Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 cánh diều Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 cánh diều Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 15: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho:

  1. Băng hai cực tăng.
  2. Mực nước biển dâng.
  3. Sinh vật phong phú.
  4. Thiên tai bất thường.

Câu 2: Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là:

  1. Tiết kiệm điện, nước.
  2. Trồng nhiều cây xanh.
  3. Giảm thiểu chất thải.
  4. Khai thác tài nguyên.

Câu 3: Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu năm 2015 có bao nhiêu quốc gia đồng ý Thảo thuận Pa-ri về cắt giảm lượng phát khí cacbonic?

  1. 195.
  2. 196.
  3. 194.
  4. 197.

Câu 4: Quốc gia nào sau đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận động đất, núi lửa?

  1. Thái Lan.
  2. Việt Nam.
  3. C. Nhật Bản.
  4. Anh.

Câu 5: Biến đổi khí hậu là vấn đề của:

  1. Mỗi quốc gia.
  2. Mỗi khu vực.
  3. Mỗi châu lục.
  4. Toàn thế giới.

Câu 6: Dựa vào hiểu biết của mình, theo em, đâu là ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Động đất, sóng thần, sạt lở đất
  2. Sạt lở bờ biển, hạn hán, nước biển dâng
  3. Hiện tượng triều cường và xâm nhập mặn
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho:

  1. Băng hai cực tăng.
  2. Mực nước biển dâng.
  3. Sinh vật phong phú.
  4. Thiên tai bất thường.

Câu 8: Dựa vào hiểu biết của mình và quan sát thực tế, đâu không phải là một phương pháp phòng chống bão hiệu quả?

  1. Theo dõi liên tục tình hình và hướng di chuyển của bão
  2. Bịt kín cửa và các khe cửa
  3. Không ra ngoài khi trời mưa to, gió mạnh và sấm sét
  4. Dự trữ thức ăn thật nhiều trong tủ lạnh

Câu 9: Biện pháp nào sau đây thường không sử dụng để ứng phó trước khi xảy ra thiên tai?

  1. Gia cố nhà cửa.
  2. Bảo quản đồ đạc.
  3. Sơ tán người.
  4. Phòng dịch bệnh.

Câu 10: Ở nước ta, vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu?

  1. Đồng bằng sông Cửu Long.
  2. Đồng bằng sông Hồng.
  3. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  4. Bắc Trung Bộ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

B

C

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

D

D

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu?

  1. Sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng, gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan.
  2. Sự nóng lên toàn cầu, khí áp tăng, mực nước biến dâng.
  3. Khí áp tăng, độ ẩm tăng, gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan.
  4. Bùng nổ dân số tại các đô thị lớn

Câu 2: Biến đổi khí hậu là do tác động của:

  1. Các thiên thạch rơi xuống.
  2. Các vụ nổ hạt nhân, thử vũ khí.
  3. Các thiên tai trong tự nhiên.
  4. Các hoạt động của con người.

Câu 3: Cho biết câu nào sau đây không nói về khí hậu:

  1. Hôm qua, ở Nam Bộ có mưa rất to, gió mạnh.
  2. Mùa hạ ở khu vực Bắc Trung Bộ có gió phơn khô nóng.
  3. Tháng 6 ở Bắc bán cầu là mùa hè, trong khi Nam bán cầu là mùa đông.
  4. Loại gió chính hoạt động ở phía Bắc nước ta vào mùa Đông là gió mùa Đông Bắc.

Câu 4: Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng:

  1. Cao nguyên.
  2. Đồng bằng.
  3. Đồi.
  4. Núi.

Câu 5: Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (COP21) năm 2015 về biến đổi khí hậu diễn ra ở:

  1. Béc-lin (Đức).
  2. Luân Đôn (Anh).
  3. Pa-ri (Pháp).
  4. Roma (Italia).

Câu 6: Đâu không phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu?

  1. Có mưa nhiều vào tháng 9, 10 âm lịch ở miền trung nước ta.
  2. Sự nóng lên của Trái Đất làm cho băng tan, nước biển dâng.
  3. Thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngốt và bất thường.
  4. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng dần lên.

Câu 7: Hiện tượng nồm ẩm thường xảy ra ở miền Bắc nước ta vào thời gian cuối đông, đầu xuân chủ yếu là do nguyên nhân nào?

  1. Nhiệt độ không khí cao.
  2. Những biến động ở tầng đối lưu.
  3. Độ ẩm trong không khí cao.
  4. Nhiệt độ cao kết hợp với mưa phùn.

Câu 8: Biện pháp nào sau đây thường không sử dụng để ứng phó trước khi xảy ra thiên tai?

  1. Gia cố nhà cửa.
  2. Bảo quản đồ đạc.
  3. Sơ tán người.
  4. Phòng dịch bệnh.

Câu 9: Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là:

  1. H2O, CH4, CFC.
  2. N2O, O2, H2, CH4.
  3. CO2, N2O, O2.
  4. CO2, CH4, CFC.

Câu 10: Đâu không phải là một biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu?

  1. Trồng nhiều cây xanh
  2. Tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng
  3. Tăng cường khai thác khoáng sản
  4. Giảm thiểu các chất thải độc hại ra môi trường

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

D

A

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

C

D

D

C

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Nêu một số biện pháp phòng tránh thiên tai?

Câu 2 (4 điểm). Tại sao các nước phải cắt giảm lượng phát thải khí các – bo – nic để ứng phó với biến đổi khí hậu?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Đề phòng tránh thiên tai hiệu quả, chúng ta cần thực hiện một số yêu cầu:

- Trước khi thiên tai xảy ra cần có các biện pháp chủ động phòng ngừa (gia cố nhà cửa, bảo quản đồ đạc, sơ tán người và tài sản,...);

- Khi thiên tai xảy ra cần theo dõi để ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn cá nhân,...;

- Sau khi thiên tai xảy ra cần nhanh chóng khắc phục hậu quả (dọn dẹp, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh,…).

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước phải cắt giảm lượng phát thải khí cac-bo-nic vì:

Chính khí cac-bo-níc đã góp phần làm cho toàn cầu nóng lên và tác động mạnh đến nhiều môi trường khác, đặc biệt ô nhiễm môi trường không khí có thể mang đến nhiều bệnh tật và mang đi sinh mạng của nhiều con người

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Nêu một số ví dụ chứng minh khí hậu Trái Đất đang bị biến đổi?

Câu 2 (4 điểm). Nêu một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Khí hậu của Trái Đất đang biến đổi:

+ Khắp các châu lục trên thế giới đang phải đối mặt, chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khô hạn, nắng nóng, bão tuyết…

+ Trong những năm gần đây vùng biển Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên toàn cầu, diện tích của biển Bắc Cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang dần thu hẹp lại.

+ Theo thống kê, 10 năm đầu của thế kỷ XXI đánh dấu sự gia tăng nhiệt độ lớn với sức nóng kỷ lục của Trái đất. Nhiệt độ trung bình toàn cầu tính trên mặt đất và mặt biển đã tăng khoảng 0,74⁰C trong thế kỷ qua...

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng,

- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi bộ, xe đạp,

- Hạn chế dùng núi nilon, tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng,...

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Thành phần khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên là:

  1. Ni-tơ.
  2. O-xy.
  3. Cac-bo-nic.
  4. Ô-dôn.

Câu 2. Biến đổi khí hậu là những thay đổi của:

  1. Sinh vật.
  2. Sông ngòi.
  3. Khí hậu.
  4. Địa hình.

Câu 3. Ở nước ta, vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu?

  1. Đồng bằng sông Cửu Long.
  2. Đồng bằng sông Hồng.
  3. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  4. Bắc Trung Bộ.

Câu 4. Đâu không phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu?

  1. Sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng, gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan.
  2. Sự nóng lên toàn cầu, khí áp tăng, mực nước biến dâng.
  3. Khí áp tăng, độ ẩm tăng, gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan.
  4. Bùng nổ dân số tại các đô thị lớn
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày một số biểu hiện của biến đổi khí hậu?

Câu 2 (2 điểm): Ứng phó với biến đổi khí hậu là gì? Nêu một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

C

A

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Biểu hiện của biến đổi khí hậu:

+ Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng dần lên

+ Sự nóng lên của Trái Đất làm cho băng tan, nước biển dâng

+ Thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngốt và bất thường....

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Biện pháp

- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng,

- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi bộ, xe đạp,

- Hạn chế dùng núi nilon, tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng,...

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Biến đổi khí hậu là gì?

  1. Thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình
  2. Thay đổi của (nhiệt độ lượng mưa)
  3. Thay đổi của khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa,..) vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc dài hơn.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Câu 2. Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là:

  1. Nhiệt độ Trái Đất tăng.
  2. Số lượng sinh vật tăng.
  3. Mực nước ở sông tăng.
  4. Dân số ngày càng tăng.

Câu 3. Biến đổi khí hậu là vấn đề của:

  1. Mỗi quốc gia.
  2. Mỗi khu vực.
  3. Mỗi châu lục.
  4. Toàn thế giới.

Câu 4. Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho:

  1. Băng hai cực tăng.
  2. Mực nước biển dâng.
  3. Sinh vật phong phú.
  4. Thiên tai bất thường.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Biến đổi khí hậu là gì? Thiên tai là gì?

Câu 2 (2 điểm): Tại sao các nước phải cắt giảm lượng phát thải khí các – bo – nic để ứng phó với biến đổi khí hậu?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

D

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Thời tiết là trạng thái của khi quyền tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng nhiệt độ, độ ẩm, mưa, mây, gió,... Thời tiết luôn thay đổi.

THIÊN TAI

Những yếu tố được sử dụng để biểu hiện thời tiết: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và gió, mây,...

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước phải cắt giảm lượng phát thải khí cac-bo-nic vì: Chính khí cac-bo-níc đã góp phần làm cho toàn cầu nóng lên và tác động mạnh đến nhiều môi trường khác, đặc biệt ô nhiễm môi trường không khí có thể mang đến nhiều bệnh tật và mang đi sinh mạng của nhiều con người

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay