Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 4: SỰ HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT, VỎ TRÁI ĐẤT VÀ VẬT LIỆU CẤU TẠO VỎ TRÁI ĐẤT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá biến chất?

  1. Đá granit, đá badan.
  2. Đá hoa, đá vôi.
  3. Đá vôi, sa thạch.
  4. Đá gơ nai, đá phiến.

Câu 2: Các cao nguyên badan phân bố nhiều ở đâu của Việt Nam?

  1. Đông Bắc
  2. Tây Bắc
  3. Bắc Trung Bộ
  4. Tây Nguyên

Câu 3: Để biết được cấu trúc của Trái Đất người ta dựa chủ yếu vào

  1. nguồn gốc hình thành Trái Đất.
  2. những mũi khoan sâu trong lòng đất.
  3. nghiên cứu đáy biển sâu.
  4. nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất.

Câu 4: Đặc điểm náo sau đây không đúng với vỏ Trái Đất?

  1. Độ dày dao động từ 5 — 70 km.
  2. Chia thành hai kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
  3. Cấu tạo bởi ba tầng: macma, trầm tích, biến chất.
  4. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá.

Câu 5: Trong cấu trúc của Trái Đất lớp vật chất nào ở trạng thái quánh dẻo?

  1. Vỏ Trái Đất.
  2. Lớp Manti trên.
  3. Lớp Manti dưới.
  4. Nhân Trái Đất.

Câu 6: Nguyên nhân Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là?

  1. Trái Đất có lớp khí quyển dày tới 2000 km và chia thành nhiều tầng khác nhau.
  2. Trái Đất có khối lượng tương đối lớn và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.
  3. Trái Đất nằm cách mặt trời 149,6 triệu km và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.
  4. Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động quanh Mặt Trời

Câu 7: Đá Macma có công dụng chủ yếu gì trong đời sống?

  1. Làm vật liệu xây dựng các công trình, đường giao thông.
  2. Nguyên liệu công nghiệp hóa chất.
  3. Làm đồ gia dụng.
  4. Nguyên liệu sản xuất thực phẩm.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Manti dưới?

  1. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn.
  2. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.
  3. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
  4. có vị trí ở độ sâu từ 2900 đến 5100 km.

Câu 9: Nguyên nhân sinh ra lực Côriolit là?

  1. Trái Đất có hình khối cầu.
  2. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.
  3. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
  4. Trục Trái Đất nghiêng 23 độ 27 phút.

Câu 10: Ý nào sau đây đúng về đặc điểm của tầng trầm tích?

  1. Nằm trên cùng, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; tầng này không liên tục và có độ dày không đều.
  2. Nằm ở dưới cùng, hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất rồi động đặc lại, cấu tạo chủ yếu nên vỏ đại dương.
  3. Nằm trên cùng, được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đặc lại, cấu tạo nên vỏ đại dương.
  4. Nằm ở giữa, gồm các loại đá nhẹ, được hình thành do vật chất nóng chảy wor dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đặc lại, tầng này chỉ có ở lục địa.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

D

D

C

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

A

B

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cấu trúc của Trái Đất gồm các lớp nào sau đây?

  1. Vỏ đại dương, Manti trên, nhân Trái Đất.
  2. Vỏ đại dương, lớp Manti, nhân Trái Đất.
  3. Vỏ lục địa, lớp Manti, nhân Trái Đất.
  4. Vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.

Câu 2: Trái đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm

  1. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.
  2. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân trong.
  3. Lớp nhân trong . lớp Manti, lớp vỏ lục địa.
  4. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân

Câu 3: Đặc điểm náo sau đây không đúng với vỏ Trái Đất?

  1. Độ dày dao động từ 5 — 70 km.
  2. Chia thành hai kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
  3. Cấu tạo bởi ba tầng: macma, trầm tích, biến chất.
  4. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá.

Câu 4: Điểm khác nhau về cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương là gì?

  1. Lớp vỏ lục địa dày hơn vỏ đại dương
  2. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit
  3. Lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn hơn lớp vỏ lục địa
  4. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng trầm tích

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Các tầng đá của lớp vỏ Trái Đất theo thứ tự từ trên xuống là tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng bazan.
  2. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển
  3. Tầng đá trầm tích Nằm trên cùng của lớp vỏ Trái Đất.
  4. Vỏ trái đất trong quá trình thành tạo bị biến dạng do các đứt gãy và tách nhau ra thành vỏ trái đất

Câu 6: Độ dày của vỏ Trái Đất dao động từ

  1. 5 km (ở đại dương) - 7 km (ở lục địa).
  2. 5 km (ở lục địa) - 70 km (ở đại dương).
  3. 5 km (ở đại dương) - 70 km (ở lục địa).
  4. 50 km (ở đại dương) - 70 km (ở lục địa).

Câu 7: Đặc điểm nào đúng với đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất?

  1. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nhẹ
  2. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn và quánh dẻo
  3. Có độ dày nhỏ nhất nhưng nhiệt độ và áp suất lớn nhất
  4. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5 km.

Câu 8: Tầng bazan gồm các loại đá nào sau đây?

  1. Đá trầm tích, đá granit và đá bazan.
  2. Đá trầm tích do các vật liệu vụn nhỏ bị nén chặt tạo thành.
  3. Đá nhẹ như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit.
  4. Đá nặng như đá bazan và các loại đá có tính chất tương tự như đá bazan

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ Trái Đất?

  1. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5 km.
  2. Dày không đều, cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau,
  3. Trên cùng là đá ba dan, dưới cùng là đá trầm tích.
  4. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích?

  1. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành
  2. Phân bố thành một lớp liên tục
  3. Có nơi mỏng, nơi dày
  4. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

B

C

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

D

D

C

B

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Nêu nguồn gốc hình thành Trái Đất?

Câu 2 (4 điểm). Nêu đặc điểm của vỏ Trái Đất?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Các giả thuyết đều cho rằng Trái Đất được hình thành cùng với Hệ Mặt Trời. - Ban đầu Hệ Mặt Trời là một đám mây bụi và khi lớn gồm hyđrô, hêli và các nguyên tố hoá học nặng hơn, quay tròn gọi là tinh vân Mặt Trời.

- Trong khi quay. lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hình dạng một cái đĩa, vuông góc với trục quay của nó. Đồng thời khối bụi lớn nhất tập trung vào trung tâm, nóng lên và cô đặc lại tạo thành Mặt Trời: phần còn lại xung quanh tạo thành các vành xoắn ốc. Các vành xoắn ốc dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.

- Vỏ Trái Đất nằm ở ngoài cùng của Trái Đất, gồm vỏ lục. Vỏ có độ dày từ 5 đến 70 km, rắn chắc

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 0km (ở lục địa). Căn cứ vào sự khác nhau về thành phân câu tạo và độ dày, vỏ Trái Đât được chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (5 điểm). Đá vôi ở Việt Nam có nguồn gốc hình thành như thế nào và phân bố ở những vùng nào?

Câu 2 (5 điểm). Phân tích mối liên hệ giữa sự chuyển dịch các mảng kiến tạo của thạch quyển với sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên Trái Đất? Giải thích tại sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(5 điểm)

+ Đá vôi chủ yếu hình thành trong môi trường biển nông và ấm, do kết tủa dần từ nước biển chứa nhiều CaCO3 hoặc do tích tụ dần từ vỏ, xương, xác nhiều loài sinh vật biển.

+ Ban đầu, đá vôi hầu như nằm dưới đáy biển. Sau đó, do những vận động địa chất mà các lớp đá vôi được nâng lên, ép nén, uốn lượn.

- Đá vôi ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở phía Bắc như ở Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang,….

5 điểm

Câu 2

(5 điểm)

- Sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường trùng với nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo.

- Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau:

+ Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa,...

+ Khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ trào lên, tạo ra các dãy ngầm, kèm theo hiện tượng động đất, núi lửa, tạo núi,...

5 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Tầng granit gồm các loại đá nào sau đây?

  1. Đá trầm tích, đá granit và đá bazan.
  2. Đá trầm tích do các vật liệu vụn nhỏ bị nén chặt tạo thành.
  3. Đá nhẹ như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit.
  4. Đá nặng như đá bazan và các loại đá có tính chất tương tự như đá bazan.

Câu 2. Đặc điểm của lớp Manti dưới là

  1. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
  2. Không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.
  3. Có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.
  4. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.

Câu 3. Vật liệu chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái đất là gì?

  1. Đất và đá.
  2. Khoáng vật và đá.
  3. Đất và khoáng vật.
  4. Đất và sinh vật.

Câu 4. Vỏ Trái Đất chia làm mấy kiểu?

  1. 1 kiểu
  2. 2 kiểu
  3. 3 kiểu
  4. 4 kiểu
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày sự khác nhau giữa đá và khoáng vật?

Câu 2 (2 điểm): Đá biến chất được hình thành như thế nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

C

B

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

- Khoáng vật: Là những đơn chất hoặc hợp chất hoá học tự nhiên, xuất hiện do kết quả hoạt động của những quá trình lí - hoá khác nhau xảy ra trong vỏ Trái Đất hoặc trên bề mặt Trái Đất. Ví dụ: vàng, kim cương (đơn chất); canxit, thạch anh, mica,... (hợp chất).

- Đá: Là tập hợp có quy luật của một hay nhiều loại khoáng vật, chiếm phần chủ yếu trong cấu tạo của vỏ Trái Đất

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Đá biến chất (đá gơnai, đá hoa,...) được hình thành từ các loại đá macma và trầm tích bị thay đổi tính chất trong điều kiện chịu tác động của nhiệt độ cao và sức nén lớn

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Cấu trúc Trái Đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong gồm các lớp nào?

  1. Lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong
  2. Lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất
  3. Lớp nhân trong, lớp Manti, lớp vỏ lục địa
  4. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân

Câu 2. Nguồn góc của Trái Đất liên quan chặt chẽ với sự hinh thành

  1. hệ Mặt Trời.
  2. Mặt Trăng.
  3. sự sống.
  4. Vũ Trụ.

Câu 3.  So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có đặc điểm gì?

  1. Độ dày lớn hơn, không có tầng granit
  2. Độ dày nhỏ hơn, có tầng granit
  3. Độ dày lớn hơn, có tầng granit
  4. Độ dày nhỏ hơn, không có tầng granit

Câu 4. Trong cấu trúc của Trái Đất lớp vật chất nào ở trạng thái quánh dẻo?

  1. Vỏ Trái Đất.
  2. Lớp Manti trên.
  3. Lớp Manti dưới.
  4. Nhân Trái Đất.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Giải thích tại sao than đá ở nước ta được hình thành ở miền trũng, đá macma thường hình thành ở các khối núi?

Câu 2 (2 điểm): Tại sao đá macma thường được dùng để rải trên nền đường sắt?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

A

D

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

- Than đá là loại đá trầm tích được hình thành ở miền trũng (ví dụ: Vùng than Quảng Ninh, Phấn Mễ, Nông Sơn,...).

- Đá macma được hình thành từ khối macma nóng chảy ở dưới sâu nguội và rắn đi khi trào lên mặt đất, thưởng hình thành cùng các khối núi (ví dụ: Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã...).

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Đá macma thường được dùng để rải trên nền đường sắt vì đá macma có độ cứng lớn, chịu được tải trọng lớn nên thường được dùng để rải trên nền đường sắt, trên đó đặt các thanh tà vẹt và thanh ray cho tàu chạy

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay