 tháng.

- Trên bề mặt Trái Đất có 7 đai khí áp: Đại áp thấp xích đạo, hai đại áp cao chí tuyến, hai đại áp thấp ôn đới và hai đại áp cao cực.

- Các đới gió trên Trái Đất: Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Từ Xích đạo về hai cực hình thành các vành đại mưa có tính quy luật: 20°B - 20°N: mưa nhiều nhất;

- 20° - 40 B&N: mưa ít;

- 40° - 60° B&N: mưa khá nhiều;

- 60° - 90° B&N: mưa rất ít

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới?

  1. Gió Mậu dịch, gió mùa, gió Tây ôn đới.
  2. Gió mùa, gió Tây ôn đới, gió fơn.
  3. Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực
  4. Gió Mậu dịch, gió Đông cực, gió fơn.

Câu 2. Biểu hiện của qui luật địa đới ở Việt Nam là

  1. địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, phân hoá theo độ cao.
  2. Phía bắc đèo Hải Vân là đới rừng gió mùa chí tuyến; Phía Nam đèo Hải Vân là đới rừng gió mùa á Xích đạo
  3. Địa hình thấp dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng
  4. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố địa hình

Câu 3. Từ xích đạo về cực, các kiểu thảm thực vật phân bố theo thứ tự là

  1. Rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng, đài nguyên, rừng nhiệt đới.
  2. Đài nguyên, rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm
  3. Rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng, đài nguyên
  4. Rừng lá rộng, đài nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, rừng nhiệt đới

Câu 4. Ý nghĩa nào sau đây không đúng với quy luật phi địa đới?

  1. tác động tới sự phân bố nhiệt ẩm trên Trái Đất
  2. quyết định tới thành phần khoáng chất của đất, nước, các chất hữu cơ....
  3. làm cho các đới thiên nhiên đa dạng
  4. có tầm quan trọng đặc biệt đối với sản xuất và đời sống
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Quy luật phi địa đới là gì? Nguyên nhân hình thành quy luật phi địa đới?

Câu 2 (2 điểm): Tại sao các vòng đai nhiệt đới và các đường vĩ độ không trùng với nhau?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

C

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

- Quy luật phi địa đới là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.

- Nguyên nhân: Các quá trình nội lực đã tạo ra lục địa, đại dương và các địa hình núi cao. Các thành phần tự nhiên ở bờ Đông, bờ Tây lục địa, ở các độ cao núi khác nhau có những đặc điểm không giống nhau.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Các vòng đai nhiệt đới và các đường vĩ độ không trùng với nhau do nhiệt độ không khí không chỉ phụ thuộc vào năng lượng bức xạ mặt trời mà còn phụ thuộc vào bề mặt đệm

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là

  1. sự phân bố đất liền và biển, đại dương
  2. ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến.
  3. sự hình thành của các vành đai đảo, quần đảo ven các lục địa
  4. các loại gió thổi theo chiều vĩ tuyến đưa ẩm từ biển vào đất liền

Câu 2. Quy luật địa đới là

  1. là quy luật phân bố của các thành phần địa lí và các cảnh quan không phụ thuộc vào sự phân bố của bức xạ mặt trời (địa đới).
  2. Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình
  3. là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và các cảnh quan theo vĩ độ (từ Xích đạo về cực).
  4. là sự thay đổi các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.

Câu 3.  Ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới là

  1. có tầm quan trọng đặc biệt đối với sản xuất và đời sống
  2. tác động tới sự phân bố nhiệt ẩm trên Trái Đất
  3. quyết định tới thành phần khoáng chất của đất, nước, các chất hữu cơ....
  4. làm cho các đới thiên nhiên đa dạng, phong phú tạo ra nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp

Câu 4. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đại cao là sự phân bố của các vành đai

  1. đất và thực vật theo độ cao.
  2. nhiệt theo độ cao
  3. khí hậu theo độ cao
  4. khí áp theo độ cao.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Quy luật địa đới là gì? Nguyên nhân hình thành quy luật địa đới?

Câu 2 (2 điểm): Nêu một số biểu hiện của quy luật địa đới?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

C

A

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

- Quy luật địa đới là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo về hai cực).

- Nguyên nhân: Do Trái Đất hình cầu nên góc của tia sáng mặt trời tới bề mặt đất (góc nhập xạ) giảm độ lớn từ Xích đạo về cực nên đã kéo theo sự rõ nhất ở các vùng đất bằng phẳng, rộng lớn

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Sự phân bố các vòng đại nhiệt trên Trái Đất; các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa ở trên Trái Đất; các đới khí hậu; các nhóm đất và các kiểu thực vật chính,..

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay